TÍNH NĂNG
- Tra cứu Quy hoạch Hà Nội trực tiếp trên thiết bị di động, xác định vị trí hiện trạng qua GPS.
- Công cụ trực quan giúp so sánh giữa lớp dữ liệu nền hiện trạng và lớp dữ liệu quy hoạch.
- Bản đồ nền: Google (vệ tinh, giao thông), HERE maps (vệ tinh, giao thông), OpenStreeMaps.
DỮ LIỆU
GÓI DỊCH VỤ
CẬP NHẬT

Phần I: QUY ĐỊNH CHUNG

1.1.    Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân thực hiện việc quản lý phát triển đô thị, đầu tư xây dựng, cải tạo chỉnh trang trong phân khu đô thị N3 đảm bảo theo đúng đồ án Quy hoạch phân khu đô thị N3 đã được phê duyệt.

Quy định này là cơ sở để chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý kiến trúc, quy hoạch, xây dựng của Thành phố Hà Nội và huyện Đông Anh xây dựng Quy chế quản lý kiến trúc quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng, cấp phép xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang các công trình kiến trúc, thiết kế cảnh quan trong đô thị và làm căn cứ để xác lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, thiết kế đô thị.

Trong quá trình triển khai thực hiện cần tuân thủ cơ bản các quy định quản lý cụ thể, một số quy định không có tính bắt buộc có thể được hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế trên nguyên tắc không làm thay đổi các định hướng lớn của quy hoạch phân khu; mọi thay đổi khác đáp ứng nhu cầu phát triển cần được cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

1.2.    Mục tiêu quy hoạch

Cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050, đáp ứng thời gian, yêu cầu quản lý nhà nước.

1.3.          Ranh giới, tính chất, dân số, đất đai, chỉ tiêu K.tế K.thuật, phân khu và ô QH.

1.3.1.    Ranh giới:

- Khu vực nghiên cứu phân khu đô thị N3 nằm phía Tây Bắc đô thị trung tâm, thuộc địa giới hành chính thị trấn Quang Minh xã Tiền Phong – huyÖn Mª Linh vµ x· Nam Hång - huyÖn §«ng Anh – thµnh phè Hµ Néi..

- Giới hạn cụ thể như sau:

+ PhÝa B¾c ®Õn hµnh lang xanh s«ng Cµ Lå.

+ PhÝa T©y ®Õn hµnh lang xanh ®Çm TiÒn Phong.

+ PhÝa §«ng ®Õn hµnh lang xanh ®Çm V©n Tr× - s«ng Cµ Lå.

+ Phía Nam đến hành lang xanh sông Thiếp – Đầm Vân Trì.

1.3.2.    Tính chất:

- Là một phần đô thị trung tâm, trong chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng.

- Là đô thị cửa ngõ phía Bắc thành phố Hà Nôi, khu dịch vụ Logistic và là khu vực đô thị phát triển mới của thành phố trung tâm kết hợp cải tạo chỉnh trang khu vực hiện có.

- Khu làng xóm đô thị hóa, khu đô thị mới chất lượng cao.

- Là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt với hệ thống công trình đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia và thành phố.

1.3.3.    Dân số

- Dự báo đến năm 2030 và đạt ngưỡng tối đa:                                            85.000 người.

Dân số nêu trên dự báo theo định hướng tại đồ án QHCHN2030, quy mô dân số chính xác phụ thuộc tốc độ phát triển kinh tế xã hội của huyện Đông Anh, huyện Mê Linh và khu vực.

1.3.4.    Quy mô diện tích:

- Quy mô diện tích phân khu đô thị tính toán là 811,00 ha.

 

1.3.5.    Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản:

BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CƠ BẢN

TT

HẠNG MỤC

PHÂN KHU N3

A

DÂN SỐ (người)

85000

B

ĐẤT ĐAI

Diện tích

Chỉ tiêu

Tỷ lệ

XD

TẦNG

CAO

Ha

m2/người

%

%

%

tầng

tầng

 

 

 

min

max

min

max

 

TỔNG DIỆN TÍCH

881,00

103,65

100,00

17,18

29,92

1,00

25,00

1

DÂN DỤNG

731,42

86,05

83,02

14,73

25,47

1,00

25,00

1.1

CCTP

5,47

0,64

0,62

20,00

40,00

2,00

9,00

1.2

CXTP

0,00

0,00

0,00

 

 

 

 

1.3

GTTP

129,17

15,20

14,66

 

 

 

 

1.4

KHU Ở

596,78

70,21

67,74

17,87

30,84

1,00

25,00

1.4.1

CCKO

44,34

5,22

5,03

18,64

37,28

2,00

25,00

1.4.2

THPH

7,68

0,90

0,87

14,00

35,00

1,00

4,00

1.4.3

CXKO

32,62

3,84

3,70

0,00

5,00

 

1,00

1.4.4

GTKO

90,65

10,66

10,29

 

 

 

 

1.4.5

ĐVO

421,49

49,59

47,84

23,1

38,7

1,00

25,00

1.4.5.1

CCĐVO

15,73

1,85

1,79

20,0

40,0

2,00

5,00

1.4.5.2

CXĐVO

26,12

3,07

2,96

 

5,0

 

1,00

1.4.5.3

TH.THCS

22,44

2,64

2,55

14,0

35,0

1,00

4,00

1.4.5.4

MN

8,70

1,02

0,99

20,0

40,0

1,00

2,00

1.4.5.5

NHÓM Ở

297,64

35,02

33,78

30,0

48,5

2,00

25,00

a

NO MỚI

186,57

 

21,18

30,0

45,8

3,00

25,00

b

NO CT

111,07

 

12,61

30,0

53,0

2,00

5,00

1.4.5.6

GTĐVO

50,86

5,98

5,77

 

 

 

 

a

ĐƯỜNG ĐVO

34,00

4,00

3,86

 

 

 

 

b

P

16,86

1,98

1,91

0,0

0,0

 

 

2

DD KHÁC

117,88

 

13,38

34,97

61,59

2,00

25,00

2.1

HH

105,05

 

11,92

37,42

62,74

2,00

25,00

2.2

CQ

9,57

 

1,09

20,00

70,00

2,00

25,00

2.3

TG

3,26

 

0,37

 

 

 

 

3

NGOÀI DD

31,70

 

3,60

7,52

15,04

 

 

3.1

HTKT. ĐM

2,80

 

0,32

 

 

 

 

3.2

GT ĐN

23,84

 

2,71

10,00

20,00

1,00

3,00

3.3

CLVS

5,06

 

0,57

 

 

 

 

 

1.3.6.    Các khu chức năng và ô quy hoạch:

- Phân khu đô thị N3 được chia thành các khu, với các ô quy hoạch (bao gồm các lô đất chức năng đô thị và các đơn vị ở hoặc nhóm ở độc lập) và đường giao thông để kiểm soát phát triển. Ranh giới, các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc được xác định theo hồ sơ quy hoạch phân khu đô thị này được duyệt.

- Trong ô quy hoạch gồm các lô đất chức năng đô thị; Vị trí và ranh giới các lô đất trên bản vẽ được xác định sơ bộ làm cơ sở nghiên cứu quy hoạch chi tiết. Ranh giới, quy mô và các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc của các lô đất xây dựng sẽ được xác định cụ thể ở bước sau khi lập quy hoạch tỷ lệ lớn hơn (trên cơ sở quỹ đất cụ thể tại khu vực), đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các chỉ tiêu cơ bản đối với ô quy hoạch đã được xác định tại đồ án Quy hoạch phân khu này.

- Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của từng ô quy hoạch được xác lập tại bản vẽ là các chỉ tiêu của đơn vị ở nhằm kiểm soát phát triển chung. Trong quá trình triển khai lập quy hoạch hoặc dự án ở giai đoạn sau, có thể được xem xét điều chỉnh , áp dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định.

- Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt và đã hoặc đang triển khai đầu tư xây dựng, thì tiếp tục triển khai thực hiện theo các nội dung đã được phê duyệt.

- Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư đã được cấp thẩm quyền phê duyệt mà chưa thực hiện đầu tư xây dựng hoặc đang triển khai các thủ tục lập dự án đầu tư, cần được kiểm tra, rà soát, đối chiếu với quy họach phân khu này được phê duyệt; trường hợp có sự thay về về chức năng sử dụng đất và các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc thì cần báo cáo cấp thẩm quyền xem xét quyết định. Các nội dung đề xuất điều chỉnh quy hoạch hoặc dự án đầu tư (nếu có) phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với các chỉ tiêu khung của ô quy hoạch đã được xác định tại đồ án quy hoạch phân khu này được duyệt; tuân thủ quy định tại Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn thiết kế liên quan.

- Đối với đất nhóm nhà ở xây dựng mới được nghiên cứu xây dựng đồng bộ hiện đại đảm bảo các yêu cầu về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật theo hướng chất lượng cao; tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối hài hòa với khu vực ở hiện có, ưu tiên, chọn lọc khai thác các hình thức kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng. Nhà ở được phát triển theo hướng đa dạng với nhiều loại hình nhà ở (chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn…) phù hợp với đặc trưng phát triển đô thị tại từng khu vực. Đối với phần đất ở xây dựng mới, trong quá trình triển khai giai đoạn sau cần nghiên cứu, ưu tiên bố trí quỹ đất để giải quyết nhà ở cho địa phương và thành phố theo thứ tự ưu tiên sau: quỹ đất tái định cư, giãn dân, di dân giải phóng mặt bằng trong khu vực và đô thị; nhà ở xã hội; nhà ở thương mại. Các khu vực giáp ranh với đất làng xóm hiện có, ưu tiên bố trí các công trình hạ tầng xã hội; hạ tầng kỹ thuật (trường mầm non, vườn hoa, sân chơi, bãi đỗ xe, điểm tập kết rác…) và các dự án phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, làm không gian chuyển tiếp giữa khu dân cư mới và cũ, đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững của khu vực nông thôn trong quá trình đô thị hóa.

- Đối với đất công nghiệp kho tàng hiện có không phù hợp với quy hoạch phân khu này, từng bước di dời đến khu vực tập trung theo chủ trương di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu vực đô thị . Quỹ đất sau khi di dời được thực hiện theo các chức năng quy hoạch được duyệt.

- Đối với đất an ninh quốc phòng sẽ được thực hiện theo dự án riêng do cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Đối với đất công trình di tích lịch sử văn hóa ( đình, đền, chùa…), di tích lịch sử kháng chiến (khu vực địa đạo Nam hồng – đã được nhà nước xếp hạng năm 1996), danh lam thắng cảnh đã hoặc chưa được xếp hạng, quy mô diện tích và hành lang bảo vệ sẽ được xác định chính xác ở tỉ lệ 1/500 trên cơ sở quyết định hoặc ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Việc lập dự án, cải tạo, xây dựng phải tuân thủ theo luật định và được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với các nghĩa trang, nghĩa địa và mộ hiện có không phù hợp quy hoạch, được di dời quy tập mộ đến khu vực nghĩa trang tập chung của thành phố:

+ Trong giai đoạn trước mắt, khi Thành phố chưa có quỹ đất để quy tập mộ. Các ngôi mộ hiện có được tập kết tạm vào nghĩa trang tập trung hiện có (mà vị trí các nghĩa trang này trong quy hoạch được xác định là đất cây xanh TDTT). Các nghĩa trang tập kết tạm này phải được tổ chức lại thành khu khang trang, sạch sẽ, tiết kiệm đất và phải có hành lang cây xanh cách ly, hệ thống xử lý kỹ thuật đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường (tuyệt đối không được hung táng mới).

+ Về lâu dài, khi Thành phố có quĩ đất dành cho các khu nghĩa trang tập trung của Thành phố, khu vực tập kết tạm các ngôi mộ trong các lô đất nêu trên sẽ di chuyển phù hợp với quy hoạch nghĩa trang của thành phố và phần đất này được sử dụng làm đất cây xanh, thể dục thể thao theo quy hoạch.

- Đối với các tuyến đường quy hoạch (từ đường khu vực trở xuống) đi qua khu dân cư hiện có hiện có, sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn, phù hợp với điều kiện hiện trạng.

- Trong ranh giới nghiên cứu hiện có các tuyến cống, mương phục vụ tưới tiêu thoát nước phục vụ chung cho khu vực Bắc sông Hồng... khi lập dự án đầu tư xây dựng cần đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thống tưới tiêu thoát này.

- Hành lang bảo vệ hoặc cách ly các công trình di tích, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, đê điều được xác định cụ thể tại quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn, tuân thủ tiêu chuẩn quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Các số liệu, hồ sơ về: hiện trạng quy mô dân số; quy mô diện tích và chức năng sử dụng đất; các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư, quy hoạch mặt bằng... được thu thập năm 2011 bổ sung năm 2012 (do chính quyền địa phương, Sở QHKT TP Hà Nội và các cơ quan đơn vị có liên cung cấp), và bổ sung vào bản vẽ này bằng biện pháp đo vẽ thủ công nên độ chính xác có hạn chế, cụ thể sẽ được xác định trong quá trình lập quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn.

1.4.        Quy định chung về hạ tầng xã hội và đô thị

1.4.1.  Công trình công cộng thành phố

- Đất công trình công cộng cấp thành phố, khu ở bao gồm các chức năng chính: Thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa, hành chính quản lý đô thị và công trinh công cộng hỗn hợp khác.

- Đất công trình công cộng cấp thành phố và khu ở, gồm:

+ Khu vực Đông đường Bắc Thăng Long – Nội Bài: Trung tâm công cộng thành phố nằm trên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, gồm tổ hợp trung tâm đa chức năng (trung tâm Mê Linh plaza), nằm ở cửa ngõ phía Bắc của khu quy hoạch, là điểm nhấn chính trên đường Bắc Thăng Long Nội Bài.

+ Khu vực Đông đường Bắc Thăng Long - Nội Bài: Đất công cộng cấp khu vực: được bố trí dọc trục đường từ đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, khu vực phía Bắc và phía Nam ga Nam Hồng và hai bên trục đường 100m đoạn nối từ đường Bắc Thăng Long – Nội Bài vào trung tâm hành chính chính trị huyện Mê Linh gồm tổ hợp hỗn hợp trung tâm đa chức năng: thương mại tài chính Logicstic..

- Các công trình công cộng cấp thành phố cần tổ chức thành các trung tâm, trên cơ sở nhóm chức năng (thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa, quản lý hành chính) và kết hợp bố trí các chức năng văn phòng, nhà ở cho thuê phục vụ lưu trú thời gian ngắn…nhằm tiết kiệm đất và khai thác hiệu quả quỹ đất. Trong đất công cộng thành phố không xây dựng nhà ở ổn định lâu dài và công trình ngoài dân dụng.

- Đất công cộng khu ở bao gồm các trung tâm thương mại, văn hóa, y tế, công trình hỗn hợp (thương mại, văn phòng và nhà ở…) phục vụ cho người dân trong khu ở và khu vực lân cận (thuộc các khu dân cư nằm trong vành đai xanh, nêm xanh liên kề).

- Vị trí đất công trình công cộng xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình công cộng này có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam

- Quy mô,chức năng và các chỉ tiêu sử dụng đất công cộng cấp thành phố và khu ở cụ thể sẽ được xác định trong giai đoạn sau tuân thủ tiêu chuẩn, QCXDVN.

- Cấm phát triển:

+ Công trình vi phạm các hành lang an toàn, bảo vệ công trình an ninh quốc phòng, di tích, hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, môi trường….  

+ Các chức năng ngoài chức năng đất công cộng (trừ nhà ở không thường xuyên, cho thuê nhằm phục vụ trực tiếp trong khu vực) .

+ Quy mô công trình quá nhỏ dưới tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng hiện hành

+ Chỉ tiêu sử dụng công trình dưới hoặc vượt quá tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng hiện hành.

- Hạn chế phát triển:

+ Công trình được phép khai thác sử dụng trong phạm vi quản lý có điều kiện của các hành lang an toàn, bảo vệ công trình an ninh quốc phòng, di tích, hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, môi trường….  

+ Các chức năng: Ngoài đất công cộng.

+ Quy mô và chỉ tiêu sử dụng đất công trình ở mức thấp so với quy định tại tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng hiện hành.

- Khuyến khích phát triển:

- Công trình tôn trọng, tôn tạo các hành lang an toàn, bảo vệ công trình an ninh quốc phòng, di tích, hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, môi trường….  

- Các chức năng sử dụng công cộng với phù hợp đa dạng đối tượng.

- Quy mô công trình hợp khối, đa chức năng.

- Chỉ tiêu sử dụng công trình áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến, hiện đại (của nước ngoài), thân thiện với môi trường, tiết kiệm nhiên liệu.

a) Y tế

- Trong đất công cộng khu ở bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình y tế nhằm phục vụ dân cư trong khu vực.

- Đất xây dựng công trình y tế bao gồm: phòng khám đa khoa, trung tâm y tế, nhà hộ sinh, trạm vệ sinh phòng dịch, nhà thuốc….

- Các cơ sở y tế hiện có, phù hợp với quy hoạch được cải tạo, chỉnh trang. Xây dựng mới các phòng khám đa khoa, trung tâm y tế, nhà hộ sinh, trạm vệ sinh phòng dịch, nhà thuốc đáp ứng nhu cầu của người dân.

- Cấm phát triển:

+ Các công trình ngoài chức năng y tế.

+ Các công trình y tế gây ô nhiễm môi trường.

+ Các công trình sản xuất thuốc y tế.

- Hạn chế phát triển:

+ Các cơ sở chế biến, điều chế thuốc y tế.

- Khuyến khích:

+ Hình thành trung tâm y tế tập trung, chất lượng cao.

b) Văn hóa

- Trong đất công cộng khu ở bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình văn hóa phục vụ dân cư khu vực.

- Đất xây dựng các công trình văn hóa bao gồm: nhà văn hóa, nhà hát, nhà hòa, rạp xiếc, rạp chiếu phim, triển lãm, thư viện, câu lạc bộ…

- Vị trí đất công trình văn hóa xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình văn hóa có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Quy mô,chức năng và các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình văn hóa sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Cấm phát triển:

+ Các công trình ngoài chức năng công cộng.

- Hạn chế phát triển:

+ Các công trình văn hóa có chức năng biệt lập

- Khuyến khích:

+ Hình thành trung tâm văn hóa đa năng, chất lượng cao gắn với phát triển hệ thống quảng trường.

+ Đầu tư xây dựng các công trình văn hóa theo cấp thành phố, khu vực, đảm bảo phục vụ đúng đối tượng theo nhu cầu sử dụng định kỳ, không thường xuyên và thường xuyên

c) Thương mại, dịch vụ

- Trong đất công cộng khu ở bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ phục vụ dân cư đô thị và khu vực.

- Đất xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ bao gồm các công trình liên quan đến hoạt động thương mại, dịch vụ như: trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, chợ, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ,tài chính, ngân hàng …

- Các công trình phục vụ dịch vụ đô thị khác như: trạm sửa chữa ô tô, trạm xăng dầu, trạm cung cấp ga, khí ... được bố trí trong đất trạm trung chuyển phương tiện giao thông, bãi đỗ xe, đất công cộng thành phố, khu ở, nằm kề cận với tuyến đường khu vực trở lên thuận tiện cho phục vụ và hoạt động phòng chống cháy nổ, đảm bảo khoảng cách an toàn theo đối với các công trình khác theo tiêu chuẩn, QCXDVN.

- Vị trí đất công trình thương mại, dịch vụ xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình thương mại, dịch vụ có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Quy mô,chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình thương mại, dịch vụ sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Cấm phát triển:

+ Các công trình ngoài chức năng công cộng; gây ô nhiễm môi trường.

- Hạn chế phát triển:

+ loại hình dịch vụ nhà nghỉ, căn hộ cho thuê

- Khuyến khích:

+ Hình thành các trung tâm thương mại tổng hợp, trung tâm dịch vụ tổng hợp, trung tâm dịch vụ du lịch, trung tâm giao dịch, chất lượng cao, phù hợp với cảnh quan, môi trường gắn với phát triển hệ thống quảng trường.

+ Phát triển các công trình thương mại. dịch vụ theo cấp thành phố, khu vực để đảm bảo phục vụ đúng đối tượng theo nhu cầu sử dụng định kỳ, không thường xuyên và thường xuyên.

d) Các công trình trụ sở hành chính phục vụ quản lý đô thị, văn phòng hoạt động kinh tế, xã hội…

- Trong đất công cộng khu ở bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình trụ sở hành chính phục vụ quản lý đô thị, văn phòng hoạt động kinh tế, xã hội, công cộng hỗn hợp …

- Trụ sở cơ quan hành chính xã Nam Hồng và các cơ sở quản lý hành chính trực thuộc hiện có, phù hợp với quy hoạch được cải tạo, chỉnh trang, mở rộng đảm bảo đủ quy mô. Khu vực này được xây dựng cần được nghiên cứu xây dựng tập trung, hợp khối đảm bảo tiết kiệm đất.

- Văn phòng hoạt động kinh tế, xã hội phục vụ khu vực được xác định trên cơ sở quy mô quỹ đất còn lại sau khi bố trí đủ quỹ đất để xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa phục vụ cho khu vực. Vị trí, quy mô cụ thể các dự án văn phòng hoạt động kinh tế, xã hội do cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

- Vị trí đất xây dựng trụ sở hành chính phục vụ quản lý đô thị, văn phòng hoạt động kinh tế, xã hội, công cộng hỗn hợp … xác định trên hồ sơ QHPKĐT N3 làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí và quy mô các công trình trụ sở hành chính phục vụ quản lý đô thị, văn phòng hoạt động kinh tế, xã hội, công cộng hỗn hợp…này có thể điều chỉnh trên cơ sở phù hợp với cơ cấu quy hoạch chung khu vực, thực tế, tiết kiệm đất và tuân thủ tiêu chuẩn, QCXDVN.

- Cấm phát triển:

+ Các công trình ngoài chức năng dân dụng.

+ Nhà ở.

+ Trường học, nhà trẻ

+ Trong Trụ sở cơ quan hành chính huyện Mê Linh và cơ sở quản lý hành chính trực thuộc Huyện, cấm phát triển các công trình ngoài chức năng hành chính này.

- Hạn chế phát triển:

+ Các chức năng ngoài đất công cộng.

+ Văn phòng hoạt động kinh tế, xã hội riêng biệt

- Khuyến khích:

+ Hình thành các khu vực tập trung theo nhóm chức năng sử dụng (hành chính, văn phòng…) chất lượng cao, phù hợp với cảnh quan môi trường gắn với phát triển hệ thống quảng trường.

1.4.2.    Cây xanh, TDTT thành phố, khu ở:

- Đất cây xanh, TDTT bao gồm: công viên; vườn hoa, cây xanh, mặt nước; quảng trường, đường dạo; khu vui chơi giải trí; công trình, sân bãi tập luyện TDTT; công trình thương mại, dịch vụ (quy mô nhỏ)…

- Đất cây xanh, TDTT thành phố, khu ở được bố trí theo dải, tuyến tạo mối liên kết với hành lang xanh, mặt nước đầm Vân Trì, đầm Tiền Phong, sông Thiếp, sông Cà Lồ bao bọc toàn bộ xung quanh PKĐT N3 với cây xanh, TDTT tập trung tại hạt nhân khu ở. Đất cây xanh, TDTT khu ở chủ yếu là cây xanh, vườn hoa, đường dạo và bố trí các hoạt động vui chơi giải trí cho các lứa tuổi.

+ Các khu vực công viên, cây xanh, vườn hoa được nghiên cứu, khai thác triệt để không gian mặt nước hiện có, tạo lập các trục cảnh quan kết hợp với không gian đi bộ gắn kết với công viên khoa hoạc công nghệ. Tại đây bố trí các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ cho nhiều lứa tuổi.

+ Các công trình thể dục thể thao và sân thể thao cơ bản được bố trí trong khu vực công viên cây xanh với tỷ lệ thích hợp đảm bảo phục vụ nhu cầu nâng cao sức khỏe thể chất cho người dân.

- Hệ thống cây xanh thành phố, khu ở được kết nối với nhau bằng hệ thống cây xanh đường phố, các trục không gian đi bộ gắn với cây xanh, vườn hoa đơn vị ở, nhóm ở và các công trình xây dựng.

- Vị trí đất công trình TDTT, hồ điều hòa, mặt nước xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình TDTT này có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam

- Quy mô,chức năng và các chỉ tiêu sử dụng đất các thành phần đất cây xanh, TDTT cấp thành phố, khu ở cụ thể sẽ được xác định trong giai đoạn sau tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Cấm phát triển:

+ Các công trình ngoài đất dân dụng (ngoại trừ các công trình HTKT đầu mối).

+ Nhà ở; trường học, nhà trẻ

+ Công trình công cộng có quy mô lớn, trung bình;

+ Trụ sở hành chính phục vụ quản lý đô thị, văn phòng hoạt động kinh tế, xã hội,

- Hạn chế phát triển:

+ Bãi đỗ xe nổi.

- Khuyến khích:

+ Tổ chức không gian cây xanh, vườn hoa, đường dạo gắn với hệ thống mặt nước hồ điều hòa.

+ Hình thành các trung tâm TDTT, sân bãi tập luyện TDTT phục vụ cho mọi lứa tuổi, tập trung nhằm tiết kiệm đất, chất lượng cao, phù hợp với cảnh quan, môi trường.

+ Tổ chức các khu vui chơi giải trí phục vụ mọi lứa tuổi.

+ Phát triển bãi đỗ xe ngầm, trên đó khai thác thành các không gian xanh.

1.4.3.    Đất trường trung học phổ thông

- Đất trường trung học phổ thông bao gồm: trường trung học phổ thông, trường dạy nghề, hướng nghiệp

- Trường trung học phổ thông bố trí tại hạt nhân của khu quy hoạch với quy mô được xác lập là đảm bảo đủ phục vụ cho học sinh trong khu ở và khu vực lân cận.

- Vị trí đất trường trung học phổ thông xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau.

- Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất trường trung học phổ thông, trường dạy nghề, hướng nghiệp sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Cấm phát triển:

+ Các công trình ngoài chức năng trường trung học phổ thông, trường dạy nghề, hướng nghiệp.

+ Nhà ở

+ Các công trình công cộng

- Khuyến khích:

+ Xây dựng các trường hiện đại, chất lượng cao gắn với không gian cây xanh, phù hợp với cảnh quan.

1.4.4.    Các đơn vị ở

Các đơn vị ở với quy mô dân số từ 4.000-15.000 và một số nhóm nhà ở độc lập. Đất đơn vị ở, bao gồm: đất công cộng đơn vị ở, cây xanh, trường tiểu học, trung học cơ sở, mầm non, các nhóm nhà ở và giao thông. Hạt nhân đơn vị ở là vườn hoa, cây xanh, công trình công cộng đơn vị ở và trường học.

a) Công trình công cộng

Đất công cộng đơn vị ở là đất xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa, quản lý hành chính phục vụ nhu cầu thường xuyên cho dân cư trong đơn vị ở, bao gồm: Chợ, siêu thị, cửa hàng; trạm y tế; nhà văn hóa, phòng truyền thống, thư viện, bưu điện; trụ sở quản lý hành chính đơn vị ở (tương đương cấp phường)...

- Vị trí đất công cộng đơn vị ở xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình công cộng đơn vị ở có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Quy mô,chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình công cộng đơn vị ở sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

- Cấm phát triển:

+ Xây dựng các công trình ngoài chức năng phục vụ nhu cầu thường xuyên cho dân cư trong đơn vị ở.

+ Nhà ở

- Hạn chế phát triển:

+ Xây dựng công trình công cộng không phục vụ trực tiếp cho dân cư trong đơn vị ở.

- Khuyến khích:

+ Hình thành trung tâm đơn vị ở tập trung nhằm tiết kiệm đất, chất lượng cao, phù hợp với cảnh quan, môi trường gắn với phát triển hệ thống quảng trường.

b) Cây xanh, vườn dạo, sân luyện tập

Đất cây xanh đơn vị ở nhằm giải quyết các nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng và thể dục thể thao cho người dân trong đơn vị ở, bao gồm: Các vườn hoa, sân bãi TDTT (như: sân thể thao cơ bản, bể bơi (nếu có), nhà tập đơn giản…) và các khu vui chơi giải trí phục vụ các lứa tuổi...

- Vị trí đất cây xanh đơn vị ở xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình TDTT, vui chơi giải trí có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Quy mô,chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình TDTT, vui chơi giải trí sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

- Khuyến khích:

+ Nghiên cứu hình thành cây xanh, TDTT đơn vị ở gắn với cây xanh, TDTT khu ở nhằm tiết kiệm đất, chất lượng cao, phù hợp với cảnh quan, môi trường gắn với phát triển hệ thống quảng trường.

+ Tổ chức không gian cây xanh, vườn hoa, đường dạo gắn với hệ thống mặt nước hồ điều hòa.

+ Tổ chức các khu vui chơi giải trí phục vụ mọi lứa tuổi.

+ Phát triển bãi đỗ xe ngầm, trên đó khai thác thành các không gian xanh.

- Hạn chế: Phát triển bãi đỗ xe nổi.

- Cấm phát triển: các công trình ngoài chức năng cây xanh, TDTT, vui chơi giải trí; gây ô nhiễm môi trường.

c) Trường trung học cơ sở, tiểu học

- Trường tiểu học, trung học cơ sở được bố trí tại trung tâm đơn vị ở đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ trong đơn vị ở. Xây dựng mới kết hợp cải tạo chinh trang nâng cấp các trường tiểu học, trung học cơ sở hiện có.

- Vị trí đất trường tiểu học, trung học cơ sở xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất trường tiểu học, trung học cơ sở sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Cấm phát triển:

+ Xây dựng công trình ngoài chức năng trường tiểu học, trung học cơ sở.

+ Nhà ở

+ Các công trình công cộng

- Khuyến khích:

+ Xây dựng các trường hiện đại, chất lượng cao gắn với không gian cây xanh, phù hợp với cảnh quan. môi trường.

d) Trường mầm non

- Trường mầm non bố trí tại trung tâm nhóm nhà ở đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ trong nhóm nhà ở. Xây dựng trường mầm non mới kết hợp cải tạo chinh trang nâng cấp các trường mầm non hiện có.

- Đất các trường mầm non được bố trí trong đất nhóm nhà ở. Vị trí, quy mô, các chỉ tiêu sử dụng đất trường mầm non sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Cấm phát triển:

+ Công trình ngoài chức năng trường mầm non.

+ Nhà ở

+ Các công trình công cộng

- Khuyến khích:

+ Xây dựng các trường hiện đại, chất lượng cao gắn với không gian cây xanh. phù hợp với cảnh quan. môi trường.

e) Đất nhóm nhà ở:

Đất nhóm nhà ở bao gồm đất ở, cây xanh, dịch vụ công cộng nhóm nhà ở, trường mầm non, vườn hoa, đư­ờng nội bộ, sân chơi luyện tập TDTT, bãi đỗ xe… Trong đất ở bao gồm nhà ở chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn.

Vị trí đất nhóm nhà ở xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất nhóm nhà ở sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

Đất nhóm nhà ở phân loại thành đất nhóm nhà ở xây dựng mới; nhóm nhà ở hiện có cải tạo xây dựng lại và nhóm nhà ở hiện có cải tạo chỉnh trang để kiểm soát phát triển, cụ thể như sau:

* Đất nhóm nhà ở xây dựng mới: được nghiên cứu xây dựng đồng bộ hiện đại về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối hài hòa với khu vực ở hiện có, khai thác các hình thức kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng. Nhà ở được phát triển đa dạng với các loại hình nhà ở chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn…đảm bảo hài hòa với không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh. Đất nhóm nhà ở xây dựng mới được kiểm soát như sau:

được nghiên cứu xây dựng đồng bộ hiện đại đảm bảo các yêu cầu về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật theo hướng chất lượng cao; tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối hài hòa với khu vực ở hiện có; ưu tiên, chọn lọc khai thác các hình thức kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng. Nhà ở được phát triển theo hướng đa dạng với nhiều loại hình nhà ở (chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn…) phù hợp với đặc trưng phát triển đô thị tại từng khu vực. Đối với phần đất ở xây dựng mới, trong quá trình triển khai giai đoạn sau cần nghiên cứu, ưu tiên bố trí quỹ đất để giải quyết nhà ở cho địa phương và thành phố theo thứ tự ưu tiên sau: quỹ đất tái định cư, giãn dân, di dân giải phóng mặt bằng trong khu vực và đô thị; nhà ở xã hội; nhà ở thương mại. Các khu vực giáp ranh với đất làng xóm hiện có, ưu tiên bố trí các công trình hạ tầng xã hội; hạ tầng kỹ thuật (trường mầm non, vườn hoa, sân chơi, bãi đỗ xe, điểm tập kết rác…) và các dự án phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, làm không gian chuyển tiếp giữa khu dân cư mới và cũ, đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững của khu vực nông thôn trong quá trình đô thị hóa. Đất nhóm nhà ở xây dựng mới được kiểm soát như sau:

- Cấm phát triển:

+ Các công trình ngoài chức năng đất đơn vị ở.

+ Các công trình gây ô nhiễm môi trường.

- Hạn chế phát triển:

+ Văn phòng

+ Khai thác kết hợp các chức năng sử dụng (như nhà ở kết hợp với trường mầm non hoặc kết hợp với văn phòng…).

- Khuyến khích:

+ Phát triển đầy đủ trường mầm non, vườn hoa, sân chơi luyện tập TDTT phục vụ chung cho nhóm nhà.

+ Phát triển nhà ở nhằm tạo dựng các tuyến phố hiện đại đồng bộ.

+ Phát triển nhà ở chung cư, với kiến trúc công trình nhà ở được kiểm soát theo từng lô đất đảm bảo thống nhất về: hình thức kiến trúc, chiều cao công trình, độ cao tầng nhà, khoảng lùi, độ vươn ban công mái vảy, biển hiệu quảng cáo…

+ Tạo lập các trục đi bộ kết nối thuận tiện từ các lô nhà ở đến với các khu vực và phương tiện giao thông công cộng.

+ Phát triển đồng bộ hệ thống giao thông nội bộ, bãi đỗ xe phục vụ chung cho khu vực theo hướng hạ ngầm nhằm tiết kiệm đất.

+ Tạo lập các tiện ích đô thị hiện đại phục vụ cho người dân.

+ Phát triển đa dạng loại hình nhà ở, trong đó dành quỹ đất nhà ở hợp lý để giải quyết các nhu cầu theo thứ tự ưu tiên: phục vụ di dân giải phóng mặt bằng, tái định cư; giãn dân trong khu vực vành đai xanh, nêm xanh, nội đô lịch sử.

+ Nhà ở chia lô.

* Đất nhóm nhà ở hiện có cải tạo xây dựng chỉnh trang: chủ yếu thuộc khu vực làng xóm hiện có. Theo đó đất nhóm nhà ở hiện có được cải tạo chỉnh trang hoặc xây dựng lại, được bổ sung đủ hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật, kiểm soát không gian kiến trúc cảnh quan theo hướng mật độ xây dựng thấp, thấp tầng, đi đôi với bảo tồn, khai thác các kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng (hạn chế san lấp ao hồ). Nhà ở được phát triển đa dạng với các loại hình nhà ở chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn…đảm bảo hài hòa với không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh, tuân thủ các quy định hiện hành. Đối với các khu vực nhà ở hiện có nằm kề cận các tuyến đường giao thông từ đường phân khu vực trở lên hoặc các trục không gian kiến trúc cảnh quan chủ đạo của phân khu đô thị, cần được kiểm soát xây dựng đồng bộ hiện đại về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa với khu vực ở hiện có. Đất nhóm nhà ở hiện có cải tạo xây dựng chỉnh trang được kiểm soát như sau:

- Cấm phát triển:

+ Các công trình ngoài chức năng đất đơn vị ở.

+ Các công trình gây ô nhiễm môi trường.

- Hạn chế:

+ Khai thác kết hợp các chức năng sử dụng (như nhà ở kết hợp với trường mầm non hoặc kết hợp với văn phòng…).

+ San lấp ao hồ hiện có

+ Phát triển nhà chung cư.

- Khuyến khích:

+ Cải tạo, phát triển đầy đủ trường mầm non, vườn hoa, sân chơi luyện tập TDTT phục vụ chung cho nhóm nhà ở.

+ Phát triển nhà ở thấp tầng, mật độ thấp với kiến trúc công trình nhà ở được kiểm soát theo từng lô đất đảm bảo thống nhất về: hình thức kiến trúc, chiều cao công trình, độ cao tầng nhà, khoảng lùi, độ vươn ban công mái vảy, biển hiệu quảng cáo…

+ Tạo lập các trục đi bộ kết nối thuận tiện từ các lô nhà ở đến với các khu vực và phương tiện giao thông công cộng.

+ Phát triển đồng bộ hệ thống giao thông nội bộ, bãi đỗ xe phục vụ chung cho khu vực theo hướng hạ ngầm nhằm tiết kiệm đất.

+ Tạo lập các tiện ích đô thị hiện đại phục vụ cho người dân.

+ Di dời các cơ sở không thuộc chức năng nhóm nhà ở đến khu vực có chức năng phù hợp.

+ Bảo tồn tôn tạo các di sản kiến trúc cảnh quan, làng nghề.

+ Gìn giữ các không gian văn hóa.

+ Phát triển các không gian cây xanh gắn với mặt nước hiện có.

1.4.5.    Đất hỗn hợp

- Đất hỗn hợp bao gồm nhiều chức năng, cơ quan, trụ sở, văn phòng, thương mại, dịch vụ… trong đất hỗn hợp có thể bố trí căn hộ để ở (song phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật về an toàn, sức khỏe của người dân sống trong khu vực đó, đồng thời không ảnh hưởng tới hoạt động công cộng văn phòng, thương mại, dịch vụ chung khu vực); quy mô nhà ở trong đất công trình hỗn hợp chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng diện tích sàn của công trình công cộng (quy mô cụ thể tùy thuộc vị trí của dự án do cấp có thẩm quyền xem xét quyết định). Quy mô dân số trong đất hỗn hợp được cân đối theo ô quy hoạch và được xác định cụ thể ở giai đoạn sau.

- Vị trí đất hỗn hợp được xác định tại bản vẽ. Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất hỗn hợp sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

- Cấm phát triển:

+ Công trình vi phạm các hành lang an toàn, bảo vệ công trình an ninh quốc phòng, di tích, hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, môi trường….  

+ Quy mô công trình quá nhỏ dưới tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng hiện hành

+ Chỉ tiêu sử dụng công trình dưới hoặc vượt quá tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng hiện hành.

- Hạn chế phát triển:

+ Công trình được phép khai thác sử dụng trong phạm vi quản lý có điều kiện của các hành lang an toàn, bảo vệ công trình an ninh quốc phòng, di tích, hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, môi trường….  

+ Quy mô và chỉ tiêu sử dụng đất công trình ở mức thấp so với quy định tại tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng hiện hành.

- Khuyến khích phát triển:

+ Công trình tôn trọng, tôn tạo các hành lang an toàn, bảo vệ công trình an ninh quốc phòng, di tích, hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, môi trường….  

+ Các chức năng sử dụng công cộng với phù hợp đa dạng đối tượng.

+ Quy mô công trình hợp khối, đa chức năng.

+ Đảm bảo chỗ đỗ xe cho bản thân công trình.

+ Chỉ tiêu sử dụng công trình áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến, hiện đại (của nước ngoài), thân thiện với môi trường, tiết kiệm nhiên liệu.

1.4.6.    Cơ quan, trường đào tạo (sau phổ thông)

- Đất cơ quan, trường đào tạo chủ yếu được xác định trên cơ sở cơ quan, trường đào tạo hiện có.

- Nhu cầu xác lập đất cơ quan, trường đào tạo sẽ được xác định trên cơ sở quỹ đất công cộng thành phố, khu ở và được cụ thể hóa ở giai đọan sau được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Vị trí đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo được xác định tại bản vẽ trên cơ sở quỹ đất cơ quan, trường đào tạo hiện có (sau khi mở đường theo quy hoạch - nếu có). Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

- Cấm:

+ Xây dựng công nghiệp, kho tàng .

- Hạn chế:

+ Chia nhỏ quỹ đất để xây dựng thêm nhiều cơ quan.

- Khuyến khích:

+ Cải tạo xây dựng lại các công trình cơ quan, trường đào tạo hiện có theo hướng hiện đại.

+ Đảm bảo chỗ đỗ xe cho bản thân công trình.

+ Chuyển dịch chức năng cơ quan hiện có sang hướng trường đào tạo, phục vụ đào tạo, chuyển đổi nghề cho dân cư trong khu vực.

1.4.7.    Di tích, tôn giáo – tín ngưỡng

- Đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng là đất các công trình di tích nằm trong khu vực nghiên cứu bao gồm cả hành lang bảo vệ các công trình di tích này theo Luật định.

- Bảo tồn tôn tạo các công trình, cụm công trình di tích, tôn giáo phải đảm bảo các hành lang bảo vệ theo luật định.

- Đối với đất di tích danh thắng, quy mô diện tích và hành lang bảo vệ sẽ được xác định chính xác ở tỉ lệ 1/500 trên cơ sở quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Việc lập dự án, cải tạo, xây dựng trong khu vực này phải tuân thủ Pháp lệnh bảo vệ di tích và danh thắng, do cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Vị trí đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng được xác định tại bản vẽ trên cơ sở quỹ đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng (sau khi mở đường theo quy hoạch - nếu có). Quy mô sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau.

- Khuyến khích:

+ Bảo tồn, tôn tạo các công trình, cụm công trình di tích, tôn giáo gắn với không gian xanh.

+ Dành đủ quỹ đất đối với các vùng bảo vệ di tích theo Luật định.

- Hạn chế: Xây dựng mới trong vùng di tích và bảo tồn.

- Cấm: Vi phạm di tích và hành lang bảo vệ di tích.

1.4.8.    Công nghiệp, kho tàng

- Di dời các nhà mãy xí nghiệp nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư đến khu vực công nghiệp tập trung của thành phố. Chuyển đổi quỹ đất này thành đất dân dụng, ưu tiên phát triển hạ tầng xã hội phục vụ chung khu vực.

- Cấm:

+ Phát triển cơ sở công nghiệp mới.

- Hạn chế:

+ Chuyển đổi quỹ đất sau khi di dời các nhà máy xí nghiệp để phát triển nhà ở.

- Khuyến khích:

+ Chuyển đổi quỹ đất di dời các nhà máy xí nghiệp để phát triển hạ tầng xã hội phục vụ chung khu vực.

1.4.9.  Công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật:

- Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật bao gồm đất xây dựng trạm bơm, trạm điện, trạm trung chuyển trung tâm tiếp vận, bến bãi đỗ xe đầu mối và đất hành lang cách ly tuyến điện, đường sắt, mương và hành lang bảo vệ.

- Các công trình đầu mối HTKT phải đảm bảo kết nối với hệ thống HTKT chung khu vực trên hệ thống.

- Kiểm soát phát triển đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật được thực hiện theo Luật định, tuân thủ tiêu chuẩn. quy phạm và quy chuẩn xây dựng hiện hành.

1.4.10. Nghĩa trang, nghĩa địa

Đối với các nghĩa trang, nghĩa địa và mộ hiện có không phù hợp quy hoạch, được di dời quy tập mộ đến khu vực nghĩa trang tập chung của thành phố. Trong giai đoạn quá độ, khi Thành phố chưa có quỹ đất để quy tập mộ. Các ngôi mộ được tập kết tạm vào nghĩa trang tập trung hiện có (mà vị trí các nghĩa trang này trong quy hoạch được xác định là đất cây xanh TDTT). Các nghĩa trang tập kết tạm này phải được tổ chức lại thành khu khang trang, sạch sẽ, tiết kiệm đất và phải có hành lang cây xanh cách ly, hệ thống xử lý kỹ thuật đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường (tuyệt đối không được hung táng mới).

1.5.        Quy định quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

Quy định quản lý chung đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

- Tuân thủ định hướng phát triển không gian QHCHN2030.

- Đảm bảo tính thống nhất từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể thuộc phân khu đô thị.

- Khai thác hợp lý cảnh quan thiên nhiên nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹ, gắn với tiện nghi, nâng cao hiệu quả sử dụng không gian và bảo vệ môi trường đô thị.

- Tuân thủ hồ sơ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật được xác lập trong đồ án quy hoạch phân khu.

- Tuân thủ các yêu cầu, quy định về khu vực bảo vệ, hành lang an toàn của hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo đúng luật định, tiêu chuẩn, quy phạm và quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

1.5.1.    Giao thông

- Đất giao thông bao gồm: Đường trục chính đô thị, đường chính đô thị, đường liên khu vực; Đường chính khu vực, đường khu vực, đường cấp nội bộ; quảng trường; đường sắt đô thị và ga đường sắt đô thị; bến - bãi đỗ xe, trung tâm vận tải đa phương tiện, điểm trung chuyển xe buýt …. Trong đó tuyến đường sắt đô thị và ga đường sắt đô thị nằm trong thành phần đường giao thông.

- Tuyến đường sắt đô thị số 6: Là tuyến đường sắt đô thị (khổ đôi) được phát triển trên cơ sở tuyến đường sắt Văn Điển - Hà Đông - Bắc Hồng, Ga Bắc Hồng được mở rộng thành trung tâm kết nối đa phương tiện.

- Đường cao tốc đô thị: Đường Bắc Thăng Long - Nội Bài; mặt cắt ngang điển hình rộng 120m, riêng đoạn đi qua các khu dân cư hiện có thu hẹp cục bộ xuống còn 68m, đoạn đi qua khu vực thị trấn Quang Minh có mặt cắt ngang rộng 94m để bố trí tuyến đường sắt đô thị số 6.

- Các tuyến đường liên khu vực, mặt cắt ngang điển hình rộng 40-50m.

- Tuyến đường chính khu vực: mặt cắt ngang từ 36 - 40m,. Các tuyến đường cấp khu vực là đường 4 làn xe chiều rộng mặt cắt ngang từ 30 - 25m.

- Tuyến đường khu vực: là đường 2 đến 3 làn xe, mặt cắt ngang từ 17 - 21,25m:

- Các tuyến đường rộng 20,5-23,25m là các tuyến đường 3 làn xe rộng 10,5-11,25m, hè hai bên rộng 5mx2, chiều rộng mặt cắt ngang từ 20,5 - 23,25m.

- Các tuyến đường khu vực rộng 17-17,5m (tại khu vực dân cư làng xóm cũ (việc mở đường rất khó khăn) là đường 2-3 làn xe với lòng đường rộng 7-10,5m, hè hai bên rộng 3,25-5m.

- Các tuyến đường nội bộ: mặt cắt ngang điển hình rộng 13 - 17,5m với lòng đường rộng 7-7,5m, hè hai bên rộng 3-5m. Khi đi qua khu vực dân cư làng xóm hiện có tùy từng khu vực được thu nhỏ mặt cắt song phải đảm bảo số làn đường theo quy định.

- Nút giao thông khác cốt (dạng bán liên thông hoặc liên thông) giữa đường cao tốc đô thị với đường trục chính đô thị và đường chính đô thị; Nút giao khác độ cao (dạng cầu vượt đường bộ hoặc chui qua cầu cạn) giữa đường bộ và tuyến đường sắt đô thị; Nút giao khác cốt trực thông, hoặc chỉ cho phép giao nhập vào dải đường gom giữa các tuyến đường cấp khu vực với các tuyến đường chính, trục chính đô thị. Nút giao còn lại là các nút giao bằng.

- Các trạm xe buýt được bố trí trên các tuyến đường liên khu vực và chính khu vực, khoảng cách các trạm khoảng 300-500m và không quá 800m.

- Các chức năng sử dụng đất phải tự đảm bảo nhu cầu đỗ xe của bản thân công trình theo đúng quy định.

- Các bãi đỗ xe công cộng: Chủ yếu phục vụ khách vãng lai, thời gian không quá 6h. Trong đó:

+ Bãi đỗ xe công cộng nằm trong thành phần đất đơn vị, với chỉ tiêu khoảng 4% diện tích đơn vị ở (tương đương 4m2/người), bán kính phục vụ 400-500m (được cụ thể hóa ở giai đoạn sau).

+ Bãi đỗ xe công cộng nằm trong thành phần đất công cộng và cây xanh sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau trên cơ sở nhu cầu thực tế. Các bãi đỗ xe trong đất cây xanh không vượt quá 20% tổng diện tích khu đất. Tùy từng vị trí các bãi đỗ xe này được xây dựng ngầm, trên đó sử dụng các chức năng trong đất cây xanh. Ngoài ra, các bãi đỗ xe còn bố trí trên cơ sở tận dụng quỹ đất trong các nút giao khác cốt, gầm cầu cạn đường bộ... trên nguyên tắc phải đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.

+ Phát triển hệ thống giao thông gắn với quảng trường và các tiện ích đô thị.

+ Kết nối hệ thống giao thông công cộng với hệ thống đi bộ.

+ Tổ chức hệ thống giao thông dành cho người khiếm khuyết.

+ Phát triển bãi đỗ xe ngầm hoặc nổi.

- Hạn chế: Sử dụng lòng đường, vỉa hè làm bãi đỗ xe.

- Cấm: Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.

* Quy định quản lý đối với công trình giao thông:

- Tuân thủ quy hoạch giao thông và quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đã được xác lập trong phân khu đô thị.

- Tuân thủ các yêu cầu, quy định được xác lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Khai thác hợp lý cảnh quan thiên nhiên nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹ, gắn với tiện nghi, nâng cao hiệu quả sử dụng không gian và bảo vệ môi trường đô thị.

- Mặt cắt ngang đường gồm nhiều bộ phận cấu thành: phần xe chạy, hè đường, lề đường, phần phân cách (phần phân cách giữa, phần phân cách ngoài), phần trồng cây, các làn xe phụ... Tuỳ theo loại đường phố và nhu cầu cấu tạo từng vị trí mà có thể có đầy đủ hoặc không có đầy đủ các bộ phận này.

- Việc lựa chọn hình khối và quy mô mặt cắt ngang điển hình phải xét đến loại đường phố và chức năng, kết hợp với điều kiện xây dựng, điều kiện tự nhiên, kiến trúc cảnh quan đô thị và giải pháp xây dựng theo giai đoạn, đặc biệt chú trọng vấn đề an toàn giao thông và nguyên tắc nối mạng lưới đường.

- Công trình xây dựng, cây xanh không được làm hạn chế tầm nhìn và che khuất các biển báo hiệu, tín hiệu điều khiển giao thông. Các công trình công cộng có đông người ra vào, chờ đợi, các công trình trên hè phố như ki-ốt, bến chờ phương tiện giao thông công cộng, biển quảng cáo, cây xanh phải không được làm ảnh hưởng tới sự thông suốt và an toàn của giao thông.

- Đường xe đạp: dọc theo đường phố từ cấp đường chính khu vực trở lên, phải bố trí đường riêng cho xe đạp và phải có dải ngăn cách hoặc vạch phân cách với đường ô-tô. Trên các loại đường khác có thể bố trí chung đường xe đạp với đường ô-tô. Bề rộng đường xe đạp tối thiểu 3,0m.

- Khoảng cách đi bộ từ nơi ở, nơi làm việc đến bến xe công cộng không quá 500m.

- Khoảng cách giữa các bến giao thông công cộng trong đô thị:Đối với bến ô-tô buýt, ô-tô điện và tàu điện: không lớn hơn 600m; Đối với bến ô-tô buýt và ô-tô điện tốc hành, tàu điện cao tốc ngầm hoặc trên cao: tối thiểu là 800m. Trạm chuyển xe từ phương tiện này sang phương tiện khác với chiều dài đi bộ nhỏ hơn 200m.

- Hè và đường đi bộ: Chiều rộng đường đi bộ qua mặt đường xe chạy ở cùng độ cao phải đảm bảo lớn hơn 6m đối với đường chính và lớn hơn 4m đối với đường khu vực.

- Khoảng cách giữa 2 đường đi bộ qua đường xe chạy ở cùng độ cao phải lớn hơn 300m đối với đường chính và lớn hơn 200m đối với đường khu vực.

- Hè đi bộ - đường đi bộ cần được phủ mặt bằng vật liệu cứng liền khối hoặc lắp ghép đảm bảo cho bộ hành đi lại thuận lợi và thoát nước tốt.

- Cây xanh đường phố phải căn cứ phân cấp tầng bậc và tính chất các loại đường mà bố trí cây trồng: hàng trên vỉa hè, hàng trên dải phân cách, hàng rào và cây bụi, kiểu vườn hoa.

- Kích thước chỗ trồng cây được quy định như sau: Cây hàng trên hè, lỗ để trống lát hình vuông: tối thiểu 1,2mx1,2m; hình tròn đường kính tối thiểu 1,2m.

- Một số quy định đối với cây xanh trồng trên vỉa hè: Cây có thân thẳng, gỗ dai đề phòng bị giòn gẫy bất thường, tán lá gọn, thân cây không có gai, có độ phân cành cao; Lá cây có bản rộng để tăng cường quá trình quang hợp, tăng hiệu quả làm sach môi trường; Hoa quả (hoặc không có quả) không hấp dẫn ruồi nhặng làm ảnh hưởng đến VSMT; Tuổi thọ cây phải dài (50 năm trở lên), có tốc độ tăng trưởng tốt, có sức chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết, ít bị sâu bệnh, mối mọt phá hoại; Cây phải có hoa đẹp, có những biểu hiện đặc trưng cho các mùa….

- Cầu vượt, hầm chui cho người đi bộ phải được bố trí tại: các nút giao thông có lưu lượng xe và người đi bộ lớn; nút giao thông khác độ cao; nút giao nhau giữa đường đô thị với đường sắt; các vị trí gần ga tàu điện ngầm, điểm đỗ ô-tô, sân vận động. Khoảng cách giữa các hầm và cầu đi bộ ³500m.

- Quảng trường: Đối với quảng trường chính bố trí ở trung tâm đô thị không cho phép xe thông qua; chỉ cho phép các phương tiện giao thông vào phục vụ các công trình ở quảng trường. Trên quảng trường trước các công trình công cộng có nhiều người qua lại, phải tách đường đi bộ và đường giao thông nội bộ ra khỏi đường giao thông chạy thông qua. Phần dành cho giao thông nội bộ phải bố trí bãi đỗ xe và bến xe công cộng. Quảng trường giao thông và quảng trường trước cầu, phải theo sơ đồ tổ chức giao thông. Quảng trường nhà ga cần tổ chức rõ ràng phân luồng hành khách đến và đi, đảm bảo an toàn cho hành khách đi đến bến giao thông công cộng và đến bãi đỗ xe với khoảng cách ngắn nhất. Quảng trường đầu mối các công trình giao thông cần có quy hoạch phân khu rõ ràng để hành khách có thể chuyển từ phương tiện này sang phương tiện khác được thuận tiện, nhanh chóng và an toàn.

- Tĩnh không là giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ đối với phần không gian bên trên. Không cho phép tồn tại bất kì chướng ngại vật nào, kể cả các công trình thuộc về đường như biển báo, cột chiếu sáng… nằm trong phạm vi tĩnh không. Khổ tĩnh không tối thiểu của đường là 4,75m tính từ chỗ cao nhất của phần xe chạy theo chiều thẳng đứng. Trường hợp giao thông xe đạp (hoặc bộ hành) được tách riêng khỏi phần xe chạy của đường ôtô, tĩnh không tối thiểu của đường xe đạp và đường bộ hành là hình chữ nhật cao 2,5m, rộng 1,5m.

- Cấm:

+ Lấn chiếm lòng đường. vỉa hè.

- Hạn chế:

+ Sử dụng lòng đường. vỉa hè làm bãi đỗ xe.

- Khuyến khích:

+ Phát triển hệ thống giao thông gắn với quảng trường và các tiện ích đô thị.

+ Kết nối hệ thống giao thông công cộng với hệ thống đi bộ.

+ Tổ chức hệ thống giao thông dành cho người khiếm khuyết.

+ Phát triển bãi đỗ xe ngầm hoặc cao tầng.

1.5.2.    Cao độ nền

- Cao độ tim đường tại các ngả giao nhau, cao độ khống chế mặt đường tại vị trí đặt cống được xác định trên cơ sở các cao độ đã khống chế, quy hoạch mạng lưới cống thoát nước mưa, đảm bảo độ sâu chôn cống.

- Cao độ nền các ô đất được thiết kế đảm bảo thoát nước tự chảy, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước các ô đất.

- Cao độ san nền Phân khu đô thị N3: Hmin = 8,50m; Hmax = 11,30m.

- Đối với các khu vực đã xây dựng, khu vực làng xóm cũ sẽ được san gạt cục bộ phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước.

- Đối với các khu vực công viên cây xanh, hồ điều hòa sẽ được thực hiện theo dự án riêng

1.5.3.    Thoát nước mặt

     - Hệ thống thoát nước mưa hỗn hợp (cống thoát kết hợp hồ điều hòa); chủ yếu là thoát nước riêng tự chảy với chu kỳ tính toán từ 2 - 5năm. Các tuyến cống thoát nước mưa đảm bảo thoát nước mặt cho khu vực lập quy hoạch và khu vực lân cận.

- Lưu vực thoát nước gồm:

     + Lưu vực 3A: nằm phía Bắc tuyến đường sắt vành đai Hà Nội - Lào Cai, có cao độ nền phổ biến từ 9,5 – 11,0m, thuộc lưu vực thoát nước tự chảy về sông Cà Lồ ở phía Bắc. Riêng khu đô thị của Công ty Long Việt (đã xây dựng) có cao độ nền trung bình khoảng 8,5m.

+ Lưu vực 3B: nằm phía Nam tuyến đường sắt vành đai; phía Đông đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, thoát nước về đầm Vân Trì

+ Lưu vực 3C: nằm phía Nam tuyến đường sắt vành đai; phía Tây đường Bắc Thăng Long - Nội Bài thoát nước về đầm Tiền Phong ở phía Tây và đầm Vân Trì ở phía Nam.

- Cống thoát nước sử dụng hệ thống cống tròn và cống hộp BTCT. Riêng đối với các khu vực làng xóm cũ xây dựng các tuyến rãnh nắp đan, bố trí dọc theo các tuyến đường thôn, xóm... thu gom nước mưa sau đó thoát ra các tuyến cống chính trong khu vực. Các tuyến rãnh này cụ thể sẽ được xác định trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết sau này.

- Các hồ điều hòa thoát nước được bố trí trong đất cây xanh thành phố, khu ở, đơn vị ở, trên nguyên tắc tận dụng tối đa hệ thống mặt nước và khu đất trũng hiện có.

1.5.4.    Cấp nước

- Nguồn nước: Nhà máy nước mặt sông Hồng; Nhà máy nước Bắc Thăng Long.

- Tiêu chuẩn cấp nước:

+ Sinh hoạt:

200

l/người/ngày đêm

+ Đất công cộng, dịch vụ, thương mại TP:

40

m3/ha/ ngày đêm

+ Phục vụ cho công cộng, dịch vụ... đơn vị ở:

15

% nước sinh hoạt

+ Đất khu, cụm công nghiệp tập trung:

40

m3/ha/ ngày đêm

+ Đất cây xanh, TDTT TP:

30

m3/ha/ ngày đêm

+ Phục vụ cho rửa đường TP:

5

m3/ha/ ngày đêm

+ Đất công trình đầu mối HTKT

30

m3/ha/ ngày đêm

+ Đất an ninh quốc phòng

30

m3/ha/ ngày đêm

+ Nước dự phòng, rò rỉ

20

% tổng công suất

- Mạng lưới cấp nước: Tuyến ống truyền dẫn (Æ 800-Æ1200mm); Tuyến ống phân phối chính (Æ600mm đến Æ200mm); Đường ống phân phối (Æ150mm đến Æ200mm), bố trí theo tuyến đường quy hoạch.

- Cấp nước chữa cháy: Lấy từ các tuyến ống cấp nước đường kính từ F100 trở lên và hồ nước. Đối với các công trình cao tầng phải có hệ thống chữa cháy riêng…

1.5.5.    Cấp điện

- Nguồn cấp gồm các trạm 110/22KV: Vân Trì, Nguyên Khê

- Tiêu chuẩn cấp điện:

+ Sinh hoạt:

0,8

KW/người

+ Đất công cộng dịch vụ thương mại thành phố:

450

KW/ha

+ Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo..:

450

KW/ha

+ Phục vụ cho công cộng, trường học, nhà trẻ, cây xanh, đường giao thông … trong khu ở, đơn vị ở:

25

% điện sinh hoạt

+ Đất khu, cụm công nghiệp tập trung:

200

KW/ha

+ Đất công trình đầu mối HTKT:

200

KW/ha

+ Đất an ninh quốc phòng:

200

KW/ha

+ Đất cây xanh thành phố:

10

KW/ha

+ Giao thông đối ngoại, đường cấp đô thị và khu vực:

12

KW/ha

Mạng lưới điện cao thế: Lưới truyền tải 220KV Sóc Sơn - Vân Trì - Chèm được hạ ngầm theo đường quy hoạch; các tuyến 110KV hạ ngầm theo quy hoạch; các tuyến nhánh vào các trạm 110/22KV đi ngầm và là các lộ kép để đảm bảo mỗi trạm 110/22KV đều được cấp điện từ 2 đường dây.

Mạng trung thế: Các tuyến cáp trục và nhánh 22KV đi ngầm theo các tuyến đường quy hoạch từ cấp khu vực trở lên.

- Các tuyến cáp trục 22KV theo mạng vòng vận hành hở mạch vòng vận hành hở. Dây cáp ngầm phải đảm bảo tiêu chuẩn quy phạm và bố trí đi trong hào cáp hoặc tuy nen kỹ thuật. Chiều dài tối đa của một tuyến cáp 22KV không quá 8km.

- Mạng lưới các tuyến cáp trục, cáp nhánh 22 KV và giữa các tuyến cáp nhánh không quá 500-600m và kết nối với các trạm hạ thế 22/0,4KV (bán kính phục vụ trạm không quá 300m).

- Các trạm biến áp hiện có đang sử dụng các cấp diện áp 6/0,4KV và 35/0,4KV cải tạo nâng cấp công suất trạm và chuyển đổi thành trạm 22/0,4KV.

1.5.6.    Hệ thống thông tin liên lạc

- Nguồn cấp: Trạm HOST Mê Linh.

- Tiêu chuẩn thông tin liên lạc:

+ Thuê bao sinh hoạt

:

2 máy/hộ (tương ứng 1 hộ 4 người)

+ Thuê bao công cộng thành phố. Cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo

:

150 máy/ha

 

+ Thuê bao công trình công cộng, cây xanh, trường học, đường giao thông , trong khu ở, đơn vị ở

:

25% nhu cầu sinh hoạt

+ Thuê bao công trình đầu mối HTKT

:

Máy/ 1 công trình đầu mối

+ Thuê bao sinh hoạt

:

2 máy/hộ (tương ứng 1 hộ 4 người)

+ Thuê bao công cộng thành phố. Cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo

:

150 máy/ha

 

+ Thuê bao công trình công cộng, cây xanh, trường học, đường giao thông , trong khu ở, đơn vị ở

:

25% nhu cầu sinh hoạt

- Dung lượng 01 tổng đài vệ tinh                                          : ≤ 30.000 số.

- Bán kính phục vụ của 01 tổng đài vệ tinh khoảng           : 2-3km.

- Tổng đài vệ tinh đặt ở các khu đất công cộng, gần đường giao thông lớn và ở trung tâm vùng phục vụ.

- Các tổng đài vệ tinh liên kết với tổng đài điều khiển bằng các tuyến cáp trục xây dựng dọc theo một số tuyến đường quy hoạch.

1.5.7.    Thu gom và xử lý nước thải

- Định hướng thoát nước:

+ Lưu vực 1, phía Bắc tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, phía Đông đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài), thuộc lưu vực nhà máy xử lý nước thải Sơn Du, bố trí tại khu đất phía Đông Nam đầm Sơn Du, phía Tây Nam cụm công nghiệp Nguyên Khê trong khu đất cây xanh thuộc xã Nguyên Khê.

Lưu lượng tính toán lưu vực 1 khoảng: 5.600 m3/ngđ

+ Lưu vực 2, phía Nam tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, thuộc lưu vực nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng Long, bố trí tại xã Hải Bối.

Lưu lượng tính toán lưu vực 2 khoảng: 22.400 m3/ngđ

- Thoát nước thải lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước, cụ thể:

+ Sinh hoạt:

200

l/người/ngày đêm

+ Đất công cộng, dịch vụ, thương mại TP:

40

m3/ha/ ngày đêm

+ Phục vụ cho công cộng, dịch vụ... đơn vị ở:

15

% nước sinh hoạt

+ Đất khu, cụm công nghiệp tập trung:

40

m3/ha/ ngày đêm

+ Đất công trình đầu mối HTKT

30

m3/ha/ ngày đêm

+ Đất an ninh quốc phòng

30

m3/ha/ ngày đêm

- Thoát nước thải theo nguyên tắc tự chảy, thoát nước riêng, triệt để.

- Đối với khu vực xây dựng mới sử dụng hệ thống cống riêng hoàn toàn. Nước thải của khu vực công nghiệp phải được xử lý tại các nhà máy và khu công nghiệp, sau khi đạt các tiêu chuẩn cho phép mới được xả vào hệ thống thoát nước thải chung của đô thị. Nước thải từ nhà ở, công trình công cộng, cơ quan... phải được xử lý sơ bộ trước khi xả ra cống nhánh, từ đó dẫn ra các tuyến cống chính và đưa về trạm xử lý.

- Đối với khu vực dân cư làng xóm hiện có sử dụng hệ thống nửa riêng. Tại vị trí đấu nối tuyến cống bao với tuyến thoát nước thải sẽ xây dựng các ga tách nước thải.

- Các tuyến cống thoát nước thải bố trí ngầm dọc theo tuyến đường quy hoạch.

1.5.8.    Quản lý chất thải rắn

- Chất thải rắn theo các tiêu chuẩn sau:

+ Tiêu chuẩn thải chất thải rắn sinh hoạt:

1,3

kg/người/ngày

+ Tiêu chuẩn tính toán chất thải rắn công nghiệp:

0,2

tấn/ha/ ngày

+ Hệ số tính đến CTR công cộng và khách vãng lai K =

1,2

 

+ Tỷ trọng chất thải rắn sinh hoạt:

0,43

tấn/m3

- Phân loại rác ngay từ nguồn thải (phục vụ thu hồi tái sử dụng, tái chế và xử lý chôn lấp hoặc tiêu huỷ) theo quy định của pháp luật. Chất thải rắn công nghiệp nguy hại xử lý tập trung theo quy định. Thu gom theo từng khu vực đúng quy định và phải đảm bảo: không gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị.

- Trên các trục phố chính, các khu thương mại, khu công viên, nơi công cộng... phải bố trí nhà vệ sinh công cộng, đảm bảo: không gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị. Khoảng cách giữa các nhà vệ sinh công cộng <1500m.

1.5.9.    Nhà vệ sinh công cộng

Trên các trục phố chính. các khu thương mại. khu công viên. nơi công cộng... phải bố trí nhà vệ sinh công cộng. đảm bảo: không gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị. Khoảng cách giữa các nhà vệ sinh công cộng <1500m.

1.6.        Quy định chung về tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan

Quy định về nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan

- Tuân thủ định hướng phát triển không gian QHCHN2030.

- Đảm bảo tính thống nhất từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể thuộc phân khu đô thị.

- Khai thác hợp lý cảnh quan thiên nhiên nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹ, gắn với tiện nghi. nâng cao hiệu quả sử dụng không gian và bảo vệ môi trường đô thị.

- Tuân thủ quy định khống chế chiều cao tĩnh không sân bay quốc tế Nội Bài.

- Tuân thủ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, các chỉ tiêu khống chế đã được xác lập trong quy hoạch phân khu về quy mô diện tích, mật độ xây dựng tối đa, tối thiểu; tầng cao công trình tối đa, tối thiểu.

- Chiều cao các tầng nhà, mái đón, mái hè phố, bậc thềm, ban công và các chi tiết kiến trúc (gờ, chỉ, phào…). phải đảm bảo hài hòa, đảm bảo tính thống nhất và mối tương quan về chiều cao với các công trình lân cận cho từng khu chức năng và cho toàn khu vực; khuyến khích xây dựng công trình có chiều cao các tầng nhà, mái đón, mái hè phố, bậc thềm, ban công và các chi tiết kiến trúc (gờ. chỉ. phào…) bằng nhau.

- Khoảng lùi của công trình trên các đường phố chính và các ngã phố chính tuân thủ khoảng lùi tối thiểu đã được quy định theo tiêu chuẩn, QCXDVN. đảm bảo tính thống nhất trên các tuyến phố; khuyến khích nghiên cứu khoảng lùi lớn hơn nhằm tạo không gian quảng trường đối với các ngã phố chính.

- Hình khối. màu sắc. ánh sáng. hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc, hệ thống cây xanh, mặt nước, quảng trường phải phù hợp với không gian chung và tính chất sử dụng của công trình.

- Tỷ lệ đất trồng cây xanh trong các lô đất không thấp hơn các quy định đã được xác lập trong tiêu chuẩn, QCXDVN, khuyến khích tạo lập hệ thống cây xanh lớn hơn theo quy định.

- Tuân thủ các yêu cầu. quy định được xác lập theo tiêu chuẩn, QCXDVN.

- Tuân thủ quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố đối với các công trình xây dựng có liên quan.

1.7.        Quy định về không gian xây dựng ngầm

- Hệ thống giao thông ngầm: Các tuyến đường sắt đô thị số đi qua phân khu quy hoạch bố trí các nhà ga, tại các nhà ga này được bố trí các hầm ngầm dân sinh kết nối sang hai bên. Tại các nút giao khác cốt, bằng cốt của các tuyến đường liên khu vực trở lên và đường khu vực có lưu lượng đi bộ lớn, gần các trung tâm công cộng tổ chức các hầm đi bộ hoặc nổi, nằm ở vị trí các nút giao cắt giao thông, với khoảng cách tối đa giữa 2 tuyến đường đi bộ không quá 500m.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm: Dọc theo các trục đường giao thông bố trí Tuynel, hào kỹ thuật chứa hệ thống cấp nước phân phối, hệ thống cáp điện, thông tin liên lạc và hệ thống thoát nước bẩn, đường ống cấp nước. Dưới các tuyến đường bố trí các tuyến cáp ngầm điện cao thế 220KV và 110KV theo hầm cáp điện lực riêng (có thể kết hợp bố trí cả cáp điện trung thế 22KV). Trong tuy nen kỹ thuật không bố trí các tuyến ống cấp nước truyền dẫn F300mm trở lên và các tuyến cống thoát nước thải. Trong hào kỹ thuật sẽ không bố trí các tuyến ống cấp nước phân phối đường kính F250mm trở lên và các tuyến cống thoát nước thải

- Các khu vực xây dựng công trình công cộng ngầm:

+ Không gian ngầm công cộng được xác định dưới phần đất có chức năng sử dụng đất công cộng thành phố và khu ở.

+ Chức năng sử dụng không gian ngầm công cộng bao gồm các chức năng: thương mại, dịch vụ cấp thành phố và khu ở; hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bãi đỗ xe (không xây dựng văn phòng giao dịch, khách sạn, nhà nghỉ…)

+ Đối với không gian công cộng ngầm thuộc các khu vực đã và đang triển khai đầu tư xây dựng, tiếp tục thực hiện theo dự án đã được phê duyệt.

+ Đối với đất ở, chỉ nghiên cứu xây dựng không gian ngầm dưới các khu vực xây dựng nhà ở cao tầng và chỉ được sử dụng để bãi đỗ xe ngầm và hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần thiết.

+ Đối với bãi đỗ xe: khuyến khích xây dựng bãi đỗ xe ngầm thuộc đất cây xanh thành phố, khu ở và đơn vị ở nhằm tiết kiệm đất, trên mặt đất tổ chức thành các không gian cây xanh phục vụ mục đích chung cho khu vực.

+ Đối với đất công cộng khác và cơ quan, văn phòng, khuyến khích xây dựng chỗ đỗ xe ngầm nhằm tiết kiệm đất.

- Yêu cầu đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian ngầm: Đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian ngầm phải đảm bảo đồng bộ, theo hệ thống (tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm về đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian ngầm). Không gian ngầm công cộng phải được kết nối với không gian công cộng nổi, hệ thống giao thông, đường đi bộ ở các khu vực hợp lý.

1.8.        Quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

Các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng được xác định trên nguyên tắc:

- Định vị mạng lưới đường từ đường trục chính đô thị đến đường khu vực, từ đường lớn đến đường nhỏ.

- Đảm bảo khớp nối các chỉ giới đường đỏ đã xác định trong các hồ sơ khác.

- Tim các tuyến đường được định vị bằng toạ độ kết hợp với các thông số kỹ thuật được ghi trên bản vẽ.

- Chỉ giới đường đỏ được xác định trên cơ sở các tim đường, kết hợp các mặt cắt ngang đường áp dụng cho từng tuyến đường.

- Chỉ giới xây dựng được xác định theo quy hoạch mặt bằng kiến trúc và cụ thể hóa tại QH ở tỷ lệ lớn hơn, đảm bảo tuân thủ các các quy định và khoảng cách an toàn theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm và QCXDVN.

1.9.        Quy định về môi trường

- Phát triển đô thị phải tuân thủ quy hoạch được duyệt và các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố về bảo vệ môi trường.

- Phải có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công xây dựng.


Phần II: QUY ĐỊNH CỤ THỂ

- Phân khu đô thị N3 được chia thành 03 khu quy hoạch và đường quy hoạch ngoài các ô để kiểm soát phát triển

- Các khu có ký hiệu: từ khu quy hoạch N3.1; N3.2; N3.3

Khu N3.1

- Ranh giới:

+ Phía Bắc là đường quy hoạch MCN 25m (ranh giới phân khu)

+ Phía Tây là hành lang xanh đầm Tiền Phong (ranh giới phân khu GN)

+ Phía Đông là đường Bắc Thăng Long – Nội Bài.

+ Phía Tây Nam là đường quy hoạch MCN 48m.

- Quy mô diện tích khoảng:   395,28ha

- Quy mô dân số tối đa:          50.000 người

- Tính chất và chức năng chủ yếu: Khu đô thị mới, đô thị cải tạo chỉnh trang .

- Phân ô kiểm soát:

Khu N3.1 chia thành 06 ô quy hoạch để kiểm soát phát triển có ký hiệu từ N3.1-1đến N3.1-6.

- Các chỉ tiêu sử dụng đất khu quy hoạch và các ô quy hoạch xem chi tiết tại thuyết minh tổng hợp, gồm:

+ Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất theo các khu quy hoạch trong phân khu đô thị.

+ Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất theo các ô quy hoạch trong khu quy hoạch.

+ Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đơn vị ở theo các khu quy hoạch trong phân khu đô thị.

 

Hạng mục

Quy định quản lý

Quy hoạch kiến trúc

·       Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:

- Tạo bộ mặt kiến trúc đô thị dọc các tuyến đường 48m theo hướng Bắc Nam song song phía Tây đường Bắc Thăng Long – Nội Bài và vuông góc trục đường 100m nối vào trung tâm huyện Mê Linh, tuyến Bắc Thăng Long – Nội Bài

- Công trình chủ yếu là trung tầng và thấp tầng, dốc dần theo hướng Nam Bắc (đàm bảo tĩnh không sân bay Nội Bài) và thấp dần về phía đầm Tiền Phong, chủ yếu là trung tầng và thấp tầng, cao nhất tại nút giao giữa đường đường Bắc Thăng Long - Nội Bài và đường Nam Hồng dốc dần ra các hướng Nam và Bắc.

·       Công trình kiến trúc đặc biệt:

- Công trình có chức năng hỗn hợp tại nút giao thông đường quy hoạch 48m với trục đường 100m vào trung tâm huyện Mê Linh và tại nút giao với đường Nam Hồng hiện có dự kiến được mở rộng theo quy hoạch có mcn = 40m. công trình có chức năng hỗn hợp dọc đường Bắc Thăng Long - Nội Bài;  

·       Quy định về nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan

- Tuân thủ định hướng phát triển không gian QHCHN2030.

- Đảm bảo tính thống nhất từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể thuộc phân khu đô thị.

- Khai thác hợp lý cảnh quan thiên nhiên nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹ, gắn với tiện nghi, nâng cao hiệu quả sử dụng không gian và bảo vệ môi trường đô thị.

- Tuân thủ quy định khống chế chiều cao tĩnh không sân bay quốc tế Nội Bài.

- Tuân thủ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, các chỉ tiêu khống chế đã được xác lập trong quy hoạch phân khu về quy mô diện tích, mật độ xây dựng tối đa, tối thiểu ; hệ số sử dụng đất tối đa, tối thiều ; tầng cao công trình tối đa, tối thiểu.

- Chiều cao các tầng nhà, mái đón, mái hè phố, bậc thềm, ban công và các chi tiết kiến trúc (gờ, chỉ, phào…), phải đảm bảo hài hòa, đảm bảo tính thống nhất và mối tương quan về chiều cao với các công trình lân cận cho từng khu chức năng và cho toàn khu vực; khuyến khích xây dựng công trình có chiều cao các tầng nhà, mái đón, mái hè phố, bậc thềm, ban công và các chi tiết kiến trúc (gờ, chỉ, phào…) bằng nhau.

- Khoảng lùi của công trình trên các đường phố chính và các ngã phố chính tuân thủ khoảng lùi tối thiểu đã được quy định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam, đảm bảo tính thống nhất trên các tuyến phố; khuyến khích nghiên cứu khoảng lùi lớn hơn nhằm tạo không gian quảng trường đối với các ngã phố chính.

- Hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc, hệ thống cây xanh, mặt nước, quảng trường phải phù hợp với không gian chung và tính chất sử dụng của công trình.

- Tỷ lệ đất trồng cây xanh trong các lô đất không thấp hơn các quy định đã được xác lập trong tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam, khuyến khích tạo lập hệ thống cây xanh lớn hơn theo quy định và nghiên cứu xây dựng công trình theo hướng đô thị xanh.

- Tuân thủ các yêu cầu, quy định được xác lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Tuân thủ quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố đối với các công trình xây dựng có liên quan.

Hạ tầng kỹ thuật và môi trường

·       Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được thiết kế đồng bộ (chi tiết xem hồ sơ bản vẽ và thuyết minh) về Giao thông,; Chuẩn bị kỹ thuật; Cấp nước; Cấp điện; Thoát nước thải và quản lý CTR;Môi trường; Công trình xây dựng ngầm đô thị và được cụ thể hóa tại QH ở tỷ lệ lớn hơn .

·       Quy định hệ thống HTKT được xác lập cụ thể tại hồ sơ bản vẽ và thuyết minh .

·       Các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng được xác định trên nguyên tắc:

- Định vị mạng lưới đường từ đường trục chính đô thị đến đường khu vực, từ đường lớn đến đường nhỏ.

- Đảm bảo khớp nối các chỉ giới đường đỏ đã xác định trong các hồ sơ khác.

- Tim các tuyến đường được định vị bằng toạ độ kết hợp với các thông số kỹ thuật được ghi trên bản vẽ.

- Chỉ giới đường đỏ được xác định trên cơ sở các tim đường, kết hợp các mặt cắt ngang đường áp dụng cho từng tuyến đường.

- Chỉ giới xây dựng được xác định theo quy hoạch mặt bằng kiến trúc và cụ thể hóa tại QH ở tỷ lệ lớn hơn, đảm bảo tuân thủ các các quy định và khoảng cách an toàn theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm và quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

·       Quy định cốt xây dựng được xác định trên nguyên tắc:

- Cao độ nền trung bình khoảng 7,7-10m (cơ bản bám sát cao độ tự nhiên).

- Cao độ tim đường tại các ngả giao nhau được xác định trên cơ sở các cao độ đã khống chế, quy hoạch mạng lưới cống thoát nước mưa, đảm bảo độ sâu chôn cống.

- Cao độ nền các ô đất được thiết kế đảm bảo thoát nước tự chảy, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước các ô đất.

- Đối với các khu vực đã xây dựng, khu vực làng xóm cũ sẽ được san gạt cục bộ phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước.

- Đối với các khu vực công viên cây xanh, hồ điều hòa sẽ được thực hiện theo dự án riêng.

Các chỉ tiêu về quy hoạch

·       Các chỉ tiêu sử dụng đất: xem chi tiết bảng thống kê

·       Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật: xem các chỉ tiêu chung HTKT

Được phép, khuyến khích

·       Chức năng sử dụng đất tại các ô đất có vị trí nút giao thông lớn, đường trục chính đô thị và các ô đất chuyển đổi chức năng từ đất công nghiệp tổ hợp công trình có chức năng hỗn hợp ( công công, thương mại, dịch vụ, cơ quan văn phòng và nhà ở) cao tầng.

·       Tổ hợp các công trình công cộng theo cùng tính chất, chức năng sử dụng đất.

·       Điều chỉnh chức năng sử dụng đất theo hướng bổ xung HTKT, HTXH tại ô đất đã có dự án được phê duyệt (ô quy hoạch N3.1-1); quỹ đất còn lại sau khi khớp nối dự án và QHC không phát triển nhà ở mới, ưu tiên phát triển cây xanh, HTKT và bãi đỗ xe cho khu vực (ô quy hoạch N3.1-2).

·       Xây dựng lại các công trình dọc các tuyến đường quy hoạch theo hướng hiện đại, tạo lập bộ mặt đô thị.

·       Nghiên cứu xây dựng công trình theo hướng đô thị xanh, tiết kiệm năng lượng.

·       Xây dựng bãi đỗ xe ngầm.

·       Phát triển đô thị đồng bộ, ưu tiên các khu cây xanh mặt nước tập trung, cây xanh TDTT DVO, cây xanh tại các khu vực nghĩa trang hiện có.

Không được phép

·       Phát triển đất ngoài dân dụng.

·       Vi phạm tĩnh không sân bay

Cho phép nhưng có điều kiện

·       Xây dựng các công trình dân dụng khác với tỷ lệ thích hợp.

·       Phát triển nhà ở khu vực trung tâm tài chính, thương mại để đảm bảo sự sinh động trong trung tâm mới …. Phân bố dân cư và nhà ở trong toàn khu N3 -1 (khoảng 50.000 người), phân tán đều trong các ô quy hoạch; sẽ được cân đối cụ thể trong quy hoạch tỷ lệ lớn hơn và được thực hiện ở giai đoạn sau.

-       Các chỉ tiêu sử dụng đất khu quy hoạch và các ô quy hoạch, gồm:

+ Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất khu quy hoạch N3-1.

TT

HẠNG MỤC

KHU N3.1

A

DÂN SỐ (người)

50000

B

ĐẤT ĐAI

Diện tích

Chỉ tiêu

Tỷ lệ

XD

TẦNG

CAO

ha

m2/người

%

%

%

tầng

tầng

 

 

 

min

max

min

max

 

TỔNG DIỆN TÍCH

385,28

77,06

100,00

20,74

36,31

1,00

25,00

1

DÂN DỤNG

312,50

62,50

81,11

17,60

30,17

1,00

25,00

1.1

CCTP

0,00

0,00

0,00

 

 

 

 

1.2

CXTP (*)

0,00

0,00

0,00

 

 

 

 

1.3

GTTP

0,00

0,00

0,00

 

 

 

 

1.4

KHU Ở

312,50

62,50

81,11

17,60

30,17

1,00

25,00

1.4.1

CCKO

17,30

3,46

4,49

20,00

40,00

2,00

25,00

1.4.2

THPH

3,89

0,78

1,01

14,00

35,00

1,00

4,00

1.4.3

CXKO

11,58

2,32

3,01

0,00

5,00

 

1,00

1.4.4

GTKO

51,57

10,31

13,39

 

 

 

 

1.4.5

ĐVO

228,16

45,63

59,22

22,4

37,4

1,00

15,00

1.4.5.1

CCĐVO

8,40

1,68

2,18

20,0

40,0

2,00

5,00

1.4.5.2

CXĐVO

18,24

3,65

4,73

0,0

5,0

 

1,00

1.4.5.3

TH.THCS

11,78

2,36

3,06

14,0

35,0

1,00

4,00

1.4.5.4

MN

5,10

1,02

1,32

20,0

40,0

1,00

2,00

1.4.5.5

NHÓM Ở

155,51

31,10

40,36

30,0

48,2

2,00

15,00

a

NO MỚI

103,12

 

26,76

30,0

45,8

3,00

15,00

b

NO CT

52,40

 

13,60

30,0

53,0

2,00

5,00

1.4.5.6

GTĐVO

29,13

5,83

7,56

 

 

 

 

a

ĐƯỜNG ĐVO

20,00

4,00

5,19

 

 

 

 

b

P

9,13

1,83

2,37

0,0

0,0

 

 

2

DD KHÁC

65,78

 

17,07

37,87

69,30

2,00

25,00

2.1

HH

59,45

 

15,43

40,00

70,00

2,00

25,00

2.2

CQ

5,67

 

1,47

20,00

70,00

2,00

25,00

2.3

TG

0,66

 

0,17

 

 

 

 

3

NGOÀI DD

7,00

 

1,82

0,00

0,00

 

 

3.1

HTKT. ĐM

2,80

 

0,73

 

 

 

 

3.2

GT ĐN

0,00

 

0,00

 

 

 

 

3.3

CLVS

4,20

 

1,09

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.    Khu N3.2

- Ranh giới:

+ Phía Bắc và Đông Bắc là sông Cà Lồ.

+ Phía Nam là ga Bắc Hồng và đường vành đai 3.

+ Phía Đông là đường quy hoạch quy hoạch mcn 24m và hành lang xanh GN (ranh giới phân khu)

+ Phía Tây là đường Bắc Thăng Long - Nội Bài.

- Quy mô diện tích khoảng:   182,81 ha

- Quy mô dân số tối đa:          15.000 người

- Tính chất và chức năng chủ yếu: Trung tâm công cộng thành phố và khu vực, là khu chức năng hỗn hợp tâm thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa; khu đô thị mới, đô thị cải tạo chỉnh trang; ga Bắc Hồng là trung tâm vận chuyển đa phương tiện

- Phân ô kiểm soát:

Khu N3.2 gồm 03 ô quy hoạch để kiểm soát phát triển có ký hiệu N3.2-1 đến N3.2-3.

- Các chỉ tiêu sử dụng đất khu quy hoạch và các ô quy hoạch xem chi tiết tại thuyết minh tổng hợp, gồm:

+ Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất theo các khu quy hoạch trong phân khu đô thị.

+ Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất theo các ô quy hoạch trong khu quy hoạch.

+ Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đơn vị ở theo các khu quy hoạch trong phân khu đô thị.

Hạng mục

Quy định quản lý

Quy hoạch kiến trúc

·       Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:

- Tạo bộ mặt kiến trúc đô thị điểm nhấn kiến trúc tại nút giao thong giữa đường Bắc Thăng Long – Nội Bài và đường 100m nối vào trung tâm huyện Mê Linh và trên toàn tuyến Bắc Thăng Long – Nội Bài

- Công trình chủ yếu là trung tầng và thấp tầng.

·       Công trình kiến trúc đặc biệt:

- Công trình công cộng thành phố (trung tâm thương mại Mê Linh plaza) và công cộng khu vực tại nút cầu vượt qua đường Bắc Thăng Long – Nội Bài phía Bắc trung tâm thương mại Mê Linh plaza .

·       Quy định về nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan

- Tuân thủ định hướng phát triển không gian QHCHN2030.

- Đảm bảo tính thống nhất từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể thuộc phân khu đô thị.

- Khai thác hợp lý cảnh quan thiên nhiên nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹ, gắn với tiện nghi, nâng cao hiệu quả sử dụng không gian và bảo vệ môi trường đô thị.

- Tuân thủ quy định khống chế chiều cao tĩnh không sân bay quốc tế Nội Bài.

- Tuân thủ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, các chỉ tiêu khống chế đã được xác lập trong quy hoạch phân khu về quy mô diện tích, mật độ xây dựng tối đa, tối thiểu ; hệ số sử dụng đất tối đa, tối thiều ; tầng cao công trình tối đa, tối thiểu.

- Chiều cao các tầng nhà, mái đón, mái hè phố, bậc thềm, ban công và các chi tiết kiến trúc (gờ, chỉ, phào…), phải đảm bảo hài hòa, đảm bảo tính thống nhất và mối tương quan về chiều cao với các công trình lân cận cho từng khu chức năng và cho toàn khu vực; khuyến khích xây dựng công trình có chiều cao các tầng nhà, mái đón, mái hè phố, bậc thềm, ban công và các chi tiết kiến trúc (gờ, chỉ, phào…) bằng nhau.

- Khoảng lùi của công trình trên các đường phố chính và các ngã phố chính tuân thủ khoảng lùi tối thiểu đã được quy định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam, đảm bảo tính thống nhất trên các tuyến phố; khuyến khích nghiên cứu khoảng lùi lớn hơn nhằm tạo không gian quảng trường đối với các ngã phố chính.

- Hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc, hệ thống cây xanh, mặt nước, quảng trường phải phù hợp với không gian chung và tính chất sử dụng của công trình.

- Tỷ lệ đất trồng cây xanh trong các lô đất không thấp hơn các quy định đã được xác lập trong tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam, khuyến khích tạo lập hệ thống cây xanh lớn hơn theo quy định và nghiên cứu xây dựng công trình theo hướng đô thị xanh.

- Tuân thủ các yêu cầu, quy định được xác lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Tuân thủ quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố đối với các công trình xây dựng có liên quan.

Hạ tầng kỹ thuật và môi trường

·       Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được thiết kế đồng bộ (chi tiết xem hồ sơ bản vẽ và thuyết minh) về Giao thông,; Chuẩn bị kỹ thuật; Cấp nước; Cấp điện; Thoát nước thải và quản lý CTR;Môi trường; Công trình xây dựng ngầm đô thị và được cụ thể hóa tại QH ở tỷ lệ lớn hơn .

·       Quy định hệ thống HTKT được xác lập cụ thể tại hồ sơ bản vẽ và thuyết minh .

·       Các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng được xác định trên nguyên tắc:

- Định vị mạng lưới đường từ đường trục chính đô thị đến đường khu vực, từ đường lớn   đến đường nhỏ.

- Đảm bảo khớp nối các chỉ giới đường đỏ đã xác định trong các hồ sơ khác.

- Tim các tuyến đường được định vị bằng toạ độ kết hợp với các thông số kỹ thuật được ghi trên bản vẽ.

- Chỉ giới đường đỏ được xác định trên cơ sở các tim đường, kết hợp các mặt cắt ngang đường áp dụng cho từng tuyến đường.

- Chỉ giới xây dựng được xác định theo quy hoạch mặt bằng kiến trúc và cụ thể hóa tại QH ở tỷ lệ lớn hơn, đảm bảo tuân thủ các các quy định và khoảng cách an toàn theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm và QCXDVN.

·       Quy định cốt xây dựng được xác định trên nguyên tắc:

- Cao độ nền trung bình khoảng 7,7-10m (cơ bản bám sát cao độ tự nhiên).

- Cao độ tim đường tại các ngả giao nhau được xác định trên cơ sở các cao độ đã khống chế, quy hoạch mạng lưới cống thoát nước mưa, đảm bảo độ sâu chôn cống.

- Cao độ nền các ô đất được thiết kế đảm bảo thoát nước tự chảy, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước các ô đất.

- Đối với các khu vực đã xây dựng, khu vực làng xóm cũ sẽ được san gạt cục bộ phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước.

- Đối với các khu vực công viên cây xanh, hồ điều hòa sẽ được thực hiện theo dự án riêng.

Các chỉ tiêu về quy hoạch

·       Các chỉ tiêu sử dụng đất: xem chi tiết bảng thống kê

·       Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật: xem các chỉ tiêu chung HTKT

Được phép, khuyến khích

·       Tổ hợp các công trình công cộng theo cùng tính chất, chức năng sử dụng đất.

·       Xây dựng lại các công trình dọc các tuyến đường quy hoạch theo hướng hiện đại, tạo lập bộ mặt đô thị.

·       Bảo tồn tôn tạo khu vực dich tích lịch sử địa đạo kháng chiến Nam Hồng theo dự án được duyệt.

·       Xây dựng bãi đỗ xe ngầm.

Không được phép

·       Phát triển đất ngoài dân dụng.

·       Vi phạm tĩnh không sân bay

·       Xâm phạm khu vực dich tích lịch sử địa đạo kháng chiến Nam Hồng đã được nhà nước công nhận.

Cho phép nhưng có điều kiện

·       Xây dựng các công trình dân dụng khác với tỷ lệ thích hợp.

-       Các chỉ tiêu sử dụng đất khu quy hoạch và các ô quy hoạch, gồm:

+ Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất khu quy hoạch N3-2.

TT

HẠNG MỤC

KHU N3.2

A

DÂN SỐ (người)

15000

B

ĐẤT ĐAI

Diện tích

Chỉ tiêu

Tỷ lệ

XD

TẦNG

CAO

ha

m2/người

%

%

%

tầng

tầng

 

 

 

min

max

min

max

 

TỔNG DIỆN TÍCH

182,81

121,87

100,00

19,82

33,60

1,00

9,00

1

DÂN DỤNG

140,20

93,47

76,69

18,85

31,15

1,00

9,00

1.1

CCTP

5,47

3,65

2,99

20,00

40,00

2,00

9,00

1.2

CXTP

0,00

0,00

0,00

 

 

 

 

1.3

GTTP

1,76

1,17

0,96

 

 

 

 

1.4

KHU Ở

132,97

88,65

72,74

19,06

31,20

1,00

9,00

1.4.1

CCKO

13,94

9,29

7,63

20,00

40,00

2,00

9,00

1.4.2

THPH

1,61

1,07

0,88

14,00

35,00

1,00

4,00

1.4.3

CXKO

5,52

3,68

3,02

0,00

5,00

 

1,00

1.4.4

GTKO

20,49

13,66

11,21

 

 

 

 

1.4.5

ĐVO

91,41

60,94

50,00

24,4

38,4

1,00

9,00

1.4.5.1

CCĐVO

2,80

1,87

1,53

20,0

40,0

2,00

5,00

1.4.5.2

CXĐVO

3,02

2,01

1,65

 

5,0

 

1,00

1.4.5.3

TH.THCS

5,40

3,60

2,95

14,0

35,0

1,00

4,00

1.4.5.4

MN

1,50

1,00

0,82

20,0

40,0

1,00

2,00

1.4.5.5

NHÓM Ở

69,03

46,02

37,76

30,0

45,4

2,00

9,00

a

NO MỚI

57,87

 

31,65

30,0

43,9

3,00

9,00

b

NO CT

11,17

 

6,11

30,0

53,0

2,00

5,00

1.4.5.6

GTĐVO

9,66

6,44

5,28

 

 

 

 

a

ĐƯỜNG ĐVO

6,00

4,00

3,28

 

 

 

 

b

P

3,66

2,44

2,00

0,0

0,0

 

 

2

DD KHÁC

18,77

 

10,27

39,51

69,14

2,00

9,00

2.1

HH

18,54

 

10,14

40,00

70,00

2,00

9,00

2.2

CQ

0,00

 

0,00

 

 

 

 

2.3

TG

0,23

 

0,13

 

 

 

 

3

NGOÀI DD

23,84

 

13,04

10,00

20,00

1,00

3,00

3.1

HTKT. ĐM

0,00

 

0,00

 

 

 

 

3.2

GT ĐN

23,84

 

13,04

10,00

20,00

1,00

3,00

3.3

CLVS

0,00

 

0,00

 

 

 

 

 

2.2.    Khu N3.3

- Ranh giới:

+ Phía Bắc là đường vành đai 3 và ga Bắc Hồng.

+ Phía Nam là Đầm Vân trì và phân khu đô thị GN (ranh giới phân khu).

+ Phía Đông là đường quy hoạch 40m và phân khu đô thị GN (ranh giới phân khu)..

+ Phía Tây là đường Bắc Thăng Long - Nội Bài

- Quy mô diện tích khoảng:   182.03ha

- Quy mô dân số tối đa:          20.000 người

- Tính chất và chức năng chủ yếu: Khu đô thị mới, khu đô thị cải tạo chỉnh trang .

- Phân ô kiểm soát:

Khu N3.4 chia thành 03 ô quy hoạch để kiểm soát phát triển có ký hiệu từ N3.3-1 đêna N3.3-3.

- Các chỉ tiêu sử dụng đất khu quy hoạch và các ô quy hoạch xem chi tiết tại thuyết minh tổng hợp, gồm:

+ Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất theo các khu quy hoạch trong phân khu đô thị.

+ Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất theo các ô quy hoạch trong khu quy hoạch.

+ Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đơn vị ở theo các khu quy hoạch trong phân khu đô thị.

Hạng mục

Quy định quản lý

Quy hoạch kiến trúc

·       Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:

- Công trình chủ yếu là trung tầng và thấp tầng.

·       Công trình kiến trúc đặc biệt:

- Công trình công cộng khu vực trên toàn tuyến và tại nút giao thông trục đường 100 nối vào trung tâm huyện Mê Linh.

·       Quy định về nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan

- Tuân thủ định hướng phát triển không gian QHCHN2030.

- Đảm bảo tính thống nhất từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể thuộc phân khu đô thị.

- Khai thác hợp lý cảnh quan thiên nhiên nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹ, gắn với tiện nghi, nâng cao hiệu quả sử dụng không gian và bảo vệ môi trường đô thị.

- Tuân thủ quy định khống chế chiều cao tĩnh không sân bay quốc tế Nội Bài.

- Tuân thủ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, các chỉ tiêu khống chế đã được xác lập trong quy hoạch phân khu về quy mô diện tích, mật độ xây dựng tối đa, tối thiểu ; hệ số sử dụng đất tối đa, tối thiều ; tầng cao công trình tối đa, tối thiểu.

- Chiều cao các tầng nhà, mái đón, mái hè phố, bậc thềm, ban công và các chi tiết kiến trúc (gờ, chỉ, phào…), phải đảm bảo hài hòa, đảm bảo tính thống nhất và mối tương quan về chiều cao với các công trình lân cận cho từng khu chức năng và cho toàn khu vực; khuyến khích xây dựng công trình có chiều cao các tầng nhà, mái đón, mái hè phố, bậc thềm, ban công và các chi tiết kiến trúc (gờ, chỉ, phào…) bằng nhau.

- Khoảng lùi của công trình trên các đường phố chính và các ngã phố chính tuân thủ khoảng lùi tối thiểu đã được quy định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam, đảm bảo tính thống nhất trên các tuyến phố; khuyến khích nghiên cứu khoảng lùi lớn hơn nhằm tạo không gian quảng trường đối với các ngã phố chính.

- Hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc, hệ thống cây xanh, mặt nước, quảng trường phải phù hợp với không gian chung và tính chất sử dụng của công trình.

- Tỷ lệ đất trồng cây xanh trong các lô đất không thấp hơn các quy định đã được xác lập trong tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam, khuyến khích tạo lập hệ thống cây xanh lớn hơn theo quy định và nghiên cứu xây dựng công trình theo hướng đô thị xanh.

- Tuân thủ các yêu cầu, quy định được xác lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Tuân thủ quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố đối với các công trình xây dựng có liên quan.

Hạ tầng kỹ thuật và môi trường

·       Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được thiết kế đồng bộ (chi tiết xem hồ sơ bản vẽ và thuyết minh) về Giao thông,; Chuẩn bị kỹ thuật; Cấp nước; Cấp điện; Thoát nước thải và quản lý CTR;Môi trường; Công trình xây dựng ngầm đô thị và được cụ thể hóa tại QH ở tỷ lệ lớn hơn .

·       Quy định hệ thống HTKT được xác lập cụ thể tại hồ sơ bản vẽ và thuyết minh .

·       Các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng được xác định trên nguyên tắc:

- Định vị mạng lưới đường từ đường trục chính đô thị đến đường khu vực, từ đường lớn   đến đường nhỏ.

- Đảm bảo khớp nối các chỉ giới đường đỏ đã xác định trong các hồ sơ khác.

- Tim các tuyến đường được định vị bằng toạ độ kết hợp với các thông số kỹ thuật được ghi trên bản vẽ.

- Chỉ giới đường đỏ được xác định trên cơ sở các tim đường, kết hợp các mặt cắt ngang đường áp dụng cho từng tuyến đường.

- Chỉ giới xây dựng được xác định theo quy hoạch mặt bằng kiến trúc và cụ thể hóa tại QH ở tỷ lệ lớn hơn, đảm bảo tuân thủ các các quy định và khoảng cách an toàn theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm và QCXDVN.

·       Quy định cốt xây dựng được xác định trên nguyên tắc:

- Cao độ nền trung bình khoảng 7,7-10m (cơ bản bám sát cao độ tự nhiên).

- Cao độ tim đường tại các ngả giao nhau được xác định trên cơ sở các cao độ đã khống chế, quy hoạch mạng lưới cống thoát nước mưa, đảm bảo độ sâu chôn cống.

- Cao độ nền các ô đất được thiết kế đảm bảo thoát nước tự chảy, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước các ô đất.

- Đối với các khu vực đã xây dựng, khu vực làng xóm cũ sẽ được san gạt cục bộ phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước.

- Đối với các khu vực công viên cây xanh, hồ điều hòa sẽ được thực hiện theo dự án riêng.

Các chỉ tiêu về quy hoạch

·       Các chỉ tiêu sử dụng đất: xem chi tiết bảng thống kê

·       Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật: xem các chỉ tiêu chung HTKT

Được phép, khuyến khích

·       Tổ hợp các công trình công cộng theo cùng tính chất, chức năng sử dụng đất.

·       Xây dựng lại các công trình dọc các tuyến đường quy hoạch theo hướng hiện đại, tạo lập bộ mặt đô thị.

·       Xây dựng bãi đỗ xe ngầm.

Không được phép

·       Phát triển đất ngoài dân dụng.

·       Vi phạm tĩnh không sân bay, hành lang bảo vệ đê

Cho phép nhưng có điều kiện

·       Xây dựng các công trình dân dụng khác với tỷ lệ thích hợp.

-       Các chỉ tiêu sử dụng đất khu quy hoạch và các ô quy hoạch, gồm:

+ Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất khu quy hoạch N3.3

TT

HẠNG MỤC

KHU N3.3

A

DÂN SỐ (người)

20000

B

ĐẤT ĐAI

Diện tích

Chỉ tiêu

XD

TẦNG

CAO

ha

m2/người

%

%

tầng

tầng

 

 

min

max

min

max

 

TỔNG DIỆN TÍCH

182,03

91,02

100,00

19,34

34,24

1,00

1

DÂN DỤNG

147,84

73,92

81,22

17,80

32,66

1,00

1.1

CCTP

0,00

0,00

0,00

 

 

 

1.2

CXTP

0,00

0,00

0,00

 

 

 

1.3

GTTP

0,00

0,00

0,00

 

 

 

1.4

KHU Ở

147,84

73,92

81,22

17,80

32,66

1,00

1.4.1

CCKO

13,10

6,55

7,20

15,40

30,81

 

1.4.2

THPH

2,18

1,09

1,20

14,00

35,00

1,00

1.4.3

CXKO

15,52

7,76

8,53

0,00

5,00

 

1.4.4

GTKO

15,12

7,56

8,31

 

 

 

1.4.5

ĐVO

101,92

50,96

55,99

23,5

41,9

1,00

1.4.5.1

CCĐVO

4,53

2,27

2,49

20,0

40,0

2,00

1.4.5.2

CXĐVO

4,86

2,43

2,67

 

5,0

 

1.4.5.3

TH.THCS

5,26

2,63

2,89

14,0

35,0

1,00

1.4.5.4

MN

2,10

1,05

1,15

20,0

40,0

1,00

1.4.5.5

NHÓM Ở

73,09

36,55

40,15

30,0

51,9

2,00

a

NO MỚI

25,59

 

14,06

30,0

50,0

2,00

b

NO CT

47,50

 

26,10

30,0

53,0

2,00

1.4.5.6

GTĐVO

12,08

6,04

6,63

 

 

 

a

ĐƯỜNG ĐVO

8,00

4,00

4,39

 

 

 

b

P

4,08

2,04

2,24

0,0

0,0

 

2

DD KHÁC

33,33

 

18,31

26,70

42,14

2,00

2.1

HH

27,06

 

14,87

30,00

41,81

2,00

2.2

CQ

3,90

 

2,14

20,00

70,00

2,00

2.3

TG

2,37

 

1,30

 

 

 

3

NGOÀI DD

0,86

 

0,47

0,00

0,00

 

3.1

HTKT. ĐM

0,00

 

0,00

 

 

 

3.2

GT ĐN

0,00

 

0,00

 

 

 

3.3

CLVS

0,86

 

0,47

 

 

 

 

 

 

 

Phần III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1.         Kế hoạch tổ chức thực hiện

- Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư xây dựng và phát triển cải tạo không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.

- Tại các khu vực có các dự án xây dựng phát triển đô thị, đơn vị được phép đầu tư xây dựng dự án chịu trách nhiệm trước UBND thành phố quản lý không gian kiến trúc trong phạm vi dự án đảm bảo đúng quy hoạch được phê duyệt đến khi bàn giao lại cho chính quyền địa phương quản lý.

- Sở Quy hoạch - Kiến trúc là cơ quan giúp cho UBND Thành phố Hà Nội quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan toàn bộ đô thị và một số khu vực có giá trị kiến trúc, cảnh quan đặc biệt theo sự phân công của UBND thành phố. Sở Xây dựng và các sở chuyên ngành là cơ quan giúp UBND quản lý về lĩnh vực chuyên nghành trong công tác xây dựng phát triển đô thị.

- Phòng Quản lý đô thị và các phòng chức năng của huyện Đông Anh, huyện Mê Linh là cơ quan giúp việc UBND huyện Đông Anh và huyện Mê Linh quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị và các lĩnh vực chuyên ngành, thực hiện theo QHCT trong khu vực địa phương mình quản lý.

- Cán bộ chuyên trách xây dựng tại cấp xã, thị trấn có trách nhiệm giúp chính quyền xã, thị trấn quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị hoặc các khu dân cư trong khu vực xã phường quản lý.

3.2.         Phân công trách nhiệm

- UBND thành phố Hà Nội có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức triển khai thống nhất việc phát triển đô thị theo đúng quy hoạch phân khu đô thị được duyệt.

- UBND Thành phố giao Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng, các Sở, Ban, Ngành, UBND huyện Đông Anh. UBND huyện Mê Linh có trách nhiệm giám sát toàn bộ việc thực hiện triển khai và quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu đã được UBND Thành phố phê duyệt.

- UBND thành phố giao cho Sở Quy hoạch Kiến trúc, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội căn cứ vào quy hoạch phân khu được phê duyệt tổ chức lập và trình UBND thành phố phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000, quy hoạch chi tiết một số khu vực đặc biệt.

- UBND cấp huyện Đông Anh, ND cấp huyện Mê Linh tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch theo phân cấp tuân thủ quy định của pháp luật và Thành phố.

3.3.         Quy định công bố thông tin

- UBND Thành phố giao Sở Quy hoạch kiến trúc có trách nhiệm phối hợp với UBND huyện Đông Anh, UBND huyện Mê Linh công bố công khai đồ án quy hoạch được duyệt theo đúng quy định của pháp luật để toàn bộ người dân được biết giám sát và thực hiện.

- Sở Quy hoạch kiến trúc là đầu mối có trách nhiệm giúp UBND thành phố Hà Nội lưu giữ hồ sơ Quy hoạch phân khu để phục vụ công tác quản lý đô thị và cung cấp các thông tin quy hoạch cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.

- Sở Kiến trúc quy hoạch làm cơ quan đầu mối kết hợp với các sở Kế hoạch & Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên-Môi trường, và các Sở, Ban, Ngành, UBND các quận, huyện… định kỳ hàng năm cập nhật tình hình các dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch báo cáo UBND Thành phố.

- Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội thực hiện cung cấp chỉ giới đường đỏ, số liệu hạ tầng kỹ thuật theo phân cấp.

 

CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ

Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 30/1/2011 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị N2, tỷ lệ 1/2000.

Công văn số 1455/UBND-QLĐT ngày 25/4/2012 của UBND huyện Mê Linh về việc tham gia ý kiến về Quy hoạch phân khu trên địa bàn huyện Mê Linh.

Công văn số 1435/SCT-KHTC ngày 23/5/2012 của Sở Công Thương về việc góp ý Quy hoạch phân khu đô thị N2.

Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 25/5/2012 của UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Thông báo số 477/TB-HĐTĐ ngày 04/6/2012 của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch phân khu đô thị Thành phố Hà Nội.

Công văn số 4424/UBND-QHXDGT ngày 11/6/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc hoàn chỉnh Hồ sơ các Đồ án quy hoạch phân khu đô thị N1, N2, N3 để trình duyệt.

Công văn số 4601/UBND-QHXDGT ngày 18/6/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phân bổ dân số, đất đai các quy hoạch phân khu tại Đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội.

Quyết định số 1597/QĐ-UBND ngày 21/02/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị N2, tỷ lệ 1/2000.

 

THUYẾT MINH TỔNG HỢP

PHẦN MỞ ĐẦU

I.1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch:

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc lập kế hoạch triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội trong việc nghiên cứu, lập kế hoạch thực hiện cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Hiện nay UBND đã phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch 17 phân khu đô thị, trong đó phân khu N2 thuộc thuộc địa giới hành chính huyện Mê Linh là một phần đô thị trung tâm trong chuỗi các đô thị phía Bắc sông Hồng.

Theo Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (QHCHN 2030) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2001, Phân khu đô thị N2 nằm trong khu vực phát triển mở rộng đô thị trung tâm, là một trong 11 phân khu thuộc chuỗi ®« thÞ më réng cña ®« thÞ phÝa B¾c s«ng Hång, lµ khu vùc cã tèc ®é ®« thÞ hãa nhanh. HiÖn nay, trong khu vùc cã nhiÒu dù ¸n ph¸t triÓn khu c«ng nghiÖp, kho tµng, c«ng tr×nh ®Çu mèi h¹ tÇng kü thuËt ®« thÞ ®ang triÓn khai, ®ãng gãp vai trò quan trọng đối với Thành phố trung tâm, trong viÖc tạo lập hình ảnh đô thị mới hiện đại chất lượng cao.  

Phân khu đô thị N2 nằm ở vị trí cửa ngõ phía T©y B¾c Thành phố trung tâm, Phân khu đô thị N2 có vai trò là một đầu mối kinh tế, giao thông vận tải kỹ thuật ë phÝa B¾c Thñ ®«. Trong đó có nhiều dự án, đồ án quy ho¹ch chi tiÕt đã, đang được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Việc lập quy hoạch phân khu đô thị N2 là cần thiết, phục vụ công tác quản lý xây dựng đô thị; Triển khai thực hiện các chủ trương đầu tư xây dựng; Hướng dẫn giải quyết là các dự án, đồ án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi hợp nhất mở rộng Thủ đô Hà Nội.

I.2. Mục tiêu và yêu cầu đối với khu vực lập quy hoạch:

- Cụ thể hóa định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2011, đáp ứng yêu cầu quản lý quy hoạch đô thị.

- Rà soát, khớp nối các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư có liên quan. Nghiên cứu đề xuất giải pháp khớp nối, xử lý đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư đã và đang triển khai trong thời gian qua (theo hướng: giữ nguyên cập nhật vào quy hoạch phân khu, được điều chỉnh tổng thể hoặc điều chỉnh cục bộ,...).

- Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng và các quy định của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội có liên quan đến phân khu đô thị. Xác định cụ thể hóa phạm vi ranh giới, diện tích, quy mô đất đai, dân số và các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị; các khu vực bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang và xây dựng mới phù hợp với: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch chuyên ngành, Quy hoạch mạng lưới...và tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và tiêu chuẩn thiết kế.

- Xác định các khu chức năng sử dụng đất, chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật  trong các ô quy hoạch .

- Xác định các nguyên tắc, yêu cầu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan chung của toàn phân khu và các khu chức năng và các không gian đặc trưng tại khu vực lập quy hoạch phân khu.

- Xác định khung kết cấu hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đề xuất các hạng mục ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.

- Đề xuất Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu, làm cơ sở lập: Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc; các quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư theo quy định và để các cấp chính quyền địa phương và cơ quan quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt.

I.3. Căn cứ thiết kế quy hoạch:

a/ Các văn bản pháp lý:

- Luật Xây dựng năm 2005;

- Luật Quy hoạch đô thị năm 2009;

- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị;

- Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;

- Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;

- Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án Quy hoạch xây dựng, Quy hoạch đô thị;

- Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị N2, tỷ lệ 1/2000;

- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.

- Công văn số 1455/UBND - QLĐT ngày 24/04/2012 của UBND huyện Mê Linh về việc tham gia ý kiến về quy hoạch phân khu trên địa bàn huyện Mê Linh;

- Công văn số 1435/SCT-KHTC ngày 23/5/2012 của Sở Công thương về việc góp ý quy hoạch phân khu đô thị N2;

- Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 25/5/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Thông báo số 477/TB-HĐTĐ của Sở Quy hoạch- Kiến trúc ngày 04/6/2012 về kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch phân khu đô thị Thành phố Hà Nội;

- Công văn số 4424/UBND-QHXDGT ngày 11/6/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc hoàn chỉnh hồ sơ các đồ án quy hoạch phân khu đô thị N1, N2, N3 để trình duyệt;

- Công văn số 4601/UBND – QHXDGT ngày 18/6/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phân bổ dân số, đất đai các quy hoạch phân khu tại Đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội;

b/ Nguồn tài liệu, số liệu, bản đồ:

- Hồ sơ đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Hồ sơ đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 208/2004/QĐ-TTg ngày 13/12/2004;

- Hồ sơ đồ án Quy hoạch chung đô thị Chi Đông, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 3575/QĐ-UBND ngày 04/12/2007;

- Hồ sơ đồ án Quy hoạch chung đô thị Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 3575/QĐ-UBND ngày 04/12/2007;

- Các đồ án, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn đang trình thẩm định và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Bản đồ đo đạc hiện trạng, tỷ lệ 1/2000 đã được Sở Tài nguyên và môi trường thẩm tra tháng 06/2011.

-  Quy chuẩn, Tiêu chuẩn và các văn bản pháp luật hiện hành;

-  Căn cứ các hồ sơ đã giải quyết có liên quan;

-  Căn cứ các văn bản pháp luật hiện hành.

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÂN KHU ĐÔ THỊ

II.1. Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên:

a) Vị trí, giới hạn khu đất:

- Khu vực nghiên cứu thuộc địa giới hành chính các thị trấn Quang Minh, Chi Đông và các xã Thanh Lâm, Kim  Hoa - huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

- Giới hạn cụ thể như sau:

   + PhÝa B¾c ®Õn hµnh lang xanh s«ng Cµ Lå .

+ PhÝa T©y B¾c và T©y Nam gi¸p nªm xanh khu vùc c¸c x· Kim Hoa, Thanh L©m, thÞ trÊn Quang Minh.

            + PhÝa §«ng gi¸p ®­êng B¾c Th¨ng Long – Néi Bµi.

- Quy mô nghiên cứu: 703,63 ha

b) Địa hình, địa mạo:

- Hướng dốc về phía Đông Bắc và phía Tây Nam, dốc về phía sông Cà Lồ và các trục thoát nước chính của khu vực.

+ Khu vực dân cư hiện có có cao độ nền dao động từ: 9,20m -:- 10,30m.

+ Khu công nghiệp Quang Minh hiện có có cao độ nền dao động từ: 9,0m -:- 10,50m.

+ Khu vực ruộng canh tác có cao độ nền dao động từ: 8,20m -:- 8,60m.

+ Cao độ đường Băc Thăng Long - Nội Bài có cao độ nền dao động từ:11,0m -:- 11,50m.

c) Khí hậu: cùng chung với khí hậu của Thành phố Hà Nội. Trong vùng bị ảnh hưởng của khí hậu gió mùa.

d) Địa chất thuỷ văn, địa chất công trình:

Phân khu đô thị N2 gồm 2 loại đất: khu vực đã xây dựng (làng xóm hiện có, khu công nghiệp Quang Minh I đã xây dựng và 1 phần khu công nghiệp Quang Minh mở rộng, khu công nghiệp Quang Minh 2) và khu vực thuận lợi cho xây dựng, có ký hiệu I được đánh giá là thuận lợi cho xây dựng, san gạt cục bộ và chiều cao đắp nền H < 0,5m. Khi lập dự án, cần khoan khảo sát địa chất để có giải pháp kết cấu nền móng công trình phù hợp.

e) Cảnh quan thiên nhiên :

- Khu vực nghiên cứu là một phần đô thị trung tâm trong chuỗi các đô thị phía Bắc sông Hồng, gắn kết hài hòa không gian phân khu đô thị N2 với các phân khu đô thị lân cận và hành lang sông Thiếp – đầm Vân Trì – sông Cà Lồ, là khu vực có tiềm năng về tài nguyên đất đai để phát triển công nghiệp trong khu vực này. Với lợi thế vị trí tập trung đầu mối kinh tế, hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật quốc gia, thành phố .

- Các cụm làng xóm với đặc trưng kiến trúc của vùng Bắc Bộ, đang dần bị đô thị hóa tự phát.

II.2. Hiện trạng dân cư, lao động

II.2.1 Hiện trạng dân cư:

- Tổng quy mô dân số:                                                1400 người với 350 hộ.

        Trong đó:

+ Thị trấn Quang Minh:                                   535 người

+ Thị trấn Chi Đông:                                        865 người

- Dân số theo giới:

+ Nam:                                                                650 người,                   chiếm: 46 %

+ Nữ:                                                                  750 người,                   chiếm: 54 %

- Dân số theo độ tuổi lao động:

+ Dưới độ tuổi lao động                                   56 người,                     chiếm: 4 %

+ Trong độ tuổi lao động                                 1120 người,                chiếm: 80 %

+ Trên độ tuổi lao động                                    224 người,                   chiếm: 16 % 

(Nguồn: UBND huyện; Viện QHXDHN)

II.2.2 Hiện trạng lao động :

Theo số liệu do Ban Quản lý dự án các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội cung cấp, tổng số lao động đang hoạt động tại Khu Công nghiệp Quang Minh 1 khoảng: 18.646 công nhân.

- Tổng quy mô lao động:                                            18646 lao động.

- Lao động phân theo trình độ:

+ Đại học:                                                          6899 người,               chiếm: 37 %

+ Trung cấp nghề:                                             11188 người,              chiếm: 60 %

+ Phổ thông:                                                      559 người,                   chiếm: 3 %

- Lao động phân theo đối tượng:

          + Trong nước:                                                 18460 người,              chiếm: 99 %

      + Nước ngoài:                                                186 người,                  chiếm: 1 %

- Lao động phân theo khu vực:

           + Đến từ Hà Nội:                                              10255 người,             chiếm: 55 %

           + Đến từ ngoại tỉnh:                                          8391 người,                chiếm: 45%

 - Lao động phân theo loại hợp đồng:

+ Hợp đồng dài hạn:                                         9323 người,                chiếm: 50 %

+ Hợp đồng từ 1- 3 năm:                                  7458 người,                chiếm: 40 %

+ Hợp đồng dưới 1 năm:                                  1492 người,                chiếm: 8 %

+ Hợp đồng mùa vụ:                                         373 người,                   chiếm: 2 %

(Nguồn: Ban quản lý dự án  các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cung cấp 5/2010)

 

II.3. Hiện trạng sử dụng đất :

- Tổng diện tích khoảng:                                                    703,63  ha

Trong đó:

+ Thị trấn Chi Đông                                        238,30 ha        chiếm: 33,87 %

+ Thị trấn Quang Minh                                   354,90 ha        chiếm: 50,44 %

+ Xã Thanh Lâm                                              33,68 ha           chiếm: 4,79 %

+ Xã Kim Hoa                                                  76,75 ha           chiếm: 10,90 %

BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

TT

Chức năng sử dụng đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Ghi chú

1

Đất trường học

3,74

0,53

 

 

- Trường Tiểu học, Trung học cơ sở

3,74

 

 

2

Đất ở

16,37

2,33

1400 người (350 hộ)

 

- Đất ở đô thị

16,37

 

 

3

Đất cơ quan

0,15

0,02

 

4

Đất công trình di tích

0,04

0,01

Chùa Vạn Phúc chưa được xếp hạng

5

Đất công nghiệp

254,64

36,19

Chỉ tiêu khoảng 140m²/lao động

5.1

     - Sản xuất thiết bị điện, điện tử, máy tính

3,25

 

 

5.2

     - Sản xuất hàng dệt may

13,97

 

 

5.3

     - Chế biến thực phẩm

7,29

 

 

5.4

     - Sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu mới

46,53

 

 

5.5

     - Sản xuất, chế tạo các sản phẩm linh kiện, cơ khí phụ tùng ô tô, xe máy các loại, các sản phẩm kim loại khác

  36,43

 

 

5.6

     - Sản xuất kinh doanh các sản phẩm khác

147,17

 

 

6

Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật

2,26

0,32

 

7

Đất giao thông

27,23

3,87

Ga Thạch Lỗi khoảng 0,28 ha

8

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

5,87

0,83

 

9

Đất nông nghiệp, đất không sử dụng

362,06

51,46

 

9.1

     - Đất trồng lúa

220,12

 

 

9.2

     - Đất trồng rau, hoa màu

35,18

 

 

9.3

     - Đất không sử dụng

106,76

 

Đất hoang hóa

10

Mặt nước

31,27

4,44

 

 

TỔNG CỘNG

703,63

100.00

 

(Nguồn: Số liệu do địa phương và Viện QHXDHN lập)

Đất trường học:

- Tổng số trường học trong ranh giới nghiên cứu là 02 trường, nằm sát khu công nghiệp Quang Minh I, không có khoảng cách ly với công nghiệp.

Trong đó:

+ Hệ thống trường tiểu học, trung học cơ sở đảm bảo chỉ tiêu và quy mô phục vụ ở Thị trấn. Với tổng số trường là 02, bao gồm 01 Trường tiểu học; 01 trường trung học cơ sở.

+ Chưa có trường mầm non.

Đất ở

- Đất ở đô thị chủ yếu thuộc thị trấn Chi Đông và thị trấn Quang Minh với 02 thôn (thôn Ấp Tre, thôn Hòa Bình). Khu vực dân cư nằm sát khu công nghiệp Quang Minh I, nằm cuối hướng gió, xây dựng tự phát, thiếu sự kiểm soát, không có khoảng cách ly tối thiểu với khu công nghiệp Quang Minh I đã và đang hoạt động. Do vậy, trong giai đoạn trước mắt khu vực này cần lập dự án riêng và việc quản lý xây dựng trong khu vực cần phải chặt chẽ và dành quỹ đất để phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cũng như đảm bảo môi trường sống cho dân cư trong khu vực này.

Đất cơ quan, trường đào tạo, viện nghiên cứu:

- Trong khu vực nghiên cứu chỉ có đất cơ quan, không có trường đào tạo, viện nghiên cứu. Hiện có 01 khu đất cơ quan- Công ty TNHH đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Đức (cơ quan quản lý khu công nghiệp Quang Minh I) được bố trí tại gần cổng vào khu công nghiệp hướng từ đường đường cao tốc Bắc Thăng Long thuận tiện giao dịch và điều hành.

Đất di tích, tôn giáo – tín ngưỡng:

- Đất di tích, tôn giáo – tín ngưỡng bao gồm các đình, chùa, nhà thờ, đền...

- Trong ranh giới nghiên cứu có 01 công trình di tích, tôn giáo tín ngưỡng (Chùa Vạn Phúc) trong thôn Ấp Tre – Thị trấn Quang Minh chưa được xếp hạng di tích lịch sử.

Đất công nghiệp, kho tàng:

- Các nhà máy, xí nghiệp tập trung chủ yếu tập trung chủ yếu ở khu công nghiệp Quang Minh I, một phần khu công nghiệp Quang Minh mở rộng và khu công nghiệp Quang Minh II thuộc thị trấn Quang Minh và thị trấn Chi Đông.

+ Khu công nghiệp Quang Minh I có diện tích khoảng 407 ha, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2004. Khoảng 114 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư (87 doanh nghiệp Việt Nam, 27 doanh nghiệp nước ngoài) xây dựng tại khu công nghiệp thuộc các lĩnh vực chủ yếu : Sản xuất thiết bị điện, điện tử, máy tính ; Sản xuất hàng dệt may ; Chế biến thực phẩm ; Sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu mới ; Sản xuất, chế tạo các sản phẩm linh kiện, cơ khí phụ tùng ô tô, xe máy các loại, các sản phẩm kim loại khác ; Sản xuất kinh doanh các sản phẩm khác. Hiện nay, Khu công nghiệp Quang Minh I, đã lấp đầy khoảng 90%. Các công trình xây dựng tại đây phù hợp với quy hoạch được đánh giá có chất lượng tốt. Tuy nhiên cần phải điều chỉnh chức năng, bố trí các công trình hành chính- dịch vụ, tổ chức hệ thống cây xanh, mô hình hoạt động cụm công nghiệp này theo hướng công nghiệp sạch phù hợp đinh hướng QHCHN2303 được duyệt. Theo đó cần có biện pháp đầu tư nâng cấp, tổ chức cơ cấu sản xuất theo hướng công nghiệp sạch đa ngành, không gây ô nghiêm môi trường cho khu vực.

- Hiện đang xây dựng khu công nghiệp Quang Minh II và khu công nghiệp Quang Minh mở rộng.

+ Khu công nghiệp Quang Minh II đã khai thác sử dụng, có khoảng 6 doanh nghiệp xây dựng tại khu công nghiệp chiếm tỷ lệ lấp đầy khoảng 10% (khu vực phía Tây Bắc).

+ Khu công nghiệp Quang Minh mở rộng có 8 doanh nghiệp xây dựng tại khu công nghiệp (khu vực phía Tây Bắc).

- Các doanh nghiệp khu công nghiệp Quang Minh mở rộng và khu công nghiệp Quang Minh II đã và đang dần triển khai theo quy hoạch trước đây tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt. Các nhà máy, xí nghiệp đã đi vào vận hành nhưng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật (hệ thống cấp nước, thoát nước bẩn…) chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ. Mặc khác, hai khu công nghiệp trên xây dựng chưa phù hợp đinh hướng QHCHN2303 được duyệt cũng như chỉ tiêu theo QCXDVN. Vì vậy, khu công nghiệp Quang Minh mở rộng và khu công nghiệp Quang Minh II sẽ được điều chỉnh để phù hợp với định hướng quy hoạch.

- Hình thức tổ chức xí nghiệp, nhà máy trong phân khu đô thị N2 thành từng nhóm công nghiệp : Nhóm công nghiệp ít gây ô nhiễm, lượng công nhân làm việc đông được bố trí từ phía gần tuyến giao thông chính phía Bắc khu công nghiệp ; Nhóm công nghiệp có nhu cầu vận chuyển lớn bố trí gần tuyến giao thông chính, thuận tiện cho việc xuất nhập vật tư hàng hóa ; Nhóm công nghiệp gây ô nhiễm được bố trí vào khu đất phía cuối hướng gió và cuối nguồn nước chảy.

- Phân theo loại ngành công nghiệp gồm 5 cụm chính : Sản xuất thiết bị điện, điện tử, máy tính ; Sản xuất hàng dệt may ; Chế biến thực phẩm ; Sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu mới ; Sản xuất, chế tạo các sản phẩm linh kiện, cơ khí phụ tùng ô tô, xe máy các loại, các sản phẩm kim loại khác. Hiện trạng phát triển ngành nghề trong khu vực nghiên cứu là phát triển theo hướng đa ngành phù hợp với Quy hoạch phát triển. Khu vực công nghiệp đã tồn tại, xây dựng mô hình sản xuất công nghiệp đa ngành, khu vực xây dựng mới theo Quy hoạch phát triển Công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 định hướng cho khu vực Mê Linh ưu tiên phát triển: Công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin, cơ khí, sản xuất ô tô, Công nghiệp vật liệu mới, hóa dược – mỹ phẩm, dệt may…

Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật:

Khu vực nghiên cứu có nhà máy nước sạch Quang Minh và nhà máy xử lý nước thải đáp ứng nhu cầu sản xuất cho khu công nghiệp Quang Minh I cũng như khu vực dân cư lân cận.

Đất giao thông:

Đất giao thông bao gồm đường sắt, đường bộ (không bao gồm đường giao thông nội bộ), nhà ga,… Hiện có công trình ga Thạch Lỗi với diện tích khoảng 0,28 ha.

Đất nghĩa trang, nghĩa địa:

Gồm 3 khu nghĩa trang, 3 khu nghĩa địa nằm tại Thị trấn Quang Minh (nghĩa trang Gia Lạc, nghĩa địa Đồng Dày), Thị trấn Chi Đông (nghĩa trang Đồng Khúc, nghĩa địa Đồng Xung, nghĩa địa Đồng Giăng), xã Kim Hoa (nghĩa trang Đồng Giải), chủ yếu nằm rải rác trên khu vực đất nông nghiệp, đất không sử dụng. Tập trung lớn nhất là khu nghĩa trang Gia Lạc nằm trong khu công nghiệp Quang Minh I có diện tích khoảng 2,17 ha.

Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ tới công tác nghiên cứu quy hoạch phát triển đô thị. Các nghĩa trang này đều gây ô nhiễm môi trường.

Đất nông nghiệp, đất không sử dụng

- Đất nông nghiệp, đất không sử dụng chiếm phần lớn diện tích trong ranh giới nghiên cứu. Trong đó đất nông nghiệp chủ yếu trồng lúa và một phần trồng rau và hoa màu.

Mặt nước

Trong khu vực nghiên cứu còn một số tuyến kênh tưới chạy qua cung cấp nước tưới cho các khu vực ruộng canh tác nông nghiệp. 

Đặc biệt chạy dọc đường sắt hiện có, có tuyến kênh Tây (kênh tưới) có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho diện tích đất nông nghiệp trong khu vực nghiên cứu quy hoạch và các khu vực xung quanh.

II.4. Hiện trạng kiến trúc – cảnh quan:

Công trình công cộng:

Hiện trong khu nghiên cứu chỉ có công trình ga Thạch Lỗi, chất lượng công trình trung bình, với tầng cao công trình 1 tầng.

Các thôn chưa có công trình văn hóa sinh hoạt cộng đồng.

- Công trình trường học, trường mầm non:

Các trường học cơ bản được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, có hình thức kiến trúc tương đối đẹp, tầng cao khoảng 3-4 tầng .

- Công trình nhà ở

Khu vực nghiên cứu phân khu N2 nằm trong huyện Mê Linh nhà ở chủ yếu là các công trình bê tông xây dựng cao 3 đến 4 tầng. Hình thức kiến trúc pha tạp không thống nhất đang làm mất đi nét kiến trúc đặc trưng truyền thống.

Nhà ở khu vực nghiên cứu theo dạng chia lô, một số khu vực giáp đường nhà ở theo dạng lô phố kết hợp cửa hàng tầng 1.

- Công trình cơ quan:

Khu đất hiện trạng cơ quan có quy mô không lớn, công trình 3-4 tầng, có hình thức kiến trúc tương đối đẹp.

- Công trình di tích, tôn giáo – tín ngưỡng:

Công trình chùa Vạn Phúc nằm trong khu vực làng xóm. Với nhận thức ngày càng cao của người dân về giá trị di sản của các công trình di tích, tôn giáo nên các công trình và quần thể di sản ngày càng được tôn tạo bảo tồn, tuy nhiên cần có sự kiểm soát về hình thức kiến trúc để tránh tình trạng hiện đại hóa các công trình di tích, mất đi hình thái kiến trúc dân tộc.

- Công trình công nghiệp, kho tàng:

Modun nhà máy nhỏ nhất là 1- 1,5 ha, nhà máy có quy mô vừa ghép từ 2- 3 modun, nhà máy có quy mô lớn nhất là 16 ha (công ty Nitori Fumiture Việt Nam Epe). Quy mô đất cho từng nhà máy được bố trí linh hoạt tùy thuộc vào nhu cầu và loại hình sản xuất công nghiệp.

Khu công nghiệp Quang Minh I đã được xây dựng gần như hoàn chỉnh, tầng cao thấp (1- 2 tầng), các nhà máy, xí nghiệp chưa tạo được sự thống nhất về hình thái kiến trúc công trình, manh mún.

Các nhà máy, xí nghiệp được bố trí theo tính chất và mức độ độc hại, các ngành có mức độ, tính chất độc hại được bố trí với nhau thành cụm, đặt cuối hướng gió và nguồn nước. Công trình công nghiệp trong các khu công nghiệp đã và đang đầu tư xây dựng với chất lượng công trình tốt đáp ứng được nhu cầu về sản xuất. Tuy nhiên, để phù hợp với định hướng Quy hoạch cần tổ chức hình thức theo tổ hợp thống nhất.

II.5. Phân tích hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội của các khu vực lân cận và đô thị liên quan đến khu vực nghiên cứu :

Khu vực phía Bắc sông Hồng các khu, cụm công nghiệp nằm chủ yếu dọc theo các tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, Quốc lộ 18, Quốc lộ 3... phần lớn các khu công nghiệp đang hoạt động có hiệu quả và tỷ lệ lấp đầy (từ 75% trở lên). Các khu vực lân cận hiện đã xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, trong đó đáng kể là khu công nghiệp Nội Bài, khu công nghiệp Thăng Long phát triển trên tuyến Bắc Thăng Long – Nội Bài cùng với khu công nghiệp Quang Minh I.

Khu vùc nghiªn cøu tiÕp gi¸p kÕ cËn víi c¸c ®Çu mèi giao th«ng chÝnh Thµnh phè: ®­êng cao tèc B¾c Th¨ng Long – Néi Bµi, tuyÕn ®­êng s¾t Hµ Néi – Lµo Cai, s©n bay Quèc tÕ Néi Bµi. Phân khu đô thị N2 thuộc địa giới hành chính huyện Mª Linh, n»m phÝa B¾c trung t©m thuéc c¸c ThÞ trÊn Quang Minh, Chi §«ng vµ c¸c x· Kim Hoa, Thanh L©m. Khu vùc nghiªn cøu ph¸t triÓn c«ng nghiÖp, kÕt nèi thuËn tiÖn víi ®« thÞ Mª Linh – trung t©m dÞch vô ®« thÞ chÊt l­îng cao hç trî ph¸t triÓn cho khu vùc nghiªn cøu, c¸c khu ®« thÞ phÝa §«ng ph©n khu ®« thÞ N2.

ång thêi, tæ chøc x©y dùng tr­êng d¹y nghÒ, ®µo t¹o ®éi ngò c¸n bé qu¶n lý kinh tÕ; c¸n bé qu¶n lý khoa häc kü thuËt; c¸c chñ doanh nghiÖp; c«ng nh©n kü thuËt cã tay nghÒ cao ®¸p øng nhu cÇu cho nguån nh©n lùc ®Ó thùc hiÖn c¸c môc tiªu ph¸t triÓn c«ng nghiÖp.

6. Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật :

II.6.1 Giao thông

* Các tuyến đường thành phố và khu vực trong khu quy hoạch:

- Về đường sắt: 

+  Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai có chiều dài qua khu vực nghiên cứu khoảng 5,1km, nền đường đơn, khổ đường 1m.

+ Ga Thạch Lỗi là ga xép có diện tích khoảng 0,28ha.

- Về đường bộ: Tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài: là tuyến giao thông huyết mạch nối Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài với trung tâm Thành phố, chiều dài qua khu vực nghiên cứu  khoảng 1,28km. Tuyến đường này được xây dựng với tiêu chuẩn cao, tốc độ thiết kế 80km/h, phần đường xe chạy gồm 2 dải xe cơ giới, mỗi dải rộng 8m, hai dải xe thô sơ,mỗi dải rộng 2,5m; dải phân cách trung tâm rộng 0,5m, dải phân cách giữa đường xe thô sơ và đường xe cơ giới rộng 0,25m, lề đường rộng 0,5m mỗi bên. Tổng chiều rộng mặt đường khoảng 21,5 m, nền đường rộng 28 ¸ 36m. Tuy được xây dựng với tiêu chuẩn khá cao nhưng tuyến đường này chỉ giao vượt tuyến đường sắt Bắc Hồng – Lào Cai, giao bằng với tất cả với các tuyến quốc lộ , tỉnh lộ và đường liên huyện, liên xã. Các đường dân sinh khác giao chui qua đường Bắc Thăng Long - Nội Bài hoặc chỉ giao nhập với dải xe thô sơ. Chiều dài tuyến đường qua khu vực quy hoạch là 1,28km có diện tích khoảng 4,1ha

* Các tuyến đường trong khu công nghiệp Quang Minh:

Trong phạm vi quy hoạch còn có các tuyến đường nội bộ trong khu công nghiệp Quang Minh 1 với quy mô mặt cắt ngang từ 13,5 ¸ 36m.

- Mặt cắt ngang các tuyến đường trục chính rộng 36m với thành phần gồm lòng đường rộng 15m (4 làn xe) mỗi bên, dải cây xanh trung tâm rộng 11m và hè mỗi bên rộng 5m. Tổng chiều dài qua khu vực quy hoạch là 4,56km.

- Các tuyến đường nhánh rộng 13,5m¸30m bao gồm lòng đường rộng 7¸14m (2¸4 làn xe) và hè mỗi bên rộng 3¸5m. Tổng chiều dài các tuyến đường này là 5,05km.

* Các tuyến đường làng xóm khác

- Tuyến đường liên xã Chi Đông hiện đang xuống cấp, có mặt cắt ngang rộng khoảng 4,5 -5m. Đây là tuyến đường nối các xã ở phía Tây huyện Mê linh với khu vực công nghiệp của huyện.

- Trong khu vực còn có các tuyến đường làng xóm với mặt cắt ngang từ 3-5m. Các tuyến đường này chủ yếu là đường bê tông xi măng chất lượng tương đối tốt.

Các số liệu tổng hợp hiện trạng giao thông:

Tổng diện tích đất giao thông: khoảng 55,25ha, trong đó:

- Đường bộ: khoảng 47,3ha

- Đường sắt: khoảng 7,93ha

* Nhận xét: Phân khu N2 thuộc huyện Mê Linh, nằm ở phía Bắc Thành phố nên tập trung một số công trình đầu mối và tuyến giao thông quan trọng của cả nước và của Thành phố như: tuyến đường sắt Bắc Hồng – Lào Cai, đường Bắc Thăng Long – Nội Bài. Đây là một trong những nhân tố thuận lợi quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế xã hội và phát triển đô thị trên địa bàn huyện Mê Linh. Tuy nhiên, các tuyến giao thông lớn này hiện cũng đang chia cắt phân khu N2 với các khu vực lân cận do thiếu hệ thống đường gom, cầu vượt và hầm chui. Về mạng lưới giao thông nội bộ trong khu vực lập quy hoạch cũng đã tương đối phủ kín trên toàn địa bàn. Nói chung, hệ thống giao thông đối ngoại cũng như các tuyến giao thông nội bộ tương đối tốt. Tuy nhiên một số khu vực như khu vực phía Tây, phía Bắc và phía Nam của phân khu, hệ thống giao thông đường bộ còn thiếu về mật độ mạng lưới, chất lượng chưa tốt và còn nhỏ hẹp, phần nào chưa góp phần khai thác hết tiềm năng, thế mạnh cải thiện đời sống nhân dân trong các khu vực lân cân cũng như chính bản thân khu công nghiệp hiện nay.

BẢNG THỐNG KÊ HỆ THỐNG GIAO THÔNG TRONG PHẠM VI QUY HOẠCH

TT

Tên tuyến đường

Chiều dài

(km)

Chiều rộng

(m)

Diện tích (ha)

Kết cấu mặt đường

Nền

Mặt

 

 

I

Đường bộ

 

 

 

 

 

1

Đường Bắc Thăng Long - Nội Bài

1,28

34

34

4,3

BT nhựa

2

Đường trục chính khu CN Quang Minh

4,56

36

36

16,4

BT nhựa

3

Đường nhánh khu công nghiệp

10,0

13,5 -30

13,5 -30

24,0

BT nhựa

4

Đường thôn xóm khác

4,36

3 -9

3 -7

2,6

BTXM

 

Tổng

59,44

 

 

47,3

 

II

Đường sắt

 

 

 

 

 

1

Tuyến đường sắt Bắc Hồng- Lào Cai

5,1

Nền đường đơn, khổ đường 1m. 

7,65

 

2

Ga Thạch Lỗi

 

 

 

0,28

 

 

Tổng

5,1

 

 

7,93

 

 

*Nhận xét:

Các tuyến đường giao thông trong khu vực hiện nay đã đáp ứng được phần nào nhu cầu đi lại của khu vực. Tuy nhiên, về lâu dài khi khu vực phát triển thành một khu công nghiệp hiện đại thì mạng lưới đường giao thông cần được bổ sung và thiết kế đồng bộ.

II.6.2 Chuẩn bị kỹ thuật:

* Hiện trạng cao độ nền:

Khu vực nghiên cứu được chia thành các khu vực có địa hình cụ thể như sau:

+ Khu vực dân cư hiện có có cao độ nền dao động từ: 9,20m¸10,30m.

+ Khu công nghiệp Quang Minh hiện có có cao độ nền dao động từ: 9,0m¸ 10,50m.

+ Khu vực ruộng canh tác có cao độ nền dao động từ: 8,20m¸8,60m.

+ Cao độ đường Băc Thăng Long - Nội Bài có cao độ nền dao động từ:11,0m ¸11,50m.

Nhìn chung nền có hướng dốc về phía Đông Bắc và phía Tây Nam, dốc về phía sông Cà Lồ và các trục thoát nước chính trong khu vực.

*Hiện trạng hệ thống thoát nước:

+ Khu vực dân cư hiện có được thoát vào hệ thống cống nắp đan sau đó thoát ra các tuyến mương hở chạy dọc ven làng và thoát vào hệ thống thoát nước của khu vực.

+ Khu vực khu công nghiệp Quang Minh đã xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa tương đối hoàn chỉnh có tiết diện B1000mm¸B1400mm và thoát vào hệ thống thoát nước hiện có dọc tuyến đường sắt và dọc đường Bắc Thăng Long – Nội Bài.

+ Trong khu vực nghiên cứu còn một số tuyến kênh tưới chạy qua cung cấp nước tưới cho các khu vực ruộng canh tác nông nghiệp.  Đặc biệt chạy dọc đường sắt hiện có, có tuyến kênh Tây (kênh tưới) có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho diện tích đất nông nghiệp trong khu vực nghiên cứu quy hoạch và các khu vực xung quanh, kênh có bề rộng B=6m.

BẢNG TỔNG HỢP CÁC TUYẾN CỐNG, MƯƠNG TƯỚI TIÊU CHÍNH

STT

Loại hình, kết cấu

Chiều dài

(km)

Ghi chú

(chức năng)

1

Kênh xây hở B=6m

3,25

Kênh tưới (Kênh Tây)

2

Kênh xây hở B=1m

2,2

Kênh tưới

3

Kênh đất hở B=2-3m

5,1

Kênh tiêu thoát nước mưa

4

Mương xây hở B=1000mm

11

Thoát nước mưa

5

Mương xây hở B=1400mm

2,17

Thoát nước mưa

6

Cống tròn BTCT D1000mm

0,25

Thoát nước mưa

7

Cống tròn BTCT D1500mm

0,12

Thoát nước mưa

II.6.3. Cấp nước:

Khu vực nghiên cứu hiện đang được cấp nước sạch từ nhà máy nước Quang Minh (công suất hiện có 3000 m3/ngđ). Nhà máy nước được xây dựng từ năm 2003, dây chuyền công nghệ Đức. Gồm bể chứa dung tích 500 m3/1 bể, 1 đài nước dung tích 180m3. Cấp nước cho 120 công ty trong khu công nghiệp Quang Minh và một số khu vực lân cận. Chi tiết xem bản vẽ hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và bảng thống kê hiện trạng cấp nước.

BẢNG THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC

TT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

Ghi chú

A

Công trình đầu mối:

 

 

 

1

Nhà máy nước Quang Minh

m3/ngày

3.000

Nhà máy nước ngầm

2

Trạm bơm giếng nước thô

trạm

06

 

3

Đài nước

đài

01

 

B

Mạng lưới đường ống:

 

 

 

 

Phân phối

 

 

 

 

F200

m

8.569

 

 

F100

m

2.972

 

Nhận xét:

- Nguồn nước ngầm khu vực có chất lượng tương đối sạch, hàm lượng sắt, Mn không đáng kể. Nhà máy nước trong khu vực được đầu tư công nghệ hiện đại à Chất lượng nước sau xử lý tốt.

- Hệ thống cấp nước hiện có đang hoạt động ổn định, cấp nước liên tục, đủ về số lượng, áp lực.

- Hiện tại khu vực chưa sử dụng hết công suất thiết kế (mới chỉ đạt 1/4 công suất thiết kế). Vì vậy, nếu phát huy hết công suất nhà máy nước Quang Minh sẽ có khả năng đáp ứng được nhu cầu cấp nước sạch cho toàn bộ khu vực mở rộng.

- Hệ thống công trình đầu mối và mạng lưới cấp nước mới được đầu tư xây dựng nên còn khả năng sử dụng lâu dài.

- Để đáp ứng nhu cầu cấp bổ sung cho các vực lân cận, mở rộng vùng tiêu thụ nước và nâng cao tiêu chuẩn phục vụ của dịch vụ, thì bên cạnh việc khai thác hết năng lực của hệ thống hiện có cần thiết có phương án hỗ trợ cấp nước từ nguồn nước mặt sông Hồng và NMN ngầm Bắc Thăng Long Vân Trì. Đây cũng chính là một trong các điểm thuộc phạm vi cấp nước của 2 nguồn nước trên.

II.6.4. Cấp điện:

* Nguồn cấp:

 Nguồn điện cấp cho khu vực này được lấy từ trạm 110/35/22KV Phúc Yên, thông qua các tuyến đường dây 22KV.

*  Mạng lưới cấp điện

Các tuyến điện trung thế 22KV  đi nổi cấp điện cho khu vực, đường trục AC-185mm2, đường nhánh AC 70-95mm2.

* Nhận xét:

-  Hiện tại đáp ứng được nhu cầu phụ tải trong giai đoạn hiện nay.

- Để đáp ứng nhu cầu phụ tải sẽ phát triển theo quy hoạch cần xây dựng mới các tuyến cáp ngầm 22KV, trạm 110KV.

BẢNG THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG CẤP ĐIỆN

TT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

Ghi chú

A

Trạm biến áp trung gian

 

0

Trong khu QH không có trạm biến áp trung gian

B

Đường dây 110KV

 

0

Trong khu QH không có đường dây cao thế 110KV

C

Đường dây trung thế

 

 

 

1

Đường dây 22KV

KM

19,3

Đường trục AC-185mm2, đường nhánh AC70-95mm2.

2

Tổng

KM

19,3

 

D

Trạm biến áp hạ thế

Trạm/KVA

141/33.000

 

II.6.5. Hiện trạng thông tin liên lạc:

* Nguồn cấp:

Phục vụ các thuê bao của khu vực này  là tổng đài Quang Minh với dung lượng khoảng 10.000 số.

* Nhận xét:

Để phục vụ các thuê bao sẽ phát triển ở khu quy hoạch nói riêng và cả khu vực nói chung, cần xây dựng mới tổng đài.

BẢNG THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG CẤP THÔNG TIN LIÊN LẠC

    TT                                    

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

Ghi chú

1

Cáp gốc

KM

8,2

Được cấp từ tổng đài Quang Minh

2

Tổng

 

8,2

 

II.6.6. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang

* Thoát nước thải:

Khu vực lập quy hoạch bao gồm hai khu rõ rệt: khu công nghiệp Quang Minh 1đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh và khu vực đất nông nghiệp. Hệ thống thoát nước thải cụ thể như sau:

- Đối với khu công nghiệp Quang Minh 1 hệ thống thoát nước thải của khu vực là hệ thống thoát nước riêng.

+ Nước thải từ các xí nghiệp được xử lý cục bộ đảm bảo thông số và nồng độ theo tiêu chuẩn trước khi xả vào hệ thống cống thoát nước thải riêng D300mm¸D600 mm. Sau đó nước thải được đưa về trạm xử lý công suất 5.400 m3/ngđ tại ô đất ký hiệu DM42 nằm ở phía Nam khu công nghiệp.

+ Nước thải sau xử lý được xả vào hệ thống thoát nước mưa trong khu công nghiệp.

- Khu vực phía Nam và phần mở rộng khu công nghiệp Quang Minh 1 hiện không có hệ thống thoát nước thải. Các khu vực dân cư lân cận cũng chưa có hệ thống thoát nước thải riêng mà thoát vào hệ thống mương tiêu hiện có trong khu vực.

+ Các xí nghiệp ký hợp đồng với công ty môi trường đô thị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn (sinh hoạt và công nghiệp).

* Chất thải rắn:

- Rác thải trên các tuyến đường trong khu công nghiệp được đơn vị thu gom rác thải thuộc Ban quản lý khu công nghiệp Quang Minh thu gom và đem chôn lấp ở phía Đông nhà máy xử lý nước thải của khu công nghiệp.

- Rác thải công nghiệp của các công ty trong khu công nghiệp Quang Minh 1 : Được hợp đồng trực tiếp với đơn vị thu gom riêng theo nhu cầu của từng công ty.

* Nghĩa trang, nghĩa địa

Trong khu vực nghiên cứu hiện có 6 nghĩa trang, nghĩa địa nằm xen lẫn trong khu đất nông nghiệp, đất không sử dụng với tổng diện tích khoảng 5.87 ha, trong đó nghĩa trang Gia Lạc thuộc khu công nghiệp Quang Minh I có diện tích lớn nhất, khoảng 2.17 ha. Các nghĩa trang hiện vẫn đang hoạt động, hình thức táng chủ yếu là hung táng và cải táng gây ô nhiễm nghiêm trọng  tới môi trường.

* Nhận xét: Hiện trạng thoát nước thải và vệ sinh môi trường tại phân khu N2 cho thấy việc giải quyết các vẫn đề ô nhiễm tương đối tốt. Tuy nhiên với các khu dân cư lân cận thì việc hạn chế ô nhiễm là chưa được quan tâm và chưa đến mức nguy hiểm nhưng đang tiến triển nhanh theo chiều hướng xấu đi. Việc xử lý triệt để nguồn ô nhiễm cần phải có dự án cụ thể và khả thi, những dự án này phải nhanh chóng được thực hiện, tránh các tác động ô nhiễm môi trường nước ngầm và môi trường không khí ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.

II.7. Các đồ án quy hoạch, dự án chuẩn bị đầu tư có liên quan

II.7.1. Đánh giá thực hiện quy hoạch chung:

* Trước đây, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc đến ngày 01/8/2008, huyện Mê Linh được tách ra khỏi tỉnh Vĩnh Phúc và sát nhập vào Thành phố Hà Nội. Trong ranh giới nghiên cứu phân khu đô thị N2 được thực hiện theo các quy hoạch sau:

- Quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 208/2004/QĐ-TTg ngày 13/12/2004.

- Quy hoạch chung đô thị Chi Đông, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 3575/QĐ-UBND ngày 4/12/2007.

- Quy hoạch chung đô thị Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 3575/QĐ-UBND ngày 4/12/2007.

Trên các cơ sở các quy hoạch nêu trên, một số quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 đã được nghiên cứu và triển khai đầu tư xây dựng. Tỷ lệ các dự án triển khai thực tế đạt khoảng 40- 45%.

* Giai đoạn từ thời điểm QHCHN2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 26/7/2011 đến nay:

- Trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, các quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch phân khu đang được nghiên cứu triển khai như: Giao thông; cấp điện; cấp nước; nghĩa trang; chất thải; thương mại; giáo dục… trong đó quy hoạch cấp điện đã được phê duyệt.

II.7.2. Quy hoạch, dự án có liên quan:

Các quy hoạch, dự án và các chủ trương đầu tư hiện đã và đang được nghiên cứu triển khai trong ranh giới quy hoạch phân khu chủ yếu được thực hiện theo Quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt.

Trong ranh giới nghiên cứu quy hoạch phân khu hiện có 05 đồ án quy hoạch, dự án và các chủ trương đầu tư đang nghiên cứu triển khai. Bao gồm 03 đồ án quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc (trước đây) phê duyệt; 02 khu vực đã được cấp có thẩm quyền  chấp thuận chủ trương đầu tư.

II.7.3. Đánh giá, phân loại các quy hoạch, dự án có liên quan:

DANH MỤC CÁC ĐỒ ÁN, DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tên Đồ án QH, Dự án đầu tư XD

Địa điểm

Thông tin về các đồ án QH

Tình hình triển khai

Ghi chú

Đơn vị được giao lập QH

Quy mô (ha)

Cơ quan, số QĐ phê duyệt QH tỷ lệ 1/2000

QHCT khu công nghiệp Quang Minh I, tỷ lệ 1/2000

 

TT Quang Minh, TT Chi Đông

Công TNHH ĐT & PTHT Nam Đức

407,0

Quyết định phê duyệt số 3742/2004/QĐ-UBND ngày 22/10/2004, Điều chỉnh QH tại Quyết định số 2808/QĐ-UBND ngày 31/7/2008

 

Các dự án thứ phát đã lấp đầy khoảng 90%

UBND tỉnh phê duyệt
hồ sơ đồ án QH đã khai thác sử dụng

QHCT khu công nghiệp Quang Minh 2, tỷ lệ 1/2000

TT Quang Minh, TT Chi Đông, xã Thanh Lâm, xã Kim Hoa

Công TNHH ĐT XD Quang Minh

266,37

Điều chỉnh QH 2634/QĐ-UBND ngày 23/07/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc

Các dự án thứ phát đã lấp đầy khoảng 10%, đang làm thủ tục GPMB phần diện tích còn lại

UBND tỉnh phê duyệt
hồ sơ đồ án QH đã khai thác sử dụng

QHCT khu công nghiệp Quang Minh mở rộng

TT Chi Đông, xã Kim Hoa

 

63,00

Quyết định phê duyệt số 3494/QĐ-UB ngày 4/10/2004

 

UBND tỉnh phê duyệt
hồ sơ đồ án QH

* Đánh giá phân loại:

Khu công nghiệp Quang Minh I được phê duyệt theo Quyết định số 3742/2004/QĐ-UB ngày 22/10/2004 và Điều chỉnh quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 2808/QĐ-UBND ngày 31/7/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích khoảng 407 ha.

Khu công nghiệp Quang Minh II được phê duyệt tại Quyết định số 3494/QĐ-UB ngày 4/10/2004, điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Quang Minh II tại Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 31/1/2007, điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Quang Minh II tại Quyết định số 2634/QĐ-UBND ngày 23/7/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Khu công nghiệp Quang Minh mở rộng được phê duyệt tại Quyết định số 3494/QĐ-UB ngày 4/10/2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo danh sách tổng hợp phân loại các Đồ án, Dự án trong 244 đồ án, dự án đợt I 

+ Dự án Khu công nghiệp Quang Minh I, khai thác sử dụng 90% và được tiếp tục sử dụng.

+ Khu công nghiệp Quang Minh II, khai thác sử dụng 10%, một phần phía nam thuộc vùng kiểm soát đặc biệt vì vậy cần điều chỉnh phù hợp Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số  1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011.

* Nhận xét chung:

Khu công nghiệp Quang Minh I, khu công nghiệp Quang Minh II, khu công nghiệp Quang Minh mở rộng được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt và đang được triển khai sử dụng. Tuy nhiên tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp Quang Minh I hiện nay chưa đảm bảo các yêu cầu theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD. Mặt khác, các dự án trên được điều chỉnh phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

II.8. Đánh giá chung:

II.8.1. Đánh giá quỹ đất xây dựng

Khu vực đất thuận lợi cho khai thác xây dựng:

Bao gồm:

- Khu vực các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng:

+ Các đồ án, dự án thuộc nhóm 1, trong danh mục rà soát 240.

+ Các dự án đã, đang triển khai xây dựng không nằm trong danh mục rà soát 240:

- Khu vực còn lại:

+ Khu vực đất nông nghiệp, đất không sử dụng, thuận lợi trong công tác GPMB.

+ Ít phải đầu tư vào công tác chuẩn bị kỹ thuật.

Khu vực đất thuận lợi có mức độ cho khai thác xây dựng:

Bao gồm:

- Khu vực chuyển đổi chức năng:

+ Khu vực đất phi nông nghiệp cần chuyển đổi chức năng

- Khu vực còn lại:

+ Khu vực mặt nước lớn, thuận lợi trong công tác GPMB.

+ Cần phải đầu tư lớn vào công tác chuẩn bị kỹ thuật.

Khu vực cấm và hạn chế khai thác xây dựng:

+ Khu vực nằm trong hành lang cách ly các công trình đặc thù (công trình HTKT, quốc phòng - an ninh đặc biệt, di tích có vùng bảo vệ không gắn liền bản thân di tích thuộc đất phi nông nghiệp, nghĩa trang - cơ sở hỏa táng, công nghiệp có HLCL…), các tuyến hạ tầng kỹ thuật

Khu vực cải tạo, chỉnh trang:

Bao gồm:

- Khu vực các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng:

+ Các đồ án, dự án được phép thuộc nhóm 2, 3; trong danh mục rà soát 240.

+ Các đồ án, dự án khác

- Khu vực còn lại:

+ Các khu vực đất phi nông nghiệp hiện hữu sử dụng ổn định; cải tạo - chỉnh trang theo quy hoạch.

BẢNG ĐÁNH GIÁ KHAI THÁC ĐẤT ĐAI XÂY DỰNG

Khu vực

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

Khu vực đất thuận lợi cho khai thác xây dựng

351,56

49,96

Khu vực đất thuận lợi có mức độ cho khai thác xây dựng

27,5

3,91

Khu vực cấm và hạn chế khai thác xây dựng

20,18

2,87

Khu vực cải tạo, chỉnh trang

304,39

43,26

Tổng cộng

703,63

100,00

(Nguồn: QCXD,  TCVN 4449:1987, TCVN 4418:1987 và nghiên cứu của Viện QHXDHN)

II.8.2. Đánh giá chung hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:

Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch một phần đã được xây dựng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên phần còn lại chưa được xây dựng hiện chưa có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầy đủ. Hệ thống thoát nước chung tại các khu dân cư không đảm bảo vệ sinh môi trường. Các ao, hồ, mương trên địa bàn là nơi chứa nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý.  Nghĩa trang nhân dân tồn tại từ lâu đời và vẫn đang nhận hung táng đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, nước ngầm và đất. 

Yếu tố khống chế có tác động lớn là hành lang bảo vệ  tuyến đường sắt Quốc gia cũng như các tuyến đường đô thị chính qua khu quy hoạch.

II.8.3. Đánh giá tổng hợp:

a) Thuận lợi :

- Có vị trí thuận lợi, nằm phía Bắc trung tâm Hà Nội thuộc 2 thị trấn Quang Minh, Chi Đông và 2 xã Kim Hoa, Thanh Lâm – huyện Mê Linh. Tiếp giáp kế cận với các đầu mối giao thông chính Thành phố (đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài, tuyến đường sắt Bắc Hồng – Lào Cai, sân bay Quốc tế Nội Bài).

- Vị trí nằm cuối hướng gió chủ đạo Đông Nam.

- Tồn tại và phát triển khu công nghiệp với mô hình phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quỹ đất bằng phẳng thuận lợi để phát triển và mở rộng khu công nghiệp.

b) Khó khăn :

- Xây dựng khu công nghiệp gần khu dân cư làm cho không gian cảnh quan và môi trường sinh thái khu vực làng xóm hiện nay sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực.    

- Xa trung tâm thành phố Hà Nội, nằm phía Bắc sông Hồng.

- Tính đồng thuận của các Thị trấn và xã khi lập quy hoạch.

- Tuyến đường sắt Bắc Hồng – Lào Cai tạo sự ngăn cách, tách biệt giữa các khu công nghiệp, các giao cắt qua đường sắt bị hạn chế.

c) Cơ hội :

- Nằm trên trục hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Lào Cai – Hải Phòng, phát triển mở rộng khu công nghiệp Quang Minh.

- Chủ yếu với diện tích là đất nông nghiệp, đất không sử dụng nên việc phát triển và chuyển đổi mô hình sang sản xuất công nghiệp là thuận lợi.

d) Thách thức :

- Mối liên kết với trung tâm Thành phố.

- Đào tạo nghề, thu hút lao động khi phát triển mở rộng khu công nghiệp.

e) Kết luận :

Là khu vực có rất nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển công nghiệp sạch đa ngành và tạo đầu mối giao thông.

Các vấn đề chính cần giải quyết:

- Đề xuất cơ cấu sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, phù hợp với quy mô, tính chất đã được duyệt tại Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 của UBND Thành phố Hà Nội và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, Thành phố Hà Nội.

- Xác định đủ các yêu cầu của quy hoạch về sử đụng đất đai: các khu dân cư giữ lại cải tạo, khu vực sản xuất đã xây dựng và khu xây dựng mới, khoảng cách ly theo Quy chuẩn, xác định đủ các nhu cầu về công trình công cộng, chuyển đổi cơ cấu lao động, đồng thời khốp nối hạ tầng kỹ thuật với các khu vực lân cận, các đầu mối hạ tầng kỹ thuật khác trong khu vực.

- Xác định cơ cấu, tính chất, loại hình sản xuất công nghiệp trong khu vực theo định hướng phát triển công nghiệp Thành phố. Trên cơ sở xác định khoảng cách ly vệ sinh an toàn cho khu dân cư theo Quy chuẩn xây dựng.

- Xác định các chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật các khu đất xây dựng trong phạm vi nghiên cứu, phân biệt rõ chỉ tiêu giữa các khu vực: công nghiệp, dân dụng; khu vực cải tạo, di chuyển theo quy hoạch phù hợp với các chức năng khác nhau trong khu vực quy hoạch, tạo cơ sở pháp lý cho Thành phố, chính quyền địa phương và chủ đầu tư quản lý xây dựng theo quy hoạch.

- Ưu tiên quỹ đất để di dãn dân, tái định cư cho địa phương, giải quyết các nhu cầu mất cân đối về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho xã hội.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cho khu đất nghiên cứu đảm bảo khớp nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung và các dự án đã, đang triển khai có liên quan.

Quan điểm quy hoạch:

- Phát triển khu công nghiệp bền vững trên cơ sở hài hòa 3 yếu tố: kinh tế, môi trường, xã hội.

- Khai thác hiệu quả các yếu tố tự nhiên, vị trí địa lý, giao thông, tiết kiệm đất xây dựng, xây dựng khu công nghiệp đồng bộ .

- Cần lựa chọn đúng đắn các dự án ưu tiên, nhà đầu tư có năng lực thực sự. Phân đợt các giai đoạn xây dựng theo nguyên tắc ưu tiên các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, cơ sở kinh tế, nhà ở, khả năng đầu tư thuật lợi.

 

III. CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN.

III.1. Chỉ tiêu sử dụng đất công nghiệp:

     Căn cứ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (QCXDVN 01:2008/BXD), tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp.

 

Nhà máy, kho tàng:                                       

≥ 55

%  

 

Các khu kỹ thuật:

≥ 1

 

Công trình hành chính, dịch vụ:

≥ 1

 

Giao thông:

≥ 8

 

Cây xanh:

≥ 10

III.2. Chỉ tiêu sử dụng đất, công trình:

Đất đơn vị ở:

 

Gồm:

 

 

+

Đất công cộng đơn vị ở

≥ 1,0

m2 đất/người

+

Đất cây xanh đơn vị ở

≥ 2,0

m2 đất/người

+

Đất trường tiểu học, THCS, mầm non

≥ 2,7

m2 đất/người

+

Đất ở

20-40

m2 đất/người

III.3. Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật:

a) Giao thông:

            + Chỉ tiêu giao thông trong khu công nghiệp: >8% diện tích khu

            + Diện tích giao thông tĩnh khu vực làng xóm: 5m2/người

            + Diện tích bãi đỗ cho nhà ở công nhân: =70% chỉ tiêu cho đô thị

c) Cấp nước:

+ Nước sinh hoạt                                                                   : 180 l/người- ngày.đêm.

+ Nước cấp cho công trình công cộng khu ở,

đơn vị ở và dịch vụ khác trong khu ở và đơn vị ở            : 40m3/ha - ngày.đêm

+ Nước rửa đường Thành phố                                             : 5m3/ha - ngày.đêm

+ Nước trường học:

    - Mẫu giáo                                                              : 100l/cháu

    - Tiểu học, THCS                                                   : 20l/cháu

+ Nước cấp cho cây xanh, TDTT Tp                                 : 5m3/ha - ngày.đêm

+ Nước công nghiệp :

    -Nước sản xuất bia rượu, chế biến thực phẩm, giấy, dệt: 45m3/ha - ngày.đêm

    - Nước khác                                                            : 22m3/ha - ngày.đêm   

+ Nước cấp cho các công trình đầu mối HTKT,

an ninh quốc phòng                                                  : 30m3/ha - ngày.đêm

+ Nước dự phòng, thất thoát rò rỉ                           : 25% tổng công suất

c) Cấp điện:

+ Điện sinh hoạt                                                                   : 0,8KW/người.

+ Công trình công cộng, cây xanh, trường học,

đường giao thông … trong khu ở, đơn vị ở                      : 25% phụ tải sinh hoạt

+ Điện công nghiệp                                                 : 200KW/ha

+ Điện trường đào tạo                                                          : 450KW/ha

+ Đất giao thông cấp thành phố                                          : 12KW/ha

d) Thông tin liên lạc:

+ Thuê bao sinh hoạt                                                            : 1hộ/2 thuê bao

+ Công trình hành chính, dịch vụ                           : 25% nhu cầu sinh hoạt

+ Đất công nghiệp                                                                : 25 thuê bao/ha

+ Đất trường đào tạo                                                            :150 thuê bao/ha

e) Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

- Thoát nước thải lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước, cụ thể:

+ Nước sinh hoạt                                                                   : 180 l/người- ngày.đêm.

+ Nước cấp cho công trình công cộng khu ở,

đơn vị ở và dịch vụ khác trong khu ở và đơn vị ở            : 40m3/ha - ngày.đêm

+ Nước trường học:

    - Mẫu giáo                                                              : 100l/cháu

    - Tiểu học, THCS                                                   : 20l/cháu

+ Nước công nghiệp :

    -Nước sản xuất bia rượu, chế biến thực phẩm, giấy, dệt: 45m3/ha - ngày.đêm

    - Nước khác                                                            : 22m3/ha - ngày.đêm   

+ Nước cấp cho các công trình đầu mối HTKT,

an ninh quốc phòng                                                  : 30m3/ha - ngày.đêm

- Vệ sinh môi trường:

+ Tiêu chuẩn thải chất thải rắn sinh hoạt              : 1,3 kg/ người.ngày

+ Tiêu chuẩn tính toán chất thải rắn công nghiệp            : 0,2tấn/ha.ngày

+ Hệ số tính đến CTR công cộng và khách vãng lai: K=1,2.

- Các chỉ tiêu Quy hoạch hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật tuân thủ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, Quy hoạch khu vực, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn thiết kế và Quy hoạch chuyên ngành.

 

 

BỐ CỤC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC.

IV.1. Tính chất, chức năng và ý tưởng chủ đạo

a/ Tính chất và chức năng phân khu

      - Là một phần đô thị trung tâm trong chuỗi các đô thị phía Bắc sông Hồng.

      - Là khu công nghiệp sạch đa ngành.

      - Là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt với hệ thống công trình đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia và thành phố.

b/ Ý tưởng chủ đạo:

- Hướng đến nền “công nghiệp sạch”, quy hoạch phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, thiết bị đảm bảo nguyên tắc thân thiện với môi trường, tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp. Khuyến khích phát triển áp dụng các công nghệ sạch và quy trình sản xuất ít chất thải, ít gây ô nhiễm môi trường, di dời các cơ sở sản xuất Công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch khu công nghiệp.

- Đối với các khu vực đã xây dựng:

            + Phát triển công nghiệp dựa trên lợi thế các ngành nghề hiện có phù hợp với định hướng của Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội

            + Củng cố nâng cao hiệu quả các xí nghiệp, nhà máy đã có theo hướng phát triển công nghiệp sạch, đa ngành. Xây dựng tổ chức công trình hành chính – dịch vụ cho khu công nghiệp Quang Minh.

            + Đầu tư nâng cấp công nghệ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật (trạm xử lý nước thải, chất thải rắn, hệ thống thoát nước…) và hạ tầng xã hội (dịch vụ xã hội cho công nhân…).

           + Phát triển với các khu chức năng ngoài hàng rào khu công nghiệp đặc biệt là khu vực dân cư hiện có nằm sát khu công nghiệp Quang Minh I cũng như khu vực đô thị lân cận. Tạo dựng hệ thống cây xanh không những tạo cảnh quan đẹp cho khu công nghiệp mà đóng vai trò quan trọng trong việc giảm ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe của con người.       

           + Trong giai đoạn trước mắt bố trí cây xanh cách ly cho khu vực dân cư cũng như hệ thống trường học hiện có nằm sát khu công nghiệp Quang Minh I nhằm giảm ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe cho khu vực dân cư hiện hữu.

- Đối với các khu vực xây dựng mới:

          + Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho nhu cầu phát triển các ngành Công nghiệp theo hướng hiện đại và trong một số ngành, lĩnh vực kinh tế tri thức, góp phần thiết thực xây dựng Thủ đô Hà Nội về cơ bản có nền Công nghiệp theo hướng hiện đại. Phát triển các ngành Công nghiệp chất lượng cao, công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao gắn với chiến lược phát triển kinh tế, phát triển bền vững

            + Phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp sạch đa ngành với các loại hình sản xuất công nghiệp được lựa chọn đầu tư vào khu công nghiệp loại hình có kỹ thuật cao, áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường. Tập trung phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế tạo khuôn mẫu; các ngành và sản phẩm đòi công nghệ cao: công nghệ điện tử, cơ khí chính xác, công nghiệp dược, hóa mỹ phẩm… Phát triển các nhóm ngành nghề mới đồng bộ hiện đại gắn với cải tạo, chỉnh trang, xây dựng lại các khu công nghiệp hiện có, tạo dựng một phân khu đô thị hoàn chính đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế của Thành phố.

         + Khu vực xây dựng mới hình thành các trung tâm mới về hành chính, dịch vụ của khu công nghiệp. Tổ chức tuyến đường giao thông xuyên suốt đáp ứng được tính chất công nghiệp.

          + Khu công nghiệp được tổ chức theo dạng ô bàn cờ, bảo đảm vận chuyển hàng hóa ra và vào cũng như đưa đón công nhân, cán bộ, khách trong khu công nghiệp thuận lợi.

          + Tổ chức không gian cảnh quan cho khu công nghiệp là không gian thấp tầng, theo các mô đun tiêu chuẩn của nhóm ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển của Hà Nội. Tổ chức không gian hài hòa giữa khu công nghiệp với khu vực dân cư xung quanh.

            + X©y dùng khu nhµ ë phôc vô c«ng nh©n khu vùc, gãp phÇn gi¶i quyÕt nh÷ng vÊn ®Ò vÒ kinh tÕ – x· héi, an ninh trËt tù t¹i c¸c khu d©n c­ trong khu vùc. §Ò xuÊt gi¶i ph¸p tæ chøc kh«ng gian nhµ ë, ®Ò xuÊt lo¹i h×nh nhµ ë trªn c¬ së ®iÒu tra x· héi vÒ nhµ ë cña c«ng nh©n trong khu vùc, ®ång bé, hiÖn ®¹i, phï hîp víi ®Æc ®iÓm, ®iÒu kiÖn sèng, t¹o m«i tr­êng sèng æn ®Þnh cho ng­êi d©n vµ c«ng nh©n lao ®éng, phï hîp víi quy ho¹ch. X©y dùng hÖ thèng h¹ tÇng x· héi, h¹ tÇng kü thuËt phï hîp tiªu chuÈn thiÕt kÕ, quy chuÈn x©y dùng vµ quy ho¹ch ®­îc duyÖt, ®¶m b¶o khíp nèi ®ång bé gi÷a khu vùc x©y míi vµ khu vùc c¶i t¹o.

IV.2. Cơ cấu tổ chức không gian:

a/ Khái quát khu vực nghiên cứu cơ cấu:

- Cơ cấu quy hoạch phân khu N2 kéo dài có phạm vi nghiên cứu như sau:

   + Phía Bắc đến hành lang xanh sông Cà Lồ;

+ Phía Tây Bắc và Tây Nam giáp nêm xanh khu vực các xã Kim Hoa, Thanh Lâm và thị trấn Quang Minh;

            + Phía Đông giáp đường Bắc Thăng Long – Nội Bài.

- Diện tích:                                  703,63 ha

- Quy mô dân số:

     - Khu vực đất dân dụng (khu dân cư hiện có, lưu trú ổn định):

                 + Dân số đến năm 2030 khoảng :                2000 người

                 + Dân số tối đa đến năm 2050 khoảng:      2300 người

     - Khu vực nhà ở cho công nhân thuê (lưu trú không thường xuyên): 12.000 công nhân.

Dân số trong phân khu đô thị được tính cho khu dân cư hiện có (tổ 1, thị trấn Chi Đông). Đối với khu nhà ở công nhân chỉ lưu trú tạm thời, không tính toán vào dân số phân khu đô thị (dự báo số lượng công nhân để xác định quy mô khu nhà ở và các công trình hạ tầng xã hội, công cộng dịch vụ, cây xanh... phục vụ khu nhà ở công nhân).

b/ Nội dung phương án cơ cấu:

- Các giải pháp về quy hoạch – kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, môi trường và hoàn thiện khu đất có nội dung tuân thủ với Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và phù hợp với định hướng của Quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Lựa chọn các tuyến đường hợp lý để tạo thuận lợi cao nhất cho việc chia lô khu đất. Giảm đến mức tối thiểu sự gia tăng lưu lượng giao thông vào tuyến đường chính đô thị và đường cao tốc. Tổ chức thuận tiện các phương tiện giao thông công cộng cho công nhân.

- Bảo đảm cung cấp đầy đủ và thuận tiện các cơ sở hạ tầng đến từng lô đất xí nghiệp công nghiệp. Các cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp được phát triển phù hợp với hệ thống hạ tầng chung của đô thị, đặc biệt là hệ thống thoát nước thải và thoát nước mưa.

- Hạn chế các ảnh hưởng bất lợi về mặt môi trường đối với các khu vực dân cư lân cận trong cả quá trình xây dựng và vận hành. Tăng cường diện tích trồng cây xanh, kiểm soát tác động tới môi trường của từng xí nghiệp công nghiệp, trước hết là nước thải và chất thải rắn, hướng tới mục tiêu là “công nghiệp sạch đa ngành”.

- Các công trình công nghiệp phát triển dọc theo đường cao tốc, Vành đai phải tham gia tích cực vào cảnh quan chung của đô thị.

- Tạo điều kiện cho việc phân chia phát triển công nghiệp theo từng giai đoạn, phù hợp với quá trình phát triển hệ thống giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình dịch vụ công cộng phục vụ cho phân khu đô thị.

Đất dân dụng:

* Đất đơn vị ở

Bao gồm 01 đơn vị ở, diện tích khoảng 34,43 ha.

Hạt nhân đơn vị ở là trường học THCS, trường Tiểu học và nhà trẻ - mẫu giáo, công trình công cộng đơn vị ở và vườn hoa, cây xanh TDTT

Khu vực nhóm nhà ở hiện có (Tổ 1 – Thị trấn Chi Đông), giữ lại cải tao chỉnh trang theo quy hoạch.

Khu vực nhóm nhà ở xây dựng mới tổ chức nhóm nhà ở theo hình thức nhà ở công nhân thuê, phục vụ đời sống của công nhân khu vực (khu công nghiệp Quang Minh I), gãp phÇn gi¶i quyÕt nh÷ng vÊn ®Ò vÒ kinh tÕ – x· héi, an ninh trËt tù trong khu vùc.

Quy mô nhà ở nhà ở phục vụ khu công nghiệp:

      - Chỉ tiêu số lượng công nhân làm việc trong khu công nghiệp

         + Khu vực đất công nghiệp đã xây dựng khoảng 140 m²/lao động (khu công nghiệp Quang Minh I hiện có)

         + Khu vực đất công nghiệp xây dựng mới áp dụng chỉ tiêu xác định số lượng công nhân làm việc trong khu công nghiệp khoảng 100m²/lao động.

Quy mô lao động khu I khoảng 21.590 lao động

Quy mô lao động khu II khoảng 12.446 lao động

Theo điều tra hiện trạng lao động đến từ ngoại tỉnh chiếm khoảng 45%, lao động đến từ Hà Nội khoảng 55%. Dự báo nhà ở cho công nhân thuê phải đáp ứng được khoảng 10.000 -12.000 công nhân cho khu I.

Đối với khu II nhà ở công nhân được bố trí trong phân khu GN.

Các loại đất khác trong phạm vi  khu dân dụng

* Đất trường đào tạo

Tổ chức tại phía Đông Bắc khu nhà ở công nhân, trong đó bao gồm cả dự án Trường Trung cấp nghề - Hội nông dân Việt Nam.

* Đất di tích, tôn giáo – tín ngưỡng

Đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng là đất các công trình di tích nằm trong khu vực nghiên cứu bao gồm cả hành lang bảo vệ các công trình di tích này theo Luật Di sản Văn hóa.

Đất xây dựng ngoài phạm vi khu dân dụng

* Đất công nghiệp

Bao gồm 02 khu vực được phân chia bởi tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai hiện có tương ứng với 02 Khu công nghiệp Quang Minh 1 và Quang Minh 2 đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt trước đây.

- Khu 1 (KCN Quang Minh 1): nằm phía Bắc tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai.

Định hướng chính: công nghiệp đa ngành, công nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống.

Phát triển trên cơ sở Khu công nghiệp Quang Minh 1 hiện có, mở rộng tiếp sang khu vực Tây. Khu vực này cơ bản đã thực hiện theo Quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Quang Minh 1 tỷ lệ 1/2000 đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt trước đây, tỷ lệ lấp đầy hiện nay là khoảng 90%.

- Khu 2 (KCN Quang Minh 2): nằm phía Nam tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai.

Định hướng chính: công nghiệp ngành vật liệu mới, trang trí nội thất, ngành công nghiệp công nghệ thông tin phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Đây là Khu công nghiệp phát triển mới, được tổ chức hoàn chỉnh, đáp ứng các yêu cầu một khu công nghiệp chất lượng cao.

* Đất giao thông đối ngoại:

Đường bộ: Bao gồm các tuyến đường cấp đô thị đi qua Phân khu đô thị.

Đường sắt: Tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội – Lào Cai theo định hướng quy hoạch chung sẽ được cải tạo, nâng cấp thành đường sắt đôi. Ga Thạch Lỗi sẽ được thay thế bằng ga Mê Linh. Tuy nhiên đề xuất cải tạo ga Thạch Lỗi thành ga lập tàu hàng để phục vụ tại chỗ cho khu công nghiệp.

* Đất cây xanh cách ly:

Được bố trí hai bên tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội – Lào Cai; giữa khu công nghiệp và khu dân cư vừa làm giảm những tác động tiêu cực và độc hại sinh ra trong quá trình sản xuất như nhiệt độ, bụi, tiếng ồn, rung và khí thải, vừa có chức năng tạo cảnh quan không gian kiến trúc cảnh quan cho khu công nghiệp.

BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CƠ BẢN CƠ CẤU QH

STT

CHỨC NĂNG SỬ DỤNG ĐẤT

DIỆN TÍCH
(HA)

TỶ LỆ
(%)

A

ĐẤT DÂN DỤNG

34,43

4,89

1

Đất đơn vị ở

34,43

 

B

CÁC LOẠI ĐẤT KHÁC TRONG PHẠM VI KHU DÂN DỤNG

2,89

0,41

2

Đất trường đào tạo

2,85

 

3

Đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng

0,04

 

C

ĐẤT XÂY DỰNG NGOÀI PHẠM VI KHU DÂN DỤNG

666,31

94,70

4

Đất công nghiệp

574,15

81,60

5

Đất giao thông đối ngoại

11,64

1,65

6

Đất giao thông cấp đô thị

35,79

5,09

6

Đất cây xanh hành lang cách ly

44,73

6,36

 

TỔNG CỘNG

703,63

100,00

    * Ưu điểm:

- Các công trình công cộng hành chính- dịch vụ tập trung tâm, nằm trên các trục giao thông chính, tạo lập quần thể kiến trúc các không gian lớn, nối kết thuận lợi với các khu vực.

- Hệ thống giao thông xuyên suốt nối ra các đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, đường Vành đai 3, Vành đai 3,5, Vành đai 4 … và ra sân bay Nội Bài thuận lợi. Đồng thời, hệ thống đường sắt quốc gia Hà Nội – Lào Cai qua phân khu đô thị N2.

- Không gian cây xanh tạo các trục cảnh quan của khu công nghiệp đồng thời cải thiện vi khí hậu.

- Tạo lập khu công nghiệp tập trung với các ngành nghề phù hợp với Định hướng quy hoạch.

* Nhược điểm:

- Liên hệ giữa Khu 1 và Khu 2 qua tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội – Lào Cai.

IV.3. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất:

IV.3.1. Quy hoạch sử dụng đất phân khu:

Quy hoạch sử dụng đất:

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng, nghiên cứu cơ cấu và quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư, đề xuất nguyên tắc và giải pháp phân bố sử dụng đất khu vực nghiên cứu xem trên bản vẽ QH04B và được xác định như sau:

      - Phân khu đô thị N2 được chia thành 2 khu quy hoạch, với 37 ô quy hoạch và đường giao thông để kiểm soát phát triển.

- Khu Quy hoạch 1 có tổng diện tích khoảng 508,51 ha; bao gồm 28 ô quy hoạch:

+ Các ô quy hoạch ký hiệu 1-1, 1-2, 1-3, 1-4,… , 1-18 1-19 có chức năng công nghiệp (nhà máy, xí nghiệp; đường giao thông nội bộ; công trình công cộng, hành chính; vườn hoa, cây xanh; công trình HTKT...);

+ Các ô quy hoạch ký hiệu 1-20, 1-21, 1-22, 1-23 có chức năng là đất cây xanh; cơ quan, trường đào tạo, viện nghiên cứu...;

+ Các ô quy hoạch ký hiệu 1-24, 1-25 có chức năng là công trình công cộng dịch vụ, hành chính, cơ quan, văn phòng đại diện, triển lãm...

+ Ô quy hoạch ký hiệu 1-26 có chức năng là đất đơn vị ở (khu dân cư hiện có, khu nhà ở công nhân; công cộng đơn vị ở; trường học; cây xanh, TDTT; đường giao thông nội bộ...);

+ Ô quy hoạch ký hiệu 1-27 có chức năng là bãi đỗ xe;

+ Ô quy hoạch ký hiệu 1-28 có chức năng là Ga Thạch Lỗi, đường sắt và hành lang cây xanh cách ly.

- Khu Quy hoạch 2 có tổng diện tích khoảng 165,42 ha; bao gồm 09 ô quy hoạch ký hiệu 2-1, 2-2, 2-3, …, 2-9 có chức năng công nghiệp (nhà máy, xí nghiệp; đường giao thông nội bộ; công trình công cộng, hành chính; vườn hoa, cây xanh; công trình HTKT...).

- Trong ô quy hoạch gồm các lô đất chức năng đô thị; Đồ án Quy hoạch phân khu được lập trên tỷ lệ 1/2.000 độ chính xác còn hạn chế, do vậy ranh giới, quy mô và các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc của các lô đất xây dựng sẽ được xác định chính xác ở bước sau khi lập quy hoạch tỷ lệ lớn hơn, trên cơ sở quỹ đất cụ thể tại khu vực, đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các chỉ tiêu cơ bản đối với ô quy hoạch đã được xác định tại đồ án Quy hoạch phân khu này. Quá trình lập các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư cần tuân thủ các quy định tại Luật Quy hoạch đô thị, Luật Nhà ở, Luật đất đai...  các quy hoạch chuyên ngành và các quy định hiện hành khác.

- Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của từng ô quy hoạch tại bản vẽ là các chỉ tiêu của đơn vị ở hoặc các nhà máy, xí nghiệp nhằm kiểm soát phát triển chung. Trong quá trình triển khai lập quy hoạch hoặc dự án ở giai đoạn sau, có thể xem xét điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế (kể cả trường hợp sử dụng các tiêu chuẩn nước ngoài) phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định.

- Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt, đã hoặc đang triển khai đầu tư xây dựng, thì tiếp tục triển khai thực hiện theo các nội dung đã được phê duyệt. Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư đã được cấp thẩm quyền phê duyệt mà chưa thực hiện đầu tư xây dựng hoặc đang triển khai các thủ tục lập dự án đầu tư, khi cụ thể hóa cần được kiểm tra, rà soát, đối chiếu với quy họach phân khu được phê duyệt; trường hợp có sự thay đổi về chức năng sử dụng đất và các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc thì cần báo cáo cấp thẩm quyền xem xét quyết định. Các nội dung khi cụ thể hóa các đồ án quy hoạch hoặc dự án đầu tư (nếu có) phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với các chỉ tiêu khung của ô quy hoạch đã được xác định tại đồ án quy hoạch phân khu này được duyệt; tuân thủ quy định tại Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn thiết kế liên quan.

- Đối với đất công trình di tích, tôn giáo, danh lam thắng cảnh đã hoặc chưa được xếp hạng, quy mô diện tích và hành lang bảo vệ sẽ được xác định chính xác khi lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 trên cơ sở quyết định hoặc ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Việc lập dự án, cải tạo, xây dựng phải tuân thủ theo Luật Di sản Văn hóa và được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với các nghĩa trang, nghĩa địa và khu mộ hiện có tại các khu vực không phù hợp quy hoạch, được di dời quy tập đến các khu vực nghĩa trang tập trung của thành phố:

+ Trong giai đoạn trước mắt, khi Thành phố chưa hoàn chỉnh hệ thống nghĩa trang tập trung, các khu mộ hiện có được tập kết tạm vào nghĩa trang tập trung hiện có (trong đất cây xanh TDTT theo quy hoạch). Các nghĩa trang tập kết tạm này phải được tổ chức lại thành khu khang trang, sạch sẽ, tiết kiệm đất và phải có hành lang cây xanh cách ly, hệ thống xử lý kỹ thuật đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường.

+ Về lâu dài, khi Thành phố có quĩ đất dành cho các khu nghĩa trang tập trung của Thành phố, khu vực tập kết tạm các khu mộ trong các lô đất nêu trên sẽ di chuyển phù hợp với quy hoạch nghĩa trang của thành phố và phần đất này được sử dụng làm đất cây xanh, thể dục thể thao theo quy hoạch.

- Đối với các tuyến đường quy hoạch (từ đường phân khu vực trở xuống) đi qua khu dân cư hiện có hiện có, sẽ được xác định cụ thể chính xác ở giai đoạn quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn, phù hợp với điều kiện hiện trạng.

- Đối với đất nhóm nhà ở:

+ Đối với đất nhóm nhà ở xây dựng mới bố trí quỹ đất giải quyết nhà ở công nhân cho khu công nghiệp Quang Minh I, tổ chức theo hình thức cho công nhân thuê (bố trí 70% công nhân ở theo hình thức đơn thân và 30% ở theo hình thức hộ gia đình), không tổ chức nhà ở thương mại. Nhà ở công nhân được nghiên cứu xây dựng đồng bộ hiện đại đảm bảo các yêu cầu về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật theo hướng kết nối hài hòa với khu vực ở hiện có, ưu tiên, chọn lọc khai thác các hình thức kiến trúc hiện đại. Nhà ở phát triển theo nhà ở chung cư phù hợp với tính chất nhà ở công nhân, đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các quy định hiện hành.

+ Đối với đất nhóm nhà ở hiện có cải tạo chỉnh trang bổ sung đủ hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật, hạn chế san lấp ao hồ, kiểm soát không gian kiến trúc cảnh quan theo hướng mật độ xây dựng thấp, thấp tầng, đi đôi với bảo tồn, khai thác các kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng. Đồng thời, tạo lập hành lang cây xanh cách ly giữa khu công nghiệp và khu vực dân cư vừa tạo cảnh quan vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Đối với đất công nghiệp gồm nhà máy, công trình hành chính – dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh. Vị trí, quy mô và các chỉ tiêu sử dụng đất, ngành nghề công nghiệp sẽ được xác định cụ thể trong quy hoạch tỷ lệ lớn hơn, tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Đối với các ô đất hai bên tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, tuyến đường nối Vành đai 3 với cầu Thượng Cát (đường Vành đai 3,5), tuyến đường 35 cần bố trí dải cây xanh cảnh quan tại khu vực tiếp giáp với các tuyến đường, đảm bảo khoảng lùi và tạo lập cảnh quan kiến trúc cho các công trình.

TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CƠ BẢN

STT

CHỨC NĂNG SỬ DỤNG ĐẤT

DIỆN TÍCH
(HA)

CHỈ TIÊU
(M2/Người, HS)

TỶ LỆ
(%)

GHI CHÚ

A

ĐẤT DÂN DỤNG

34,43

 

4,89

 

1

Đất đơn vị ở

34,43

24,08

 

(*)

1.1

- Đất công cộng

1,92

1,34

 

 

1.2

- Đất cây xanh

3,83

2,68

 

 

1.3

- Đất trường THCS

0,89

1,51

 

 

 (**) 

 

1.4

- Đất trường Tiểu học

0,90

1,53

 

1.5

- Đất trường mầm non

0,57

0,97

 

1.6

- Đất nhóm ở

20,14

14,08

 

 (***)

1.7

- Đất giao thông

6,18

4,32

 

Bao gồm cả bãi đỗ xe

B

CÁC LOẠI ĐẤT KHÁC TRONG PHẠM VI KHU DÂN DỤNG

2,89

 

0,41

 

2

Đất trường đào tạo

2,85

 

 

 

3

Đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng

0,04

 

 

Chùa Vạn Phúc chưa được xếp hạng

C

ĐẤT XÂY DỰNG NGOÀI PHẠM VI KHU DÂN DỤNG

666,31

 

94,70

 

4

Đất công nghiệp

574,15

 

81,60

 

4.1

- Đất nhà máy

374,72

 

 

 

 

  + Công nghiệp đa ngành (Công nghiệp thiết bị điện, điện tử, máy tính; Công nghiệp dệt may; Công nghiệp chế biến thực phẩm…)

259,48

 

 

 

 

  + Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống

22,99

 

 

 

 

  + Công nghiệp vật liệu mới, trang trí nội thất

45,08

 

 

 

 

  + Công nghiệp công nghệ thông tin

47,17

 

 

 

4.2

- Đất công trình hành chính - dịch vụ

14,41

 

 

 

4.3

- Đất cây xanh

62,51

 

 

 

4.4

- Đất hạ tầng kỹ thuật

8,34

 

 

 

4.5

- Đất giao thông

114,17

 

 

 Bao gồm cả bãi đỗ xe

5

Đất giao thông đối ngoại

11,64

 

1,65

 

 

- Nhà ga, đường sắt

11,64

 

 

Ga Thạch Lỗi, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai

6

Đất giao thông cấp đô thị

35,79

 

5,09

 

 

- Đường giao thông

35,79

 

 

Diện tích bao gồm đường Vành đai 3, Vành đai 3,5

7

Đất cây xanh hành lang cách ly

44,73

 

6,36

Cây xanh cách ly tuyến đường sắt, cách ly giữa khu công nghiệp và khu dân cư

 

TỔNG CỘNG

703,63

 

100,00

 

Ghi chú:

(*) Số lượng người nhóm nhà ở hiện có cải tảo chỉnh trang

      Số lượng người nhóm nhà ở cho công nhân thuê: 12000 người (8400 người ở theo hình thức đơn thân, 3600 người (900 hộ) ở theo hình thức hộ gia đình)

(**) Chỉ tiêu trường mầm non, Tiểu học, THCS được tính toán cho các hộ gia đình (1475 hộ ~ 5900 người)

(***) Đất nhóm nhà ở gồm:

            + Nhóm nhà ở hiện có cải tạo chỉnh trang

            + Nhóm nhà ở xây dựng mới (xây dựng nhà ở cho công nhân thuê)

b) Dân số và phân bố dân cư:

- Tổng quy mô dân số:                                                               14.300 người

        Trong đó:

            + Dân cư khu vực cải tạo (lưu trú ổn định)               2300 người

                     Dự báo đến năm 2030:                                        2000 người

                                    Tối đa đến năm 2050:                                           2300 người

                           + Dân cư khu vực xây dựng mới (lưu trú không thường xuyên)

                              (theo hình thức nhóm nhà ở cho công nhân thuê): 12000 người 

                     Ở đơn thân:                                                           8400 người

                                    Ở hộ gia đình:                                                        3600 người

c) Lao động:

- Tổng quy mô lao động:                                                           34036lao động

       Trong đó:    

            + Công nghiệp đa ngành:                                              19136 lao động

           (công nghiệp thiết bị điện, điện tử, máy tính; công nghiệp dệt may;

             công nghiệp chế biến thực phẩm…) 

           + Công nghiệp chế biến thực phẩm:                            2454 lao động

            + Công nghiệp vật liệu mới, trang trí nội thất:          6297 lao động

            + Công nghiệp công nghệ thông tin:                           6149 lao động

IV.3.2. Quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội và đô thị:

     - Tổng diện tích nghiên cứu khoảng:                                       703,63 ha (100%)

              Trong đó:

               + Đất dân dụng khoảng:                                                  34,43 ha (4,89%)

                + Các loại đất khác trong phạm vi khu dân dụng:       2,89 ha (0,41%)

                + Đất xây dựng ngoài phạm vi khu dân dụng:             666,31 ha (94,70%)

IV.3.2.1. Quy hoạch đất dân dụng:

Đất đơn vị ở

Quy hoạch phân khu đô thị N2 phần lớn phát triển công nghiệp, phát triển một phần diện tích phía Tây Bắc đất đô thị (khu vực dân cư hiện có cải tạo chỉnh trang theo quy hoạch, xây dựng nhà ở công nhân nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho lượng công nhân phía Bắc), đảm bảo khoảng cách ly an toàn đối với khu vực dân cư và khu công nghiệp.

Đơn vị ở với quy mô dân số 14300 người và một số nhóm nhà ở độc lập, diện tích khoảng 34,43 ha, chỉ tiêu 24,08 m²/người.

Tổng dân số ô quy hoạch: 14300 người. Trong đó:

+ Dân cư khu vực cải tạo: 2300 người (575 hộ)

+ Dân cư khu vực xây dựng mới:

Quy mô lao động khu I khoảng 21.590 lao động

Đất công nghiệp đã xây dựng: 259,48 ha (140 m²/lao động)

Đất công nghiệp xây dựng mới: 22,99 ha (100 m²/lao động)

Quy mô nhà ở nhà ở phục vụ khu công nghiệp được bố trí phía Tây Bắc phục vụ số lượng lao động làm việc trong khu công nghiệp Quang Minh I. Theo số liệu điều tra hiện trạng lao động trong khu công nghiệp Quang Minh I là khoảng 45% lao động đến từ ngoại tỉnh, 55% lao động đến từ Hà Nội.

Nhà ở phục vụ cho khu công nghiệp đáp ứng khoảng 12.000 công nhân (56% lao động khu I)

Theo nghiên cứu thống kê khu nhà ở công nhân ở Việt Nam, dự kiến 70% người ở theo hình thức đơn thân, 30% người ở theo hình thức hộ gia đình (8400 người ở đơn thân; 3600 người ở hộ gia đình khoảng 900 hộ).

+ Chỉ tiêu m2/người đối với trường mầm non, Tiểu học, THCS được tính toán cho các hộ gia đình (1475 hộ ~ 5900 người)

Hạt nhân đơn vị ở là vườn hoa, cây xanh, công trình công cộng đơn vị ở và trường học THCS, trường Tiểu học và nhà trẻ - mẫu giáo. Với các nhóm ở độc lập, chỉ tiêu trường học có thể được sử dụng theo các đơn vị ở lân cận.

BẢNG TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐƠN VỊ Ở

TT

Ô QUY HOẠCH

Diện tích
(ha)

Chỉ tiêu
(m2/người)

Mật độ xây dựng

Tầng cao
(tầng)

min

max

min

max

A

ĐẤT ĐƠN VỊ Ở

34,43

24,08

25

41

1

9

1

Đất công cộng

1,92

1,34

20

40

3

7

2

Đất cây xanh

3,83

2,68

1

5

1

2

3

Trường THCS (cấp 2)                    

0,89

1,51

14

20

1

4

4

Trường Tiểu hoc (cấp 1)

0,90

1,53

14

20

1

4

5

Trường mầm non

0,57

0,97

14

40

1

2

6

Đất nhóm ở

20,14

14,08

39

62

2

9

7

Đường giao thông

6,18

4,32

 

 

 

 

Cụ thể các thành phần đất đơn vị ở trong phân khu đô thị như sau:

* Đất công cộng đơn vị ở:

Diện tích đất công cộng đơn vị ở khoảng 1,92ha, chỉ tiêu 1,34 m²/người

Đất công cộng đơn vị ở là đất xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa, quản lý hành chính phục vụ nhu cầu thường xuyên cho dân cư trong đơn vị ở, bao gồm: Chợ, siêu thị, cửa hàng; trạm y tế; nhà văn hóa, phòng truyền thống, thư viện, bưu điện; trụ sở quản lý hành chính đơn vị ở (tương đương cấp phường)...

Vị trí đất công cộng đơn vị ở xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình công cộng đơn vị ở có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

Quy mô,chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình công cộng đơn vị ở sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

* Đất cây xanh đơn vị ở:

Diện tích đất cây xanh khoảng 3,83 ha, chỉ tiêu 2,68 m²/người

Đất cây xanh đơn vị ở nhằm giải quyết các nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng và thể dục thể thao cho người dân trong đơn vị ở, bao gồm: Các vườn hoa, sân bãi TDTT (như: sân thể thao cơ bản, bể bơi (nếu có), nhà tập đơn giản…) và các khu vui chơi giải trí phục vụ các lứa tuổi...

Quy mô,chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình TDTT, vui chơi giải trí sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

* Đất trường tiểu học, trung học cơ sở

Diện tích trường Tiểu học (cấp 1) khoảng 0,90ha, chỉ tiêu 1,53 m²/người (384 học sinh, 23 m²/học sinh)

Diện tích trường THCS (cấp 2) khoảng 0,89ha, chỉ tiêu 1,51 m²/người (324 học sinh, 27 m²/học sinh)

Chỉ tiêu m²/người đối với trường Tiểu học, THCS được tính toán cho các hộ gia đình (1475 hộ ~ 5900 người)

Mở rộng trường Tiểu học Chi Đông và THCS Chi Đông hiện có đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ trong đơn vị ở, cải tạo chỉnh trang nâng cấp trường tiểu học, trung học cơ sở hiện có.

Vị trí đất trường tiểu học, trung học cơ sở xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất trường tiểu học, trung học cơ sở sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

* Đất trường mầm non

Diện tích trường mầm non khoảng 0,57ha, chỉ tiêu 0,97 m²/người.

Chỉ tiêu m²/người đối với trường mầm non được tính toán cho các hộ gia đình (1475 hộ ~ 5900 người)

 Trường mầm non bố trí tại trung tâm nhóm nhà ở đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ trong nhóm nhà ở, xây dựng trường mầm non mới.

Đất trường mầm non được bố trí trong đất nhóm nhà ở. Vị trí, quy mô, các chỉ tiêu sử dụng đất trường mầm non sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

* Đất nhóm nhà ở

BẢNG TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NHÓM Ở TRONG Ô QH

TT

Ô QUY HOẠCH

Diện tích
(ha)

Chỉ tiêu
(m2/người)

Mật độ xây dựng

Tầng cao
(tầng)

min

max

min

max

1

Đất nhóm ở

20,14

14,08

39

62

2

9

1.1

Đất nhóm nhà ở xây dựng mới

11,77

9,81

46

63

5

9

1.2

Đất nhóm nhà ở hiện có cải tạo chỉnh trang

8,37

36,39

30

60

2

5

Khu vực nhóm nhà ở hiện có (tổ 1 - Thị trấn Chi Đông), giữ lại chỉnh trang theo quy hoạch. Dân số trong nhóm nhà ở hiện có theo quy hoạch tối đa khoảng 2300 người (Theo phân bổ dân cư khu vực chuỗi đô thị Bắc sông Hồng)

Khu vực đất nhóm nhà ở xây dựng mới tổ chức nhóm nhà ở theo hình thức nhà ở cho công nhân thuê phục vụ cho công nhân Khu I (dự kiến theo quy hoạch khoảng 21590 công nhân, 55% lao động đến từ Hà Nội, 45% lao động từ ngoại tỉnh).

         + Khu nhà ở công nhân cho thuê đáp ứng khoảng 12000 công nhân cho Khu I. Số lượng công nhân còn lại được tổ chức ở tại khu vực lân cận (khu nhà ở công nhân trong Phân khu đô thị GN khoảng 40 ha)

         + Dân số trong nhóm nhà ở xây dựng mới dự kiến theo quy hoạch: 12000 người

                Trong đó:

                        70% dân số ở theo hình thức hộ đơn thân: 8400 người

                  30% dân số ở theo hình thức hộ gia đình: 3600 người (900 hộ; 4 người/hộ)

Đất nhóm nhà ở bao gồm đất ở, cây xanh, dịch vụ công cộng nhóm nhà ở, trường mầm non, đư­ờng nội bộ, sân chơi, bãi đỗ xe… Trong đất ở bao gồm nhà ở chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn.

Đất nhóm nhà ở phân loại thành đất nhóm nhà ở xây dựng mới; nhóm nhà ở hiện có cải tạo xây dựng lại và cải tạo chỉnh trang để kiểm soát phát triển, cụ thể như sau:

Đất nhóm nhà ở xây dựng mới (nhà ở cho công nhân thuê) được nghiên cứu xây dựng đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đảm bảo các khu chức năng và không gian phục vụ nhu cầu ở, sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao nhằm tạo môi trường sống văn minh, an ninh, trật tự. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối hài hòa với khu vực ở hiện có, nhà ở được phát triển đa dạng với các loại hình nhà ở chung cư,…đảm bảo hài hòa với không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh.

Đất nhóm nhà ở hiện có cải tạo xây dựng lại bao gồm một số khu vực nhà ở hiện có và làng xóm nằm kề cận các tuyến đường giao thông từ đường phân khu vực trở lên hoặc các trục không gian kiến trúc cảnh quan chủ đạo của phân khu đô thị. Theo đó, các khu vực này cần được kiểm soát, nghiên cứu xây dựng đồng bộ hiện đại về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hài hòa với khu vực ở hiện có đi đôi với bảo tồn, khai thác các kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng. Nhà ở được phát triển đa dạng với nhiều loại hình tạo sự hài hòa về  không gian kiến trúc cảnh quan đô thị

Đất nhóm nhà ở hiện có cải tạo chỉnh trang chủ yếu thuộc khu vực làng xóm hiện có, bổ sung đủ hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật, kiểm soát không gian kiến trúc cảnh quan theo hướng thấp tầng, mật độ xây dựng thấp, nhiều cây xanh, có sân vườn, đi đôi với bảo tồn, khai thác các kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng (hạn chế san lấp ao hồ).

* Đất giao thông đơn vị ở:

     Diện tích đường giao thông đơn vị ở khoảng 6,18 ha, chỉ tiêu khoảng 4,32 m²/người

Đường giao thông xác lập trên bản vẽ được định hướng về hướng tuyến, mặt cắt ngang theo cấp đường nhằm kết nối với hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, làm cơ sở để cụ thể hóa mạng lưới giao thông trong giai đoạn sau.

Bãi đỗ xe trong đơn vị ở nằm trong thành phần các chức năng đất đơn vị ở, vị trí và quy mô sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau.

IV.3.2.2. Quy hoạch đất khác trong phạm vi khu dân dụng:

Đất trường đào tạo

Diện tích trường đào tạo khoảng 2,85 ha.

Phân khu đô thị N2 là phân khu phát triển công nghiệp là nơi tập trung các doanh nghiệp đầu tư trong nước và nước ngoài vì vậy nguồn nhân lực là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp. Để đáp ứng nguồn nhân lực kỹ thuật cao phục vụ cho các ngành nghề công nghiệp phát triển trong khu vực nghiên cứu. Việc xây dựng trường đào tạo nghề nhằm giải quyết vấn đề chuyển đổi lao động việc làm đồng thời tạo lượng công nhân có tay nghề cao cho khu công nghiệp.

Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình trường đào tạo sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

Đất công trình di tích, tôn giáo – tín ngưỡng

Diện tích đất công trình di tích, tôn giáo – tín ngưỡng khoảng 0,04 ha (chùa Vạn Phúc).

Đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng là đất các công trình di tích nằm trong khu vực nghiên cứu bao gồm cả hành lang bảo vệ các công trình di tích này theo Luật định.

Bảo tồn tôn tạo các công trình, cụm công trình di tích, tôn giáo phải đảm bảo các hành lang bảo vệ theo luật định.

Đối với đất di tích danh thắng, quy mô diện tích và hành lang bảo vệ sẽ được xác định chính xác ở bản đồ tỉ lệ 1/500 trên cơ sở quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Việc lập dự án, cải tạo, xây dựng trong khu vực này phải tuân thủ Luật di sản văn hóa và các quy định liên quan được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Vị trí đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng được xác định tại bản vẽ trên cơ sở quỹ đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng (sau khi mở đường theo quy hoạch). Quy mô sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau.

IV.3.2.3. Quy hoạch đất ngoài phạm vi khu dân dụng:

Đất công nghiệp:

Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được chế tạo, chế biến cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật.

Tính chất và chức năng phân khu đô thị N2 được xác định là khu công nghiệp sạch đa ngành; là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt với hệ thống công trình đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia và thành phố; là một phần đô thị trung tâm trong chuỗi các đô thị phía Bắc sông Hồng phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tẩm nhìn đến năm 2030.

Đất công nghiệp gồm nhà máy, hạ tầng kỹ thuật, công trình hành chính – dịch vụ, cây xanh, giao thông. Đảm bảo các yêu cầu về chức năng hoạt động của khu công nghiệp. Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp phụ thuộc vào vị trí của khu công nghiệp, mô đun diện tích của các lô đất xây dựng nhà máy, kho tàng.

Trên cơ sở Định hướng phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội, các loại hình công nghiệp được lựa chọn đầu tư vào khu công nghiệp:

Nhóm công nghiệp được ưu tiên:

+ Khu vực công nghiệp đã xây dựng đã và đang phát triển các ngành nghề (đa ngành):

Sản xuất thiết bị điện, điện tử, máy tính.

Sản xuất hàng dệt may

Chế biến thực phẩm

Sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu mới

Sản xuất, chế tạo các sản phẩm linh kiện, cơ khí phụ tùng ô tô, xe máy, các sản phẩm kim loại khác.

+ Khu vực công nghiệp xây dựng mới phát triển ngành nghề:

Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống

Công nghiệp vật liệu mới, trang trí nội thất

Công nghiệp công nghệ thông tin.

Nhóm công nghiệp không khuyến khích đầu tư:

Luyện kim và cán thép.

Khu vực đã tồn tại và đi vào vận hành phù hợp với ngành nghề phù hợp quy hoạch, phát triển mở rộng một số ngành nghề cho khu vực xây dựng mới theo Quy hoạch phát triển Công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tẩm nhìn đến năm 2030. Số lao động dự kiến trong khu công nghiệp là 34.036 người.

Phân khu chức năng

- Khu vực nghiên cứu có tuyến đường sắt đô thị chạy qua khu công nghiệp vì vậy khu công nghiệp thành 2 khu:

Khu phía Bắc tuyến đường sắt là Khu 1.

Khu phía tuyến đường sắt là Khu 2.

+ Khu 1: gồm 2 nhóm ngành nghề (công nghiệp đa ngành, công nghiệp ngành chế biến thực phẩm, đồ uống). Tổng diện tích Khu 1 khoảng 414,86 ha, khoảng 21590 lao động.

Công nghiệp đa ngành (Sản xuất thiết bị điện, điện tử, máy tính; Sản xuất hàng dệt may; Chế biến thực phẩm; Sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu mới; Sản xuất, chế tạo các sản phẩm linh kiện, cơ khí phụ tùng ô tô, xe máy, các sản phẩm kim loại khác).

Diện tích ngành công nghiệp đa ngành khoảng 259,48 ha, khoảng 19136 lao động.

Công nghiệp chế biến thực phẩm mở rộng quy mô sản xuất những sản phẩm có thương hiệu, có uy tín phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cao của nhân dân Thủ đô. Chú trọng phát triển các sản phẩm truyền thống nổi tiếng của Thủ đô phục vụ cho khách du lịch. Kết hợp với các tỉnh trong vùng Bắc Bộ để phát triển các vùng nguyên liệu và bố trí nhà máy chế biến phù hợp với quy hoạch vùng, tránh lãng phí, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

Diện tích ngành công nghiệp chế biến thực phẩm diện tích khoảng 22,99 ha, khoảng 2454 lao động.

+ Khu 2: gồm 2 nhóm ngành nghề (công nghiệp ngành vật liệu mới, trang trí nội thất, công nghiệp ngành công nghệ thông tin). Tổng diện tích Khu 2 khoảng 159,29 ha, khoảng 12446 lao động.

Công nghiệp ngành vật liệu mới, trang trí nội thất đầu tư ứng dụng kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất các loại vật liệu mới, vật liệu cao cấp, vật liệu tổng hợp phục vụ xây dựng và trang trí nội thất như vật liệu không nung, vật liệu nhẹ, tấm kết cấu 3D, sản phẩm ốp lát, gốm sứ xây dựng, các loại vật liệu mới ứng dụng công nghệ nano như kính cống va đập, kính chống mờ… tiến tới giảm dần việc sản xuất các loại vật liệu ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố.

Diện tích ngành công nghiệp vật liệu mới, trang trí nội thất khoảng 45,08 ha, khoảng 6297 lao động.

Công nghiệp ngành công nghệ thông tin xây dựng ngành công nghệ thông tin trở thành ngành chủ lực để tạo cơ sở phát triển các ngành khác. Phát triển về thiết kế sản phẩm, sản xuất phần mềm, sản xuất linh kiện, thiết bị và các dịch vụ tin học trên cơ sở phát huy tiềm năng của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn. Tiếp tục phát triển phương thức lắp ráp các thiết bị tin học, tiếp nhận công nghệ và đáp ứng nhu cầu sản phẩm điện tử trong nước và tham gia xuất khẩu, nâng cao nội địa hóa các thiết bị tin học. Tập trung nâng cao chất lượng, mở rộng thị phần các thiết bị tin học, khuyến khích sản xuất các sản phẩm phần mềm tin học phục vụ cho ngành công nghiệp và tham gia thị trường xuất khẩu.

 Diện tích ngành công nghiệp công nghệ thông tin khoảng 47,17 ha, khoảng 6149 lao động.         

            Các phân khu chức năng chính trong khu công nghiệp:

     + Đất nhà máy

     + Đất khu kỹ thuật

     + Đất công trình hành chính- dịch vụ

     + Đất giao thông

     + Đất cây xanh

  Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp được lấy theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD.

BẢNG TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KHU CÔNG NGHIỆP

TT

CHỨC NĂNG SỬ DỤNG ĐẤT

DIỆN TÍCH
(HA)

TỶ LỆ
(%)

GHI CHÚ

A

KHU 1

 

 

 

1

Đất nhà máy

282,47

68

 

 

  + Công nghiệp đa ngành (Công nghiệp thiết bị điện, điện tử, máy tính; Công nghiệp dệt may; Công nghiệp chế biến thực phẩm…)

259,48

 

Các nhóm ngành nghề cải tạo, chỉnh trang theo quy hoạch

 

  + Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống

22,99

 

 

2

Đất công trình hành chính – dịch vụ

5,87

1

 

3

Đất cây xanh

47,74

12

 

4

Đất hạ tầng kỹ thuật

3,85

1

 

5

Đất giao thông

74,93

17

 

 

CỘNG

414,86

100

 

 

DÂN SỐ (lao động)

 

21590

 

B

KHU 2

 

 

 

1

Đất nhà máy

92,25

58

 

 

  + Công nghiệp vật liệu mới, trang trí nội thất

45,08

 

 

 

  + Công nghiệp công nghệ thông tin

47,17

 

 

2

Đất công trình hành chính – dịch vụ

8,54

5

 

3

Đất cây xanh

14,77

9

 

4

Đất hạ tầng kỹ thuật

4,49

3

 

5

Đất giao thông

39,24

25

 

 

CỘNG

159,29

100

 

 

DÂN SỐ (lao động)

 

12446

 

 

TỔNG CỘNG

574,15

 

 

 

DÂN SỐ (lao động)

 

34036

 

* Đất nhà máy

Khu vực xí nghiệp công nghiệp được hình thành bởi các lô đất xí nghiệp công nghiệp. Việc xác định quy mô các lô đất trong khu công nghiệp xuất phát từ ngành nghề được định hướng phát triển theo quy hoạch, dây chuyền sản xuất, công nghệ của nhà máy.

Lô đất:

      Tổng diện tích xây dựng đất nhà máy khoảng 374,72 ha được quy hoạch cho các ngành công nghiệp khác nhau:

STT

Ngành công nghiệp

Số lô

Diện tích (ha)

1

Ngành công nghiệp đa ngành

126

259,48

2

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống

11

22,99

3

Ngành công nghiệp vật liệu mới, trang trí nội thất 

23

45,08

4

Ngành công nghiệp công nghệ thông tin  

22

47,17

 

Tổng cộng

182

374,72

Quy mô cho từng xí nghiệp công nghiệp được bố trí linh hoạt tùy thuộc vào nhu cầu của nhà đầu tư sản xuất công nghiệp. Bố trí các nhà máy tuân thủ theo nguyên tắc: các ngành công nghiệp bố trí tùy theo tính chất và mức độ độc hại. Các bộ phận chức năng của xí nghiệp công nghiệp được hợp khối với bộ phận sản xuất.

Các nhà máy được chia thành các lô theo nguyên tắc:

     + Diện tích các lô trong khoảng từ 1 – 3ha

     + Chiều sâu các lô không vượt quá 1,5 – 2 lần chiều rộng

     + Mỗi lô nhà máy đều tiếp giáp với hệ thống đường nội bộ cũng như hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

Việc phân chia lô đất là cở sở để tổ chức các tuyến đường nội bộ trong khu công nghiệp. Tổ chức các lô đất có hình dáng vuông vắn, tạo thuận lợi cho việc xây dựng các xí nghiệp công nghiệp sau này.

Lô đất cơ bản được dự kiến cho khu công nghiệp là lô đất có kích thước 100m x 150m, tương đương với diện tích 1,5 ha. Đây là lô đất có tỷ lệ 2 cạnh là 1:1,5 rất thuận tiện cho việc bố trí các nhà máy. Lô đất loại này sẽ có tỷ lệ chiếm đất lớn nhất trong khu công nghiệp. Các lô đất có diện tích lớn hơn đều được tổ hợp từ lô đất cơ bản này.

Các nhà máy trong khu công nghiệp có điều kiện vi khí hậu được đảm bảo bằng hệ thống điều hòa khí hậu nhân tạo. Vì vậy đều có chung một đặc điểm là hợp khối lớn, có rất ít hạng mục công trình. Hầu hết các bộ phận chức năng của nhà máy đều được hợp khối với bộ phận sản xuất.

Trong quá trình hoạt động sau này tuỳ theo nhu cầu cụ thể của nhà đầu tư, quy mô của mỗi lô có thể thay đổi nhưng phải đảm bảo việc kết nối hợp lý thuận tiện với hệ thống kỹ thuật của toàn khu. Các lô đất xây dựng công nghiệp: được bố trí tập trung thành các nhóm Nhà máy công nghiệp. Các nhóm Nhà máy công nghiệp ít ảnh hưởng đến môi trường sẽ được bố trí đầu hướng gió gần với các khu dân cư lân cận, các Nhà máy công nghiệp nhiều ảnh hưởng đến môi trường xung quanh sẽ bố trí cuối hướng gió và tại các khu vực thuận lợi trong công tác thu gom và xử lý chất thải

Mật độ xây dựng và chiều cao công trình:

Viêc khống chế mật độ xây dựng trong khu công nghiệp nhằm định hướng xây dựng nhà máy giảm mật độ, dành diện tích cần thiết cho việc bố trí cây xanh, cải thiện điều kiện môi trường trong khu công nghiệp.

Mật độ xây dựng trong khu công nghiệp: 40 – 60%, chiều cao công trình 1 – 3 tầng.

* Đất công trình hành chính – dịch vụ

Diện tích đất công trình hành chính – dịch vụ khoảng 14,41 ha.

Công trình xây dựng cao 3 – 5 tầng, bố cục hợp khối hình thức hiện đại.

Công trình hành chính – dịch vụ được bố trí tại khu vực trung tâm liên hệ trực tiếp với tuyến đường cao tốc, Vành đai bằng trục chính khu công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý, điều hành và khai thác trong khu công nghiệp.

Công trình hành chính sẽ bố trí nhà làm việc của Ban quản lý KCN, các cơ quan đại diện của chính quyền sở tại (công an, phòng thuế…), các văn phòng đại diện của các doanh nghiệp hoặc các dịch vụ như: cứu hoả, trạm y tế, bưu chính tại khu đất giáp với đường trục chính khu công nghiệp và các trục giao thông đối ngoại khu công nghiệp, có cảnh quan đặc trưng tạo bộ mặt cảnh quan cho toàn khu. Trong ranh giới công trình hành chính – dịch vụ có thể bố trí một trung tâm đào tạo nghề để đào tạo và cung ứng công nhân có tay nghề cao cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

Công trình dịch vụ phụ trợ khu công nghiệp sẽ là nơi cung cấp các dịch vụ phụ trợ Khu Công nghiệp như chuyên gia, dịch vụ Ngân hàng, hải quan, trung tâm giới thiệu sản phẩm, hội thảo…

*Đất cây xanh

Diện tích đất cây xanh khoảng 62,51 ha.

Hệ thống cây xanh trong khu công nghiệp được hình thành bởi hệ thống cây xanh bên ngoài lô đất và hệ thông cây xanh bên trong các lô đất. Cây xanh chạy dọc theo các tuyến đường chay từ Đông sang Tây, cây xanh tập trung tại trung tâm vừa đóng vai trò trục không gian vừa tạo cảnh quan cho khu công nghiệp đồng thời cải thiện vi khi hậu, giảm tiếng ồn, độ rung và bụi.

Đất cây xanh có thể bố trí các công trình dịch vụ công cộng hạ tầng xã hội của địa phương đảm bảo mật độ xây dựng, tầng cao khống chế trong khu vực.

Việc tổ chức hệ thống cây xanh trong lô đất được xác đinh trong quy hoạch lớn hơn cho từng lô đất. Hệ thống cây xanh cần phải đảm bảo không thấp hơn 10% diện tích lô đất xây nhà máy.

* Đất hạ tầng kỹ thuật

Diện tích đất hạ tầng kỹ thuật khoảng 8,34 ha.

Khu công trình kỹ thuật đầu mối là công trình cung cấp và đảm bảo kỹ thuật cho khu công nghiệp bao gồm các loại công trình trạm biến áp, công trình xử lý nước thải, … Các công trình kỹ thuật được bố trí cuối hướng gió chủ đạo và nguồn nước, đồng thời đảm bảo khoảng cách ly tối thiểu tới các nhà máy.

Hình thành các trục hành lang chủ đạo, bố trí nằm giữa và chạy dọc toàn khu bao gồm cấp thoát nước, thông tin liên lạc… Đối với mỗi khu vực bố trí các tuyến hạ tầng kỹ thuật theo mạng đường giao thông để tiếp cận đến hàng rào các nhà máy.

* Đất giao thông

Diện tích đất giao thông khoảng 114,17 ha (bao gồm cả diện tích bãi đỗ xe).

Các tuyến đường trong khu công nghiệp chủ yếu được thiết kế theo dạng ô cờ. Trục chính được bố trí giữa lõi khu công nghiệp. Các tuyến đường nhánh được thiết kế song song và vuông góc với trục chính. Ngoài ra còn bố trí các tuyến đường bao quanh khu công nghiệp nhằm hạn chế việc xe lấy hàng cũng như vận chuyển nguyên vật liệu đỗ trực tiếp trên các tuyến đường đô thị, gây ùn tắc giao thông cũng như an toàn cho người lao động của khu công nghiệp khi tan ca.

b) Đất giao thông đối ngoại:

Các hình thức vận tải đến khu công nghiệp bao gồm vận tải đường bộ và vận tải đường sắt.

            Vận tải đường bộ: Thông qua hệ thống giao thông đường bộ nối ra đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài, tuyến đường Vành đai 3 kết nối ra tuyến đường Vành đai 4.

            Vận tải đường sắt: sử dụng và mở rộng ga Thạch Lỗi tại khu công nghiệp nhằm tận dụng và nâng cao năng lực, đồng thời mở rộng hình thức vận chuyển cho khu công nghiệp

* Nhà ga, đường sắt

Diện tích nhà ga, đường sắt khoảng 11,64 ha.

Tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội – Lào Cai theo định hướng quy hoạch chung sẽ được cải tạo, nâng cấp thành đường sắt đôi.

Ga Thạch Lỗi sẽ được thay thế bằng ga Mê linh. Tuy nhiên đề xuất cải tạo ga Thạch Lỗi thành ga lập tàu hàng để phục vụ tại chỗ cho khu công nghiệp.

Việc đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống đường sắt quốc gia sẽ được xác định cụ thể theo các dự án riêng được cấp thẩm quyền phê duyệt

Đường giao thông cấp đô thị

Diện tích đất giao thông cấp đô thị khoảng 35,79 ha.

Đối với các tuyến giao thông đối ngoại đi qua khu vực lập quy hoạch sẽ được nâng cấp cải tạo và xây dựng mới nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng như phục vụ việc đi lại của dân cư trong khu vực.

Đối với tuyến đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài nằm ở phía Đông khu vực sẽ được mở rộng với mặt cắt ngang điển hình là 120m.

Tuyến đường vành đai 3 đi qua khu vực quy hoạch theo hướng Đông - Tây. Chiều dài đoạn tuyến đi qua khu vực khoảng 5,7km. Bề rộng mặt cắt ngang điển hình là 68m

Tuyến đường đô thị nối trung tâm đô thị Mê Linh với khu vực phía Bắc có mặt cắt ngang điển hình là 60m. Tuyến đường này hiện đang được huyện Mê Linh lập dự án xây dựng.

Tuyến đường phía Tây song song với tuyến đường vành đai 4 có mặt cắt ngang điển hình là 48m.

Đất cây xanh hành lang cách ly:

Diện tích đất cây xanh cách ly khoảng 44,73 ha

Cây xanh cách ly tuyến đường sắt chạy qua khu công nghiệp, cách ly giữa khu công nghiệp và khu dân cư, vừa mang chức năng cách ly kỹ thuật, vừa mang chức năng tạo cảnh quan cải thiện vi khí hậu tiểu khu vực (làm giảm những tác động tiêu cực và độc hại sinh ra trong quá trính sản xuất như nhiệt độ, bụi, tiếng ồn, rung và khí thải).

Chiều rộng dải cây xanh cách ly phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

Trong dải cây xanh cách ly tối thiểu 50% phải đươc trồng cây xanh và phải được cơ quan quản lý chuyên ngành chấp thuận.

Khoảng cách ly tuyến đường sắt phải cách tim đường ray gần nhất ≥ 20m. Tối thiểu 50% bề rộng dải cách ly phải trồng cây xanh.

IV.4. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan.

IV.4.1. Bố cục không gian kiến trúc toàn phân khu:

Ý tưởng chung về tổ chức không gian của khu vực:

Không gian kiến trúc toàn khu công nghiệp được tổ chức theo trên cơ sở mạng lưới giao thông của Khu công nghiệp. Không gian điểm nhấn của khu công nghiệp được xác định là các khu trung tâm hành chính, công cộng của Khu công nghiệp. Chú trọng tổ chức không gian cây xanh, vườn hoa vừa làm giảm mật độ xây dựng chung cho khu công nghiệp, góp phần cải tạo vi khí hậu cho khu vực.

Đối với khu vực các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp hiện có tập trung vào việc cải tạo kiến trúc công trình, bổ sung diện tích vườn hoa cây xanh cảnh quan, đặc biệt là đối với các công trình trên các tuyến đường cấp đô thị.

Đối với các nhà máy, xí nghiệp xây dựng được thiết kế đồng bộ, hiện đại, phù hợp với tính chất khu công nghiệp chất lượng cao, ưu tiên tổ chức không gian mở, cây xanh cảnh quan.

Đối với khu nhà ở cho công nhân xây dựng đồng bộ về hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo môi trường sống tốt cho công nhân, đóng góp vào cảnh quan khu vực.

Đối với khu vực đất ở hiện có được cải tạo theo hướng tăng cường hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cây xanh hạ tầng xã hội, mật độ xây dựng thấp, giữ gìn hình thức công trình kiến trúc truyền thống.

IV.4.2. Khu vực trọng tâm, các tuyến, điểm nhấn và điểm nhìn quan trọng

Khu vực trọng tâm: là khu vực các công trình công cộng dịch vụ, hành chính, tầng cao công trình được tổ chức phù hợp với khống chế chiều cao vùng ảnh hưởng phễu bay sân bay Nội Bài

Các tuyến quan trọng: là không gian cảnh quan trên các tuyến đường cấp đô thị: đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài; đường Vành đai 3; tuyến đường nối Vành đai 3 với cầu Thượng Cát (đường Vành đai 3,5); đường phía Tây song song với tuyến đường vành đai 4.

Các điểm nhấn: là khu vực công trình hành chính dịch vụ tại nút giao giữa tuyến đường nối Vành đai 3 với cầu Thượng Cát (đường Vành đai 3,5). Công trình được tổ chức hợp khối, hình thức kiến trúc hiện đại, kết hợp hệ thống cây xanh, phù hợp với không gian kiến trúc khu công nghiệp sạch, chất lượng cao.

Điểm nhìn quan trọng: trên tuyến đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài; đường Vành đai 3; tuyến đường nối Vành đai 3 với cầu Thượng Cát (đường Vành đai 3,5); đường phía Tây song song với tuyến đường Vành đai 4 và các tuyến đường chính trong khu công nghiệp. Từ các điểm nhìn trên các trục đường này có thể thấy rõ hình ảnh khu vực phát triển công nghiệp tổ chức không gian hài hòa với hình ảnh đô thị phía Bắc sông Hồng.

IV.4.3. Các yêu cầu về tổ chức và bảo vệ cảnh quan :

Các công trình cần tuân thủ các yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan tại đồ án, phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam về: Bố cục quy hoạch công trình; Vị trí, quy mô đất các khu chức năng đô thị; Chỉ tiêu sử dụng đất (Mật độ xây dựng công trình, tầng cao công trình tối đa, tối thiểu); Chiều cao công trình; Khoảng lùi của công trình...

Các nhà máy xí nghiệp khi thiết kế công trình cụ thể phải chú trọng về thẩm mỹ gắn với công năng công trình và hoàn thiện cây xanh sân vườn tiểu cảnh tượng đài để đóng góp với cảnh quan chung của khu công nghiệp. Xây dựng các hàng rào thông thoáng, hình thức kiến trúc phù hợp đóng góp cho cảnh quan trên các tuyến đường; các công trình phụ trợ nên đặt phía sau nhà máy.

Đối với các công trình trong các lô đất dọc tuyến đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài cần được kiểm soát thống nhất về hình thức kiến trúc của công trình, hàng rào, biển hiệu quảng cáo… để tạo bộ mặt cho tuyến đường cao tốc và cảnh quan chung của đô thị.

IV.4.4. Cấu trúc quy hoạch khu công nghiệp và các khu chức năng công nghiệp hiện nay:

Cấu trúc công nghiệp được xác lập trên các yếu tố:

- Địa hình cảnh quan tự nhiên.

- Khung kết cấu giao thông đường bộ, sắt đã xác lập trong QHCHN2030.

* Tổ chức không gian xanh:

Tổ chức không gian xanh đảm bảo xanh sạch đẹp. Nhất là xây dựng các khu công nghiệp phải tận dụng địa hình, hệ thống cây xanh sinh thái săn có để tổ chức một hệ cây xanh kỹ thuật hoàn chỉnh cho khu công nghiệp. Không gian xanh chay dọc khu vực nghiên cứu  vừa tạo hệ cây xanh cảnh quan vừa tạo dải cách ly với khu dân cư phía Bắc. Hai hệ cây xanh này hòa đồng và dẫn dắt không gian xanh len lỏi vào các khu vực sản xuất tạo thành một thể không gian cây xanh hoàn chỉnh.

* Tổ chức công trình công cộng – dịch vụ:

Công trình công cộng – dịch vụ được xây dựng theo hình thức tập đảm bảo tiện lợi, phù hợp với tính chất và chức năng vừa điều hành vừa phục vụ sản xuất. Mặt tiền công trình công cộng được hướng ra trục không gian chính đường đô thị nối trung tâm đô thị Mê Linh với khu vực phía Bắc, đường chính khu công nghiệp. Tổ chức các công trình công trình công công – dịch vụ có kiến trúc đẹp và hiện đại nhưng đảm bảo sự hài hòa về tổng thể kiến trúc cảnh quan.

* Tổ chức phân khu chức năng các khu quy hoạch, ô quy hoạch:

Trên cơ sở mạng lưới giao thông và cấu trúc công cộng, cây xanh, tổ chức phân thành các khu chức năng và ô quy hoạch nhằm cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất phù hợp với quy chuẩn xây dựng.

IV.4.5. Các vùng, khu vực đặc trưng cần kiểm soát:

Vị trí, quy mô các vùng, khu vực đặc trưng cần kiểm soát:

- Các trục tuyến chính, quan trọng là tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, tuyến đường nối Vành đai 3 với cầu Thượng Cát (đường Vành đai 3,5), tuyến đường Vành đai 3, các trục chính Khu công nghiệp.

- Các điểm nhấn cảnh quan kiến trúc Khu công nghiệp.

- Khu dân cư hiện có giữ lại cải tạo chỉnh trang.

- Khu vực hành lang cách ly giữa khu dân cư và khu công nghiệp đặc biệt là khu vực trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chi Đông nằm kề cận khu công nghiệp.

- Quy mô sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn sau.

Nội dung cần thực hiện tại các vùng, khu vực kiểm soát:

Trên cơ sở các vị trí và khu vực cần kiểm soát nêu trên, các nội dung cần thực hiện bao gồm:

- Lập quy hoạch chi tiết và các quy định quản lý.

- Kiểm soát quy mô và chống lấn chiếm đất đai.

 

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

V.1. Đánh giá đặc trưng về môi trường và cảnh quan kiến trúc:

Khu vực nghiên cứu nằm giáp các khu vực nêm xanh sông Thiếp – đầm Vân Trì – sông Cà Lồ, là khu vực có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên.

Phân khu đô thị N2 với chức năng chủ yếu là công nghiệp, nằm trong chuỗi các khu, cụm công nghiệp phía Bắc sông Hồng theo trục đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, quốc lộ 18. Việc tổ chức cảnh quan cần tạo được sự gắn kết giữa các chức năng công nghiệp và công trình phục vụ hoạt động cho khu công nghiệp, đồng thời gắn kết với không gian của các khu công nghiệp phía Bắc sông Hồng.

Ngoài ra, tổ chức không gian cảnh quan kiến trúc của khu đô thị cần đảm bảo hài hòa với không gian khu vực nêm xanh, làng xóm hiện có trong khu vực

V.2. Các nguyên tắc thiết kế đô thị:

- Bố cục quy hoạch công trình cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện vi khí hậu của khu đất thiết kế, phải lựa chọn được giải pháp tối ưu về bố cục công trình để hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió đối với điều kiện vi khí hậu trong công trình, hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng năng lượng cho mục đích hạ nhiệt hoặc sưởi ấm trong công trình.

- Mật độ xây dựng công trình tối đa, tối thiểu phải đáp ứng theo theo quy định đã được xác lập trong quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Tùy từng chức năng sử dụng và vị trí cụ thể mật độ xây dựng công trình tối đa, tối thiểu phải tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Tầng cao công trình tối đa, tối thiểu phải đáp ứng theo theo quy định đã được xác lập trong quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Tùy từng chức năng sử dụng và vị trí cụ thể, tâng cao công trình tối đa, tối thiểu phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Chiều cao công trình phải đảm bảo hài hòa, đảm bảo tính thống nhất và mối tương quan về chiều cao các công trình lân cận cho từng khu chức năng và cho toàn khu vực;

- Tỷ lệ đất trồng cây xanh trong các lô đất không thấp hơn các quy định đã được xác lập trong Tiêu chuẩn, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, khuyến khích tạo lập hệ thống cây xanh lớn hơn theo quy định và nghiên cứu xây dựng công trình theo hướng đô thị xanh.

- Khai thác hợp lý cảnh quan thiên nhiên nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹ, gắn với tiện nghi, nâng cao hiệu quả sử dụng không gian và bảo vệ môi trường đô thị.

- Tuân thủ quy định khống chế chiều cao tĩnh không sân bay Nội Bài.

- Tuân thủ quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố đối với các công trình  có liên quan. 

V.3. Giải pháp thiết kế đô thị phân khu:

V.3.1. Cấu trúc không gian đô thị phân khu:

Trên cơ sở ranh giới phân khu các không gian cảnh quan tự nhiên hoặc các tuyến đường giao thông chính đô thị, hình thành các khu đến ô quy hoạch.

Tại khu vực phát triển công nghiệp với công trình hành chính – dịch vụ, nhà máy, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, giao thông.

Phát triển đô thị theo hình thái tự nhiên, dựa vào cảnh quan thiên nhiên hiện có, tạo sự kết nối không gian xanh giữa dải cây xanh khu công nghiệp. Đối với các công trình làng xóm cũ cải tạo theo hướng tăng cường hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cây xanh hạ tầng xã hội, giữ được cấu trúc làng xóm cũ: mật độ xây dựng thấp, nhiều sân vườn, hình thức công trình kiến trúc truyền thống.

Không gian kiến trúc toàn khu công nghiệp được tổ chức theo thể phân cấp thống nhất trên cơ sở các trục tuyến chính – phụ theo mạng lưới giao thông phân cấp hạng các tuyến đường. Không gian kiến trúc cảnh quan của từng tuyến - trục – khu có các giải pháp riêng phù hợp với tính chất và tầm nhìn.

Các đơn vị ở tổ chức các nhóm ở, với hạt nhân đơn vị ở là khu cây xanh, vườn hoa, công cộng đơn vị ở và trường tiểu học, trung học cơ sở.

V.3.2. Phân vùng kiểm soát kiến trúc cảnh quan:

Phân vùng thiết kế đô thị trong phân khu bao gồm các khu chức năng trọng yếu, các ô quy hoạch, trục đường chính, khu vực không gian mở, khu vực trọng tâm, điểm nhấn, cụ thể như sau:

Khu vực trọng tâm của phân khu đô thị N2 là không gian phần giữa phân khu, với các công trình hành chính – dịch vụ có chiều cao thấp.

Không gian các trục chính đô thị: Đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài, đường Vành đai 3, đường đô thị nối trung tâm đô thị Mê Linh với khu vực phía Bắc, đường phía Tây song song với tuyến đường vành đai 4.

Tuyến đường trong khu công nghiệp chủ yếu được thiết kế theo dạng ô cờ. Trục chính được bố trí giữa lõi khu công nghiệp. Các tuyến đường nhánh được thiết kế song song và vuông góc với trục chính.

Các điểm nhấn quan trọng nằm dọc tuyến đường Vành đai 3,5, trục chính bố trí giữa lõi khu công nghiệp. Công trình điểm nhấn là công trình hành chính dịch vụ có thể tổ chức cao tầng hoặc thấp tầng với không gian rộng.

V.3.3. Kiểm soát bảo vệ di tích lịch sử văn hóa:

* Các khu vực cần kiểm soát:

Công trình di tích lịch sử văn hóa, công trình tín ngưỡng hiện có trong phân khu.

* Nội dung kiểm soát:

 Nguyên tắc:

 - Đảm bảo tính thống nhất từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể thuộc phân khu đô thị.

- Khai thác hợp lý cảnh quan thiên nhiên nâng cao giá trị, tôn tạo khu di tích.

- Tuân thủ quy định Luật di sản

- Tuân thủ các yêu cầu, quy định được xác lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Phát huy giá trị phục vụ tham quan, du lịch, đáp ứng các hoạt động văn hóa  tín ngưỡng của cộng đồng.

 Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Đảm bảo khu vực bảo vệ I của di tích theo Luật định; Khu vực bảo vệ II là khu vực bao quanh hoặc tiếp giáp với khu vực bảo vệ I để bảo vệ cảnh quan và môi trường – sinh thái của di tích và là khu vực được phép xây dựng các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.Việc xác định khu vực bảo vệ II được thực hiện theo Luật định.

- Việc thiết kế cải tạo xây dựng lại công trình di tích được thực hiện theo Luật định và phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Đối với các công trình xung quanh khu di tích cần đảm bảo yêu cầu theo quy định về khu vực bảo vệ I và II.

V.3.8. Kiểm soát phát triển đối với khu vực xây dựng mới

c.1) Các công trình công cộng .

* Khu vực cần kiểm soát:

Công trình công cộng đơn vị ở là đất xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa, quản lý hành chính phục vụ nhu cầu thường xuyên cho dân cư trong đơn vị ở, bao gồm: Chợ, siêu thị, cửa hàng; trạm y tế; nhà văn hóa, phòng truyền thống, thư viện, bưu điện; trụ sở quản lý hành chính đơn vị ở (tương đương cấp phường)...

* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

Bố cục quy hoạch công trình cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện vi khí hậu của khu đất thiết kế, phải lựa chọn được giải pháp tối ưu về bố cục công trình để hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió đối với điều kiện vi khí hậu trong công trình, hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng năng lượng cho mục đích hạ nhiệt hoặc sưởi ấm trong công trình.

Mật độ xây dựng công trình tối đa, tối thiểu phải đáp ứng theo theo quy định về đã được xác lập trong quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Tùy từng chức năng sử dụng và vị trí cụ thể mật độ xây dựng công trình tối đa, tối thiểu phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

Tầng cao công trình tối đa, tối thiểu phải đáp ứng theo theo quy định về đã được xác lập trong quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Tùy từng chức năng sử dụng và vị trí cụ thể, tâng cao công trình tối đa, tối thiểu phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

Tỷ lệ đất trồng cây xanh trong các lô đất không thấp hơn các quy định đã được xác lập trong tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam, khuyến khích tạo lập hệ thống cây xanh lớn hơn theo quy định và nghiên cứu xây dựng công trình theo hướng đô thị xanh.

Vị trí đất công cộng đơn vị ở xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình công cộng đơn vị ở có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

Quy mô,chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình công cộng đơn vị ở sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

c.2) Trường đào tạo, dạy nghề:

* Chức năng:

Trường đào tạo, dạy nghề trình độ cao cung cấp cho cho việc phát triển công nghiệp trong phân khu đô thị N2.

* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

Bố cục quy hoạch công trình cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện vi khí hậu của khu đất thiết kế, phải lựa chọn được giải pháp tối ưu về bố cục công trình để hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió đối với điều kiện vi khí hậu trong công trình, hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng năng lượng cho mục đích hạ nhiệt hoặc sưởi ấm trong công trình.

Mật độ xây dựng công trình tối đa, tối thiểu; tầng cao công trình tối đa, tối thiểu phải đáp ứng theo theo quy định về đã được xác lập trong quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Tùy từng chức năng sử dụng và vị trí cụ thể mật độ xây dựng công trình tối đa, tối thiểu phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

Chiều cao công trình phải đảm bảo hài hòa, đảm bảo tính thống nhất và mối tương quan về chiều cao các công trình lân cận cho từng khu chức năng;

Khoảng lùi của công trình tuân thủ khoảng lùi tối thiểu đã được quy định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam, đảm bảo tính thống nhất trên tuyến phố; khuyến khích nghiên cứu khoảng lùi lớn hơn.

Tỷ lệ đất trồng cây xanh trong lô đất không thấp hơn các quy định đã được xác lập trong tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam, khuyến khích tạo lập hệ thống cây xanh lớn hơn theo quy định.

Các công trình, trường học xây dựng thấp tầng, có hình thức nhẹ nhàng, thanh thoát, hài hòa cảnh quan thiên nhiên. Tổ chức vườn, cây xanh và sân chơi trong trường học đủ diện tích theo quy định.

Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình trường đào tạo sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

c.2) Nhà máy:

* Chức năng:

Khu vực xí nghiệp công nghiệp được hình thành bởi các lô đất xí nghiệp công nghiệp. Việc xác định quy mô các lô đất trong khu công nghiệp xuất phát từ ngành nghề được định hướng phát triển theo quy hoạch, dây chuyền sản xuất, công nghệ của nhà máy.

* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

Bố cục quy hoạch công trình cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện vi khí hậu của khu đất thiết kế, phải lựa chọn được giải pháp tối ưu về bố cục công trình để hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió đối với điều kiện vi khí hậu trong công trình, hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng năng lượng cho mục đích hạ nhiệt hoặc sưởi ấm trong công trình.

Quy mô đất công trình tuân thủ quy định về quy mô đã được xác lập trong quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Vị trí và quy mô cụ thể các chức năng sẽ được nghiên cứu trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

Mật độ xây dựng công trình tối đa, tối thiểu; tầng cao công trình tối đa, tối thiểu phải đáp ứng theo theo quy định về đã được xác lập trong quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Tùy từng chức năng sử dụng và vị trí cụ thể mật độ xây dựng công trình tối đa, tối thiểu phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

Khoảng lùi của công trình tuân thủ khoảng lùi tối thiểu đã được quy định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam, đảm bảo tính thống nhất trên tuyến phố; khuyến khích nghiên cứu khoảng lùi lớn hơn.

Tỷ lệ đất trồng cây xanh trong lô đất không thấp hơn các quy định đã được xác lập trong tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam, khuyến khích tạo lập hệ thống cây xanh lớn hơn theo quy định.

Các lô đất xây dựng công nghiệp: được bố trí tập trung thành các nhóm Nhà máy công nghiệp. Các nhóm Nhà máy công nghiệp ít ảnh hưởng đến môi trường sẽ được bố trí đầu hướng gió gần với các khu dân cư lân cận, các Nhà máy công nghiệp nhiều ảnh hưởng đến môi trường xung quanh sẽ bố trí cuối hướng gió và tại các khu vực thuận lợi trong công tác thu gom và xử lý chất thải

Viêc khống chế mật độ xây dựng trong khu công nghiệp nhằm định hướng xây dựng nhà máy giảm mật độ, dành diện tích cần thiết cho việc bố trí cây xanh, cải thiện điều kiện môi trường trong khu công nghiệp.

Mật độ xây dựng trong khu công nghiệp: 40 – 60%, chiều cao công trình 1 – 3 tầng.

c.3)  Nhóm nhà ở:

* Chức năng:

Đất nhóm nhà ở bao gồm đất ở, cây xanh, dịch vụ công cộng nhóm nhà ở, trường mầm non, vườn hoa, đư­ờng nội bộ, sân chơi luyện tập TDTT, bãi đỗ xe… Trong đất ở bao gồm nhà ở chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn.

. * Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Bố cục quy hoạch công trình cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện vi khí hậu của khu đất thiết kế, phải lựa chọn được giải pháp tối ưu về bố cục công trình để hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió đối với điều kiện vi khí hậu trong công trình, hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng năng lượng cho mục đích hạ nhiệt hoặc sưởi ấm trong công trình.

- Đất nhóm nhà ở xây dựng mới được nghiên cứu xây dựng đồng bộ hiện đại về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối hài hòa với khu vực ở hiện có, khai thác các hình thức kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng. Nhà ở được phát triển đa dạng với các loại hình nhà ở chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn…đảm bảo hài hòa với không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh.

- Quy mô đất công trình tuân thủ quy định về quy mô đã được xác lập trong quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Vị trí và quy mô cụ thể các loại công trình nhà ở sẽ được nghiên cứu trong giai đoạn sau.

- Mật độ xây dựng công trình tối đa, tối thiểu phải đáp ứng theo theo quy định về đã được xác lập trong quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Tùy từng chức năng sử dụng và vị trí cụ thể mật độ xây dựng công trình tối đa, tối thiểu phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Tầng cao công trình tối đa, tối thiểu phải đáp ứng theo theo quy định về đã được xác lập trong quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Tùy từng chức năng sử dụng và vị trí cụ thể, tâng cao công trình tối đa, tối thiểu phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Khoảng lùi của công trình tuân thủ khoảng lùi tối thiểu đã được quy định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Tỷ lệ đất trồng cây xanh trong các lô đất không thấp hơn các quy định đã được xác lập trong tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam, khuyến khích tạo lập hệ thống cây xanh lớn hơn theo quy định và nghiên cứu xây dựng công trình theo hướng đô thị xanh. 

V.3.9. Kiểm soát phát triển đối với khu vực dân cư cũ

- Đất nhóm nhà ở hiện có cải tạo xây dựng lại bao gồm các khu vực nhà ở hiện có nằm kề cận các tuyến đường giao thông từ đường phân khu vực trở lên hoặc các trục không gian kiến trúc cảnh quan chủ đạo của phân khu đô thị. Theo đó, các khu vực này cần được thiết kế đô thị đồng bộ hiện đại về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, hài hòa với khu vực ở hiện có đi đôi với bảo tồn, khai thác các kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng. Nhà ở được phát triển đa dạng với các loại hình nhà ở chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn…đảm bảo hài hòa với không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh.

- Đất nhóm nhà ở hiện có cải tạo xây dựng chỉnh trang chủ yếu thuộc khu vực làng xóm hiện có. Theo đó, các khu vực này cần được thiết kế đô thị, kiểm soát không gian kiến trúc cảnh quan theo hướng mật độ xây dựng thấp, thấp tầng, đi đôi với bảo tồn, khai thác các kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng. Nhà ở được phát triển đa dạng với các loại hình nhà ở chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn…đảm bảo hài hòa với không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh.

VI.QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

VI.1.Giao thông

a/ Nguyên tắc và giải pháp thiết kế

- Tuân thủ và cập nhật Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Quang Minh (giai đoạn đầu).

- Tận dụng tối đa các công trình giao thông hiện có.

- Các đường nội bộ đấu nối ra các đường chính đô thị, đường liên khu vực, đường khu vực chủ yếu cấp phân khu vực trở lên, đối với các đường phân khu vực đấu nối ra đường chính đô thị chỉ được rẽ phải hoặc nối với các tuyến đường gom của tuyến đường chính đô thị. Vị trí các điểm đấu nối phải đảm bảo không gây ảnh hưởng nhiều đến dòng giao thông trên các tuyến đường chính đô thị, đường liên khu vực, đường chính khu vực nhưng cũng phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân trong khu vực quy hoạch.Cụ thể, khoảng cách các ngả giao nhau khoảng từ 200 – 300m nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến giao thông trên các tuyến đường này.

- Mạng lưới đường được thiết kế theo nguyên tắc tốc độ và lưu lượng xe trên đường càng vào sâu các khu quy hoạch càng giảm và ngược lại.

- Đảm bảo chỉ tiêu đất giao thông trong khu công nghiệp có tỷ trọng ≥8% diện tích đất khu công nghiệp.

b/ Nội dung thiết kế

Khu vực lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 có quy mô khoảng 706,63 ha, Phía Bắc giáp tuyến đường chính đô thị, phía Đông giáp tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài; phía Nam là đất nông nghiệp, phía Tây giáp tuyến đường chính đô thị. Tại bước quy hoạch này, mạng lưới đường được thiết kế tới cấp đường phân khu vực, tính toán đầy đủ các chỉ tiêu theo quy hoạch.

* Các tuyến đường cấp đô thị

Đối với các tuyến giao thông đối ngoại đi qua khu vực lập quy hoạch sẽ được nâng cấp cải tạo và xây dựng mới nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng như phục vụ việc đi lại của dân cư trong khu vực.

Cụ thể như sau:

- Đối với tuyến đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài nằm ở phía Đông khu vực sẽ được mở rộng với mặt cắt ngang rộng 120m.

- Tuyến đường vành đai 3 đi qua khu vực quy hoạch theo hướng Đông – Tây. Chiều dài đoạn tuyến đi qua khu vực khoảng 5,7km. Bề rộng mặt cắt ngang điển hình là 68m bao gồm các thành phần như sau: đường gom hai bên mỗi bên 2 làn xe; làn cao tốc gồm 6 làn xe cho hai chiều ; hè hai bên mỗi bên rộng 8m và các dải phân cách (mặt cắt 1 - 1 ).

   - Tuyến đường đô thị nối trung tâm đô thị Mê Linh với khu vực phía Bắc có chiều rộng 60m. Tuyến đường này hiện đang được huyện Mê Linh lập dự án xây dựng. Thành phần gồm hai làn đường xe chạy chính, mỗi bên rộng 12m(4 làn xe), dài phân cách giữa 4m và dự kiến xây dựng cầu đường sắt. Hai dải xe địa phương mỗi bên rộng 7m và hè hai bên mỗi bên rộng 7m (mặt cắt 2-2).

- Tuyến đường phía Tây song song với tuyến đường vành đai 4 có bề rộng 48m với dải phân cách giữa rộng 2,5¸9,5m, hai làn đường mỗi bên rộng 11,25¸15m (3¸4 làn xe) và hè rộng 8m mỗi bên (mặt cắt 3 – 3). Đối với đoạn giao cắt với đường vành đai 3 và đường sắt Hà Nội – Lào Cai đề xuất tăng bề rộng dải phân cách giữa để bố trí cầu vượt trực thông.

(Các mặt cắt nêu trên thành phần mặt cắt ngang mang tính mình họa và đề xuất. Cụ thể các thành phần sẽ được xác định chính thức theo dự án riêng của tuyến đường được cấp thẩm quyền phê duyệt).

* Các tuyến đường khu công nghiệp

Các tuyến đường trong khu công nghiệp chủ yếu được thiết kế theo dạng ô cờ. Trục chính được bố trí giữa lõi khu công nghiệp. Các tuyến đường nhánh được thiết kế song song và vuông góc với trục chính. Ngoài ra còn bố trí các tuyến đường bao quanh khu công nghiệp nhằm hạn chế việc xe lấy hàng cũng như vận chuyển nguyên vật liệu đỗ trực tiếp trên các tuyến đường đô thị, gây ùn tắc giao thông cũng như an toàn cho người lao động của khu công nghiệp khi tan ca.

Các tuyến đường chủ yếu được thiết kế phục vụ cho khu công nghiệp nên mặt cắt ngang điển hình được lựa chọn ở đây là 36m và 24m.

- Tuyến đường chính khu công nghiệp có mặt cắt ngang rộng 36m gồm lòng đường rộng 15m, dải phân cách giữa rộng 11m và hè hai bên rộng 5m (mặt cắt 4- 4). Hiện nay với thành phần mặt cắt đã được thi công xong và đang sử dụng đã đáp ứng được nhu cầu về lưu lượng xe, tuy nhiên về lâu dài khi khu công nghiệp được lấp đầy thì việc mở rộng lòng đường và thu hẹp dải phân cách giữa sẽ được thực hiện theo nhu cầu thực tế.

- Các tuyến đường nhánh có bề rộng 13,5m ¸ 30m bao gồm: lòng đường rộng 10,5 -15m và hè hai bên mỗi bên rộng 3¸7,5m (mặt cắt 5-5; 5A-5A; 6-6; 7-7).

- Đối với tuyến đường 24m (mặt cắt 5 – 5)  liên hệ với khu dân cư thị trấn Chi Đông hiện đang được thực hiện theo dự án của huyện Mê Linh. Đoạn cắt ngang qua đường sắt trước mắt có thể xây dựng cầu cạn vượt đường sắt hoặc dùng chắn ba ri e  để đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định về giao cắt giữa đường bộ với đường sắt, Về lâu dài sẽ được xác định cụ thể theo các quy hoạch của ngành đường sắt. 

* Tuyến đường sắt:

- Tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội – Lào Cai theo định hướng quy hoạch chung sẽ được cải tạo, nâng cấp thành đường sắt đôi. Việc đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống đường sắt quốc gia sẽ được xác định cụ thể theo các dự án riêng được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Theo QHC Thủ đô Hà Nội ga Thạch Lỗi sẽ được thay thế bằng ga Mê linh.Tuy nhiên tại quyết định số 1399/QĐ-BGTVT về phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường sắt khu vực đầu mối Thành phố Hà Nội ga Thạch Lỗi sẽ vấn tiếp tục được duy tri. Do những nghiên cứu khác biệt nêu trên nên riêng hệ thống đường sắt quốc gia  (chức năng và quy mô) sẽ được rà xem xét cụ thể trong quá trình nghiên cứu lập đồ án QHGT VT Thủ đô Hà nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tại đồ án này đề xuất cải tạo ga Thạch Lỗi thành ga lập tàu hàng để phục vụ tại chỗ cho khu công nghiệp. Quy mô và diện tích sẽ được xác định cụ thể căn cứ vào QHGT VT Thủ đô Hà nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

* Các nút giao thông và cầu vượt:

Trong khu vực, các nút giao thông giữa các tuyến đường chủ yếu là giao bằng đảm bảo thiết kế theo đúng quy chuẩn an toàn giao thông.

- Các nút giao giữa các tuyến đường chính đô thị với đường liên khu vực và giữa các đường liên khu vực với nhau là các nút giao thông lớn, cần bố trí đèn điều khiển tín hiệu giao thông, các đảo dẫn hướng.

- Các nút giao cắt giữa các tuyến đường cấp liên khu vực với các tuyến đường cấp thấp hơn khác phải đảm bảo khoảng cách giữa các nút giao này từ 250m trở lên. Trường hợp không đạt, chỉ cho phép rẽ phải vào (ra) từ các làn xe tốc độ thấp ở sát bó vỉa, không được mở dải phân cách giữa kết hợp biển báo, sơn kẻ phân luồng.

Dự kiến xây dựng các cầu vượt tại các điểm giao cắt giữa tuyến đường vành đai 3, đường sắt quốc gia với các tuyến đường đô thị. Vị trí cụ thể sẽ được xác định tại các dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Xây dựng các cầu cạn trên cao qua khu công nghiệp dọc theo tuyến đường chính hướng Bắc Nam của khu công nghiệp.

* Bãi đỗ xe:

Dự kiến trong khu vực có các bãi đỗ xe tập trung có tổng diện tích 6,61ha (vị trí cụ thể xem trên bản vẽ). Các bãi đỗ xe chủ yếu phục vụ cho việc sửa chữa và đỗ xe tạm thời của khu công nghiệp.

Riêng với khu dân dụng gồm khu dân cư thị trấn Chi Đông và khu nhà ở công nhân có bố trí bãi đỗ xe phục vụ đô thị với chỉ tiêu 5m2/người với khu dân cư thị trấn và 3,5m2/người (70% chỉ tiêu tính toán cho đô thị) với khu nhà ở công nhân. Các bãi đỗ xe này có được bố trí tại các điểm S4 (diện tích 0,71ha) và một phần S3( diện tích 1,15ha),   Ngoài ra còn được bố trí tại các bãi đỗ xe ngầm sẽ được xây dựng tại các khu vực cây xanh đơn vị và được thực hiện theo dự án riêng.          

- Đối với khu vực dân cư làng xóm lân cận cũng như khu công cộng trong khu công nghiệp chỗ đỗ xe được tính toán trong đất ở, đất công trình công cộng, cây xanh nên không tính vào chỉ tiêu đất giao thông.

- Đối với các khu công nghiệp chỗ đỗ xe được sắp xếp trong chính các khu vực nhà máy, kho hàng.

VI.2.Các chỉ tiêu đạt được :

a/ Tổng diện tích khu vực quy hoạch                            : 703,63 ha(100%)

b/ Diện tích đất giao thông                                                           : 149,04ha (21,18%)

                       + Bãi đỗ xe tập trung:                                                          : 6,61ha (0,94 %)

               + Diện tích đất giao thông trong khu công nghiệp          : 106,64 ha (15,15%)

VI.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật

VI.2.1. Quy hoạch san nền

a/  Nguyên tắc thiết kế:

Cao độ san nền đảm bảo tuân thủ theo cao độ trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các quy hoạch liên quan, Cao độ san nền được lựa chọn đảm bảo phù hợp với cao độ hệ thống thoát nước mưa, được lựa chọn trên cơ sở cao độ mực nước lớn nhất tính toán và cao độ nền hiện trạng của các khu vực dân cư làng xóm hiện có và khu công nghiệp Quang Minh 1 đã xây dựng.

Quy hoạch san nền được gắn với quy hoạch thoát nước, Xác định cốt nền xây dựng cho từng khu vực đảm bảo không bị ngập lụt, Cốt nền được phân theo vùng tiêu tự chảy và vùng tiêu động lực để tránh tình trạng nước ở vùng cao tập trung về khu vực trũng và nơi có khu dân cư hoặc vùng sản xuất nông nghiệp, Đảm bảo hướng tập trung nước về các công trình đầu mối tiêu nước theo quy hoạch hệ thống tiêu thoát nước, Cao độ san nền được lựa chọn theo nguyên tắc:

+ Cao độ nền khống chế của từng khu vực được lựa chọn phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn của sông, suối đi qua, ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực đó.

+ Cao độ khống chế  khu vực dân dụng tối thiểu ≥ 0,3m so với mực nước tính toán cao nhất.

+ Cao độ khống chế khu vực công nghiệp tối thiểu ≥ (0,5-0,7)m so với mực nước tính toán cao nhất.

+ Chỉ tôn nền những khu vực cần thiết: những khu ruộng, khu trũng, các ao hồ nhỏ, các thùng đấu dự kiến sẽ phát triển đô thị, công nghiệp.

b/ Giải pháp và nội dung thiết kế:

Trên nguyên tắc trên khu vực nghiên cứu lập quy hoạch được định hướng san nền thành từng khu vực như sau:

+ Đối với các khu vực đã xây dựng (khu công nghiệp Quang Minh 1), khu vực làng xóm cũ sẽ được san gạt cục bộ phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước. Cao độ nền khu vực này dao động trung bình trong khoảng từ 9.0m¸11.0m.

+ Các khu vực dân cư làng xóm hiện có giáp với khu công nghiệp Quang Minh 1 có cao độ nền dao động trung bình trong khoảng từ 9.50m¸10.50m.

+ Khu vực phía Tây và Tây Nam tuyến đường sắt dự kiến cao độ san nền dao động trung bình trong khoảng 10m¸11m đảm bảo phù hợp với các khu vực đã xây dựng ổn định và khu vực dân cư hiện có phía tiếp giáp.

- Cao độ tim đường tại các ngả giao nhau được xác định trên cơ sở các cao độ đã khống chế, quy hoạch mạng lưới cống thoát nước mưa, đảm bảo độ sâu chôn cống.

- Cao độ nền các ô đất được thiết kế đảm bảo thoát nước tự chảy, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước các ô đất.

VI.2.2. Quy hoạch thoát nước mưa

a/  Nguyên tắc:

- Đảm bảo tuân thủ theo định hướng quy hoạch thoát nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt của Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, có nghiên cứu khớp nối, cập nhật với các Dự án chuyên ngành như: Quy hoạch tổng thể thoát nước Thủ đô Hà Nội đang nghiên cứu, các quy hoạch, dự án đã được phê duyệt.

- Phù hợp với tình hình hiện trạng khu vực, thuận lợi cho phân kỳ xây dựng.

- Hệ thống thoát nước mưa được tiết kế riêng hoàn toàn; thoát nước riêng tự chảy với chu kỳ tính toán từ 2 – 5 năm. Các tuyến cống thoát nước mưa đảm bảo thoát nước mặt cho khu vực lập quy hoạch và khu vực lân cận.Hệ thống thoát nước mưa được tính toán theo phương pháp cường độ giới hạn.

b/ Hướng thoát nước

- Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch có hướng thoát nước ra sông Cà Lồ ở phía Bắc và kênh Thạch Phú dự kiến theo quy hoạch. Toàn bộ các trục thoát nước chính nêu trên đều thuộc nghiên cứu trong Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị GN đang trình duyệt.

Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế riêng hoàn toàn. Hệ thống tiêu thoát nước đảm bảo thoát nước nhanh nhất và hiệu quả nhất. Do địa hình khu vực có cao độ nền tương đối cao nên nước mưa được tiêu thoát theo hình thức tự chảy.

c/ Phân chia lưu vực và hệ thống thoát nước chính:

Phân khu đô thị N2 được chia ra thành 2 lưu vực chính như sau:

+ Lưu vực sông Cà Lồ: nằm ở phía Bắc đường Vành đai 3, hướng thoát nước chính được thoát vào các tuyến cống thoát nước dự kiến trên các tuyến đường quy hoạch và thoát ra sông Cà Lồ ở phía Tây Bắc và phía Đông Bắc khu vực. Các tuyến cống có tiết diện từ D1000mm ¸ (BxH)=(4Mx3M). Khu vực khu công nghiệp Quang Minh 1 đã xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa tương đối hoàn chỉnh có tiết diện B1000mm¸ B1400mm và thoát vào hệ thống thoát nước hiện có dọc tuyến đường sắt và dọc đường Bắc Thăng Long – Nội Bài. Dự kiến thiết kế hệ thống cống 2D2000mm¸ 2(2,5mx2m) nối tiếp và thoát vào trục thoát nước thuộc phân khu đô thị GN.

+ Lưu vực kênh Thạch Phú: nằm ở phía Bắc đường Vành đai 3, hướng thoát nước chính được thoát vào các tuyến cống thoát nước dự kiến trên các tuyến đường quy hoạch và thoát vào hệ thống thoát nước theo quy hoạch ở phía Tây và phía Tây Nam khu vực. Các tuyến cống có tiết diện từ D800mm¸ (BxH)=(5Mx2,5M).

+ Các trục tiêu thoát nước mưa chính của khu vực quy hoạch:

+ Bố trí trên đường gom của đường Bắc Thăng Long - Nội Bài trục thoát nước chính có tiết diện (1Mx1.8M) ¸ (3Mx3M) và thoát ra sông Cà Lồ thoát nước cho khu vực phía Tây tuyến đường (một phần của khu công nghiệp Quang Minh 1 hiện có).

+ Dự kiến bố trí trên tuyến đường 35 Mê Linh (từ Đại Thịnh đến Quang Minh) đoạn qua khu vực nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 2.5km tuyến cống thoát nước chính có tiết diện dao động từ (2Mx1,5M) ¸ (4Mx3M) đảm bảo thoát nước thuận lợi cho lưu vực hai bên tuyến đường.

+ Bố trí trục cống thoát chính có tiết diện 2D2000¸ 2(2,5Mx2M) đảm bảo thoát nước cho lưu vực hai bên tuyến đường và phần lớn khu công nghiệp Quang Minh 1 hiện có.

+ Dọc các tuyến đường quy hoạch dự kiến bố trí hệ thống thoát nước thu gom nước của khu vực hai bên rồi đấu nối vào hệ thống thoát nước chính. Tiết diện của các tuyến cống dao động từ D800mm ¸ (BxH)=(4Mx3M).

+ Điều chỉnh, nắn tuyến kênh tưới hiện có (kênh Tây) vào trong hành lang đường sắt và đường Vành đai 3 để đảm bảo không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong khu vực.

- Cống thoát nước sử dụng hệ thống cống tròn và cống hộp BTCT. Riêng đối với các khu vực làng xóm cũ xây dựng các tuyến rãnh nắp đan, bố trí dọc theo các tuyến đường thôn, xóm... thu gom nước mưa sau đó thoát ra các tuyến cống chính trong khu vực. Các tuyến rãnh này cụ thể sẽ được xác định trong giai đoạn sau.

Lưu ý: Các hệ thống thoát nước đấu nối vào hệ thống cống thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường 35 Mê Linh (từ Đại Thịnh đến Quang Minh) và Dự án xây dựng đường gom của đường Bắc Thăng Long - Nội Bài cần nghiên cứu khớp nối đồng bộ cao độ đường và cống với các Dự án trên, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

VI.2.3. Tổng hợp khối lượng và khái toán giá thành

a/ Khối lượng hệ thống thoát nước mưa

BẢNG TỔNG HỢP VÀ KHAI TOÁN GIÁ THÀNH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA

STT

Hạng mục công trình

Đơn vị

Khối lượng

Đơn giá (1000 đ)

Giá thành

(1000 đ)

1

Rãnh nắp đan

 

 

 

 

 

B800

M

825

2.500

2.062.500

 

B1000

M

370

2.700

999.000

 

Tổng

 

1.195

 

 

2

Cống tròn BTCT

 

 

 

 

 

D600

M

2.726

1.200

3.271.200

 

D800

M

6.466

1.500

9.699.000

 

D1000

M

11.189

1.700

19.021.300

 

D1200

M

5.954

1.800

10.717.200

 

D1500

M

2.766

2.100

5.808.600

 

D2000

M

1.962

2.300

4.512.600

 

Tổng

 

31.063

 

 

3

Cống hộp BT

 

 

 

 

 

BXH=1.0Mx1.0M

M

140

3.200

448.000

 

BXH=1.5Mx1.5M

M

285

3.500

997.500

 

BXH=2Mx2M

M

1.974

4.000

7.896.000

 

BXH=2.5Mx2M

M

762

4.100

3.124.200

 

BXH=3Mx2M

M

250

4.200

1.050.000

4

Kênh tưới B=6m

M

5.790

 

 

Ghi chú: Bảng tổng hợp trên chỉ tính toán khối lượng các tuyến cống thoát nước trong phạm vi ranh giới khu quy hoạch; kinh phí xây dựng nắn tuyến kênh tưới không tính trong bảng này. Kinh phí chính xác sẽ được xác định trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết và theo các dự án riêng.

b/ Khối lượng san nền

- Tổng khối lượng đắp: 3.219.513 m3.

- Giá thành: 80.000 đồng/m3.

- Kinh phí xây dựng: 257.561.040.000 đồng.

VI.3. Quy hoạch cấp nước

a/ Các số liệu và các chỉ tiêu tính toán

* Số liệu cấp nước như sau:

- Dân số:

 

 14300 người

* Các tiêu chuẩn dùng nước:

TT

Hạng mục

Tiêu chuẩn cấp nước

1

Nước sinh hoạt (QSH)

180l/người.ngày đêm

2

Nước cấp cho công trình công cộng khu ở, đơn vị ở, dịch vụ khác trong khu ở và đơn vị ở (QDV)

40 m3/ha.ngày đêm

3

Nước tưới cây, rửa đường cấp đơn vị ở (QTCRĐ)

5 m3/ha.ngày đêm

4

Nước trường học:

+ Mẫu giáo

+ Tiểu học

+ THCS

 

100 l/cháu

20l/hs

20l/hs

5

Nước cấp cho các công trình hạ tầng kỹ thuật (QHT)

30 m3/ha.ngày đêm

6

Nước công nghiệp:

+Nước sản xuất rượu bia, chế biến thực phẩm, giấy, dệt

+ Nước CN khác

 

45 m3/ha.ngày đêm

22 m3/ha.ngày đêm

7

Nước dự phòng, thất thoát, rò rỉ (QRR)

25% (1+2+3+4+5)

 

Tổng nhu cầu dùng nước

1+2+3+4+5+6

* Các hệ số không điều hoà:

   - Hệ số không điều hòa ngày:   = 1,2 ¸ 1,4 Þ lấy  = 1,3

   - Hệ số không điều hòa giờ :  =              

   Trong đó:

   +: Hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trình, chế độ làm việc của các cơ sở sản xuất và các điều kiện địa phương khác = 1,2 ¸ 1,5 lấy  = 1,3

   + : Hệ số kể đến số dân trong khu vực

   Dân số khu vực N = 14.300 người Þ   = 1,3

           Vậy  = 1,3 * 1,3 » 1,69

- N­ước dân dụng

:

Kngày = 1,3 ; Kgiờ = 1,69

- N­ước dự phòng

:

Kngày = Kgiờ = 1,0

b/ Tính toán các nhu cầu dùng nước:

Căn cứ các số liệu quy hoạch sử dụng đất và tiêu chuẩn áp dụng, nhu cầu dùng nước phân khu đô thị N2 được tính toán tại bảng sau:

BẢNG TÍNH TOÁN NHU CẦU DÙNG NƯỚC

TT

Hạng mục cấp nước

Số lượng

Tiêu chuẩn cấp nước

Nhu cầu (m3/ng.đ)

1

Nước sinh hoạt

14300

180l/người.ngày đêm

2.574,00

2

Nước cấp cho công trình công cộng khu ở, đơn vị ở, dịch vụ khác trong khu ở và đơn vị ở (QDV)

19,18

40 m3/ha.ngày đêm

653,20

3

Nước tưới cây

67 ha

5 m3/ha.ngày đêm

326,30

3

Nước rửa đường

30,52ha

5 m3/ha.ngày đêm

152,60

4

Nước trường học:

+ Mẫu giáo

+ Tiểu học

+ THCS

 

235 cháu

305 h/ sinh

259 h/sinh

 

 100 l/cháu

20l/hs

20l/hs

 

23,50

6,10

5,18

5

Nước công nghiệp:

+Nước sản xuất rượu bia, chế biến thực phẩm, giấy, dệt

+ Nước CN khác

 

22,99 ha

 

374,72 ha

 

45 m3/ha.ngày đêm

 

22 m3/ha.ngày đêm

 

1.034,55

 

8.392,45

6

Nước cấp cho các công trình hạ tầng kỹ thuật (QHT)

8,34 ha

30 m3/ha.ngày đêm

250,20

7

Nước dự phòng, thất thoát, rò rỉ (QRR)

 

25%(1+2+3+4+5+6)

3.354,50

8

Tổng ngày trung bình

 

 

16.772,49

9

Nhu cầu dùng nước ngày max

 

 

17.443,39

c/ Nguồn nước:

   Theo quy hoạch khu vực nghiên cứu nằm trong vùng cấp nước của các nhà máy nước sau:

- NMN ngầm Bắc Thăng Long công suất 2020 là 50.000 m3/ngđ, 2030 là 50.000 m3/ngđ

- Nhà máy nước mặt sông Hồng công suất 2020 là 300.000 m3/ngđ, 2030 là 450.000 m3/ngđ.

* Giai đoạn trước mắt: Nguồn nước cấp trực tiếp cho khu vực được lấy từ nhà máy nước Quang Minh, công suất giai đoạn 1: 14.000 m3/ngđ, giai đoạn 2: 20.000 m3/ ngđ.

- Sau này khi hệ thống cấp nước của thành phố được đầu tư hoàn thiện từ công trình đầu mối đến mạng lưới đường ống cấp nước. Nhà máy nước Quang Minh sẽ được chuyển đổi thành trạm tăng áp của khu vực.

d/ Mạng lưới đường ống:

* Các tuyến ống truyền dẫn chính của Thành phố:

- Trong quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có xác định tuyến ống Φ400mm đi qua khu vực nghiên cứu trên tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, đường vành đai 3 và đường vành đai 3,5.

* Các tuyến ống phân phối chính (Ø100mm đến Ø250mm):

            - Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông, tại quy hoạch phân khu N2 - tỷ lệ 1/2000, thiết kế mạng lưới đường ống phân phối có đường kính từ Ø100mm đến Ø250mm trên các trục đường quy hoạch.

            - Mạng ống phân phối trong toàn khu vực Quang Minh được bố trí mạng vòng, đường kính ống được xác định trên cơ sở lưu lượng tính toán từng ô quy hoạch (căn cứ vào số liệu sử dụng đất, chỉ tiêu tính toán cấp nước), đảm bảo đủ lưu lượng, thuận tiện và an toàn cấp nước cho toàn khu vực.

            - Đối với khu vực Quang Minh 1:

            + Giữ lại các tuyến ống phân phối hiện có trong khu vực Quang Minh 1. Bổ sung 1 số tuyến ống Ø100mm ¸Ø200mm trên các trục đường dự kiến trong khu vực Quang Minh 1, đảm bảo cấp nước cho mọi đối tượng dùng nước.

            - Đối với khu vực Quang Minh 2:

            + Nguồn nước cấp sang khu vực Quang Minh 2 được lấy từ Nhà máy nước Quang Minh thông qua 2 tuyến ống cấp nước phân phối chính Φ200mm (xem trên bản vẽ). Mạng ống dự kiến trên được đấu nối với mạng ống cấp nước hiện có từ khu vực Quang Minh 1. Bổ sung một số tuyến ống phân phối có đường kính từ Φ150mm đến Φ200mm trong khu vực Quang Minh 2.

             - Đồ án đã cập nhật hệ thống nước thô dự kiến theo dự án nâng công suất nhà máy nước Quang Minh, tuyến ống nước thô dự kiến có đường kính Φ150mm, chiều dài 1386m, cùng hệ thống 3 giếng nước thô dự kiến mới để phát huy hết công suất thiết kế của nhà máy nước. Khi xây dựng cần đảm bảo khoảng cách ly an toàn cho công trình cấp nước thô theo quy định (trạm bơm giếng, mạng lưới đường ống nước thô).

e/ Cấp nước chữa cháy:

     Dọc theo các tuyến ống cấp nước đường kính từ F100 trở lên sẽ đặt một số họng cứu hoả, khoảng cách giữa các họng cứu hoả được xác định theo quy định, quy phạm hiện hành. Các họng cứu hoả này sẽ có thiết kế riêng và phải có sự phối hợp thống nhất với cơ quan phòng cháy chữa cháy của khu vực. Đối với các công trình cao tầng, cần có hệ thống chữa cháy riêng cho từng công trình.

g/ Khối lượng và kinh phí xây dựng:

STT

Hạng mục công trình

Đơn vị

Khối lượng

Ghi chú

1

Nhà máy nước Quang Minh

m3/ngđ

20.000

NMN ngầm hiện có

 

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

 

14.000

20.000

 

2

Hệ thống nước thô

 

 

 

a

Trạm bơm giếng nước thô

giếng

3

dự kiến mới

b

Ống nước thô

m

1.386

dự kiến mới

3

Mạng ống cấp nước

 

 

 

 

Ø400mm

Ø200mm

Ø150mm

Ø100mm

m

m

m

m

4.068

8.869

968

8.844

 

*Ghi chú:

- Khối lượng trên chỉ tạm tính sơ bộ, chi tiết sẽ được xác định trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng.

- Kinh phí xây dựng: sẽ được xác định cụ thể trong quá trình lập quy hoạch chi tiết giai đoạn tiếp sau.

VI.4. Quy hoạch cấp điện :

a/ Nguồn cấp:

Khu vực được cấp nguồn từ Trạm 110/22KV Vân Trì công suất 2x63MVA (hiện có cải tạo nâng công suất) ở phía Đông Nam phạm vi lập quy hoạch; Trạm 110/22KV Quang Minh công suất 2x63MVA (xây dựng mới) ở phía Tây Nam phạm vi lập quy hoạch); Trạm 110/22KV Quang Minh 2 công suất 2x63MVA (xây dựng mới tại ô quy hoạch ký hiệu 1-21) và Trạm 110/22KV Mê Linh công suất 2x63MVA (xây dựng mới) ở phía Tây phạm vi lập quy hoạch. Giai đoạn trước mắt cấp nguồn từ trạm 110/22KV Vân Trì hiện có, về lâu dài sẽ cấp điện chủ yếu từ 03 trạm 110/22KV:  Quang Minh, Quang Minh 2 và Mê Linh.

            b/ Chỉ tiêu thiết kế:

BẢNG CHỈ TIÊU CẤP ĐIỆN

TT

Loại hộ dùng điện

Đơn vị

Chỉ tiêu

1

 Điện sinh hoạt

W/Người

800

2

Đất công trình công cộng, trường học, nhà trẻ, cây xanh…

 

25% thuê bao sinh hoạt

3

Đất trường đào tạo

KW/Ha

                    450

4

Đất công nghiệp

KW/Ha

200

5

Đất giao thông đối ngoại, đường cấp đô thị và khu vực

KW/Ha

12

Ghi chú: Trong giai đoạn thiết kế tiếp theo sẽ được xác định phù hợp với từng hạng mục công trình.

c/ Tính toán phụ tải:

BẢNG TÍNH TOÁN NHU CẦU DÙNG ĐIỆN

TT

Chức năng sử dụng đất

Khối lượng

Đơn vị

Tiêu chuẩn

Kđt

Ptt(Kw)

Stt(Kva)

A

Đất dân dụng

 

 

 

 

 

 

 

- Đất đơn vị ở

 - Đất công cộng

25% điện sinh hoạt

 

 

0,8

 1830

 2153

B

Các loại đất khác trong phạm vi khu dân dụng

 

 

 

 

 

 

2

Đất trường đào tạo

2,85

Ha

450

0,8

1.026

1.207

C

Đất xây dựng ngoài phạm vi khu dân dụng

 

 

 

 

 

 

4

Đất công nghiệp

574,15

Ha

200

0,8

91.864

108.075

5

Đất giao thông đối ngoại

47,43

Ha

12

1

569

669

D

Dân số

 

 

 

 

 

 

 

Dân số

14.300

Người

0,8

0,8

9.152

10767

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 104.441

 122.871

d/ Nội dung và giải pháp:

* Giải pháp thiết kế:

Mạng lưới điện cao thế:

Lưới điện 220KV,110KV:

    + Xây dựng các tuyến điện 220KV Vân Trì – Sóc Sơn, 110KV Vân Trì - Nội Bài trong giai đoạn trước mắt được thực hiện theo dự án riêng, về lâu dài sẽ được di chuyển hạ ngầm theo đường quy hoạch.

     + Xây dựng các tuyến điện 110KV Quang Minh 2 - Mê Linh, 110KV Quang Minh 2 - Nội Bài đi ngầm dọc đường quy hoạch (có điều chỉnh hướng tuyến so với quy hoạch chung đã được phê duyệt để phù hợp quy hoạch sử dụng đất và giao thông).

      + Xây dựng các tuyến điện 110KV Vân Trì - Quang Minh, 110KV Mê Linh - Quang Minh đi ngầm dọc đường quy hoạch.

Mạng trung thế:

- Xây dựng các tuyến cáp ngầm 22KV dọc theo các tuyến đường quy hoạch từ cấp khu vực trở lên cấp nguồn cho các trạm 22/0,4KV.

Được thiết kế mạch vòng vận hành hở, các tuyến cáp 22KV ở chế độ làm việc bình thường chỉ mang tải từ 60%-70% công suất so với công suất mang cực đại cho phép để đảm  bảo an toàn cấp điện khi sự cố. Dây cáp 22KV dùng dây cáp ngầm ruột đồng cách điện XLPE-240mm2.

Như vậy, từ một trạm biến áp 110/22KV có thể xuất tuyến khoảng 15 đến 20 lộ cáp 22KV. Các tuyến cáp ngầm này được bố trí đi trong hào cáp hoặc tuy nen kỹ thuật và đoạn đầu trong một hào có thể bố trí 5 – 8 tuyến cáp.

* Nguyên tắc bố trí, thiết kế trạm biến thế, mạng lưới hạ thế, chiếu sáng đô thị:

-  Cải tạo, nâng cấp các trạm biến áp hiện có, thống nhất cấp điện áp 22KV.

- Công suất tính toán khu quy hoạch khoảng 122.871 KVA, hiện tại  khu quy hoạch có khoảng 141 trạm biến áp 22/0,4 KV với tổng công suất trạm khoảng 33.000KVA, dự kiến công suất trạm điện mẫu 1000KVA, diện tích trạm 50m2, như vậy  xây dựng mới khoảng 89 trạm biến áp 22/0,4KV có tổng công suất khoảng 89.000KVA và diện tích để xây trạm biến áp khoảng 4450m2 (có tính chất dự báo, chi tiết được tính toán ở giai đoạn sau).

       - Đối với các khu vực đã có quy hoạch chi tiết hoặc các dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp điện sẽ được thực hiện theo các quyết định của cấp thẩm quyền phê duyệt.

        - Vị trí các trạm biến thế được lựa chọn sao cho gần trung tâm phụ tải dùng điện với bán kính phục vụ khoảng 250-300m để đảm bảo tổn thất điện áp nằm trong giới hạn cho phép và gần đường giao thông để tiện thi công. .

- Để đảm bảo an toàn và mỹ quan, các trạm biến thế 22/0,4KV dùng trạm xây. Vị trí, công suất trạm biến thế cho từng khu vực và mạng lưới chiếu sáng sinh hoạt tuỳ thuộc vào mặt bằng bố trí và nhu cầu sử dụng điện của từng công trình sẽ được tính toán tiếp ở giai đoạn sau.

- Lưới hạ thế có cấp điện áp 380/220V hạ ngầm dọc theo hè đường quy hoạch.

- Hệ thống chiếu sáng đèn đường được cấp nguồn từ các trạm biến áp công cộng. Cụ thể sẽ được xác định theo dự án cấp điện cho từng khu vực được cấp thẩm quyền phê duyệt.

           - Lưới hạ thế 0,4KV cấp điện cho chiếu sáng các tuyến đường trong khu quy hoạch thiết kế đi ngầm trên hè, cách bó vỉa 0,5m, các tuyến đường trong khu vực thiết kế có mặt cắt ngang từ 20,5m trở xuống với bề mặt lòng đường < 10,5m nên chỉ bố trí chiếu sáng một bên hè đường.

e/ Khối lượng xây dựng:     

                               BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG

TT

Hạng mục công trình

Đơn vị

Khối lượng

A

Mạng lưới cao thế

 

 

1

Tuyến điện 110 KV

km

  13

2

Tuyến điện 220V

km

  5,2

3

Trạm 110/22KV Quang Minh 2

Trạm/MVA

1/126

B

Mạng lưới trung thế

 

 

1

Xây mới tuyến cáp ngầm 22KV

km

 21,9

2

Trạm 22/0,4 KV

Trạm/Kva

89/89.000

* Ghi chú:

       - Khối lượng trên chỉ tạm tính sơ bộ, chi tiết sẽ được xác định trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng.

- Kinh phí xây dựng: sẽ được xác định cụ thể trong quá trình lập quy hoạch chi tiết giai đoạn tiếp sau.

- Đối với các khu vực đã có Quy hoạch chi tiết, dự án được phê duyệt , mạng lưới điện sẽ được thực hiện theo quy hoạch chi tiết dự án được duyệt.

- Tiết diện cáp cao thế, trung thế và khối lượng sẽ được xác định chính xác trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng đáp ứng yêu cầu của ngành điện.

- Vị trí các tuyến cáp cao thế, trung thế và trạm biến áp 110/22Kv, 22/0,4KV  xác định trong bản vẽ có tính chất định hướng, sẽ được xác định chính thức trong giai đoạn triển khai lập qhct tỷ lệ lớn hơn và dự án đầu tư xây dựng.

- Đối với các ô đất chức năng, trong quá trình nghiên cứu quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn trường hợp có điều chỉnh về chức năng và chỉ tiêu sử dụng đất dẫn đến thay đổi lớn quy mô công suất phụ tải, quy mô công suất các trạm biến áp 110/22 KV, 22/0,4 KV  sẽ được xem xét điều chỉnh tương ứng để đảm bảo đáp ứng yêu cầu phụ tải.

VI.5. Quy hoạch Thông tin liên lạc:

a/Nguồn cấp:

Khu vực được cấp nguồn từ các Trạm HOST Nam Thăng Long, Đông Anh và Mê Linh.

          b/ Chỉ tiêu thiết kế:

TT

Thành phần sử dụng điện thoại

Đơn vị

Chỉ tiêu

1

 Sinh hoạt

Hộ/thuê bao

1/2

2

Đất hành chính, dịch vụ

 

25% thuê bao sinh hoạt

3

Đất trường đào tạo

Thuê bao/ha

150/1

4

Đất công nghiệp

Thuê bao/ha

25/1

c/ Tính toán phụ tải:

BẢNG TÍNH TOÁN NHU CẦU THÔNG TIN LIÊN LẠC

TT

Chức năng sử dụng đất

Khối lượng

Đơn vị

Tiêu chuẩn

Khối lượng (Số)

A

Đất dân dụng

 

 

 

 

1

- Đất đơn vị ở

- Đất công cộng

25% điện sinh hoạt

 

 

1.787

B

Các loại đất khác trong phạm vi khu dân dụng

 

 

 

 

2

Đất trường đào tạo

2,85

Ha

150

428

C

Đất xây dựng ngoài phạm vi khu dân dụng

 

 

 

 

4

Đất công nghiệp

574,15

Ha

25

14.353

D

Dân số

 

 

 

 

1

Dân số

3.575

Hộ

2

 7150

 

Tổng cộng

 

 

 

23.718

d/ Nội dung và giải pháp:

- Dự báo số lượng thuê bao: khoảng 23.718 số.

 - Xây dựng 01 tổng đài vệ tinh với tổng dung lượng khoảng 25.000 số tại ô quy hoạch ký hiệu 2-6.

        - Tổng đài vệ tinh liên kết với tổng đài điều khiển bằng các tuyến cáp trục xây dựng dọc theo một số tuyến đường quy hoạch.

- Xây dựng các tuyến cáp từ Tổng đài vệ tinh đến các tủ cáp thuê bao (vị trí, số lượng và dung lượng các tủ cáp trong các ô đất sẽ được xác định theo dự án xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc cho từng khu vực được cấp thẩm quyền phê duyệt).

- Tổng đài vệ tinh kết hợp với bưu cục dự kiến xây dựng được đặt tại khu công cộng của khu quy hoạch.

e/ Khối lượng xây dựng:

                              BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG

TT

Hạng mục công trình

Đơn vị

Số lượng

1

Tổng đài vệ tinh

Số

25.000

3

Cáp quang

KM

3,3

4

Cáp gốc

KM

17,6

*Ghi chú:

- Vị trí các tuyến cáp quang tới các tổng đài và vị trí tổng đài trong bản vẽ có tính chất định hướng, sẽ được xác định chính thức trong giai đoạn triển khai lập QHCT tỷ lệ lớn hơn và dự án đầu tư xây dựng.

- Khối lượng trên chỉ tạm tính sơ bộ, chi tiết sẽ được xác định trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng.

- Kinh phí xây dựng: sẽ được xác định cụ thể trong quá trình lập quy hoạch chi tiết giai đoạn tiếp sau.

-Tại thời điểm lập quy hoạch chưa có các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định cụ thể về chỉ tiêu tính toán nhu cầu thông tin liên lạc, do đó các tính toán về nhu cầu thông tin liên lạc chỉ là dự kiến, chi tiết sẽ được nghiên cứu ở giai đoạn sau.

VI.6. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường

VI.6.1.  Thoát nước thải:

a/ Nguyên tắc:

- Cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 đã được phê duyệt.

- Phù hợp với các dự án đã được phê duyệt hoặc đang trình duyệt và quản lý theo đề xuất của dự án.

- Đảm bảo nhu cầu thoát nước cho phân khu đô thị, phù hợp với dự kiến quy hoạch chung của khu vực.

b/ Các chỉ tiêu thoát nước thải:

1- Nước sinh hoạt:

2- Nước nhà trẻ:

3- Nước trường tiểu học, THCS

4- Nước công cộng đơn vị ở, hành chính

dịch vụ, trường đào tạo

5- Nước khu công nghiệp chế biến

thực phẩm, đồ uống

6- Nước khu công nghiệp khác

7- Nước công trình hạ tầng kỹ thuật

:180l/người.ngày đêm

: 100 l/cháu.ngày đêm

: 20 l/hs

: 40 m3/ha.ngày đêm

 

: 45 m3/ha.ngày đêm

 

: 22 m3/ha.ngày đêm

: 30 m3/ha.ngày đêm

c/ Giải pháp thiết kế:

Dự báo tổng lưu lượng nước thải tính toán:

BẢNG TÍNH TOÁN TỔNG L ƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI

TT

Hạng mục cấp nước

Số lượng

Tiêu chuẩn cấp nước

Nhu cầu (m3/ng.đ)

1

Nước sinh hoạt

14.300 người

180l/người.ngày đêm

2.574,00

2

Nước công cộng đơn vị ở, hành chính dịch vụ, trường đào tạo

18,19 ha

40 m3/hasàn.ngđ

727,60

3

Nước mẫu giáo

235 cháu

100l/cháu

23,50

4

Nước trường tiểu học, THCS

564 học sinh

20l/học sinh

11,28

5

Nước khu công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống

22,99 ha

45 m3/ngày đêm

1.034,55

6

Nước khu công nghiệp khác

351,73

22 m3/ngày đêm

7.738,06

7

Nước cấp cho các công trình hạ tầng kỹ thuật (QHT)

19,98 ha

30 m3/ha.ngày đêm

599,40

8

Tổng ngày trung bình

Tổng 1+2+3+4+5+6+7 (Q)

 

 

12.708,39

9

Nhu cầu dùng nước ngày max Qmax = Q*

 

 

16.520,91

Tổng lưu lượng nước thải trung bình khoảng       : 12.710 m3/ngày.đêm

Tổng lưu lượng nước thải max                               : 16.520 m3/ngày.đêm

* Định hướng thoát nước:

Cơ bản tuân thủ Quy hoạch chung đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về vị trí nhà máy xử lý nước thải và các tuyến cống chính. Theo đó, quy hoạch phân khu đô thị N2 được xác định thuộc lưu vực thoát nước thải của 2 trạm xử lý nước thải chính là trạm XLNT công nghiệp Quang Minh 1 và trạm XLNT công nghiệp Quang Minh 2.

* Giải pháp thiết kế:

Theo quy hoạch chung Thủ đô (được phê duyệt tại quyết định 1259/QĐ-TTg), phân khu đô thị N2 chia thành 2 lưu vực thoát nước:

- Lưu vực phía Đông Bắc tuyến đường sắt, bao gồm khu công nghiệp Quang Minh 1 và phần mở rộng, diện tích khoảng 450ha. Nước thải được thu gom đưa về nhà máy XLNT công nghiệp Quang Minh 1 hiện có, công suất dự kiến giai đoạn 2 là 5.400 m3/ngđ.

- Lưu vực phía Tây Nam tuyến đường sắt, bao gồm khu công nghiệp Quang Minh 2, diện tích khoảng 210 ha: nước thải được thu gom, đưa về trạm XLNT công nghiệp Quang Minh 2, công suất dự kiến 6.800 m3/ngđ.

Đề xuất của đồ án quy hoạch phân khu đô thị n2: 

         - Nước thải từ khu công nghiệp và nước thải sinh hoạt từ khu vực dân cư, nhà ở công nhân, trường học ... được thu gom riêng bằng hệ thống cống thoát nước thải có đường kính D300 mm- D600 mm đưa về trạm xử lý  theo từng lưu vực:

+ Lưu vực khu công nghiệp Quang Minh 1 (diện tích khoảng 378 ha, lưu lượng nước thải khoảng 7.600 m3/ngđ) : thoát về nhà máy XLNT Quang Minh 1 hiện có tại ô quy hoạch 1-12, diện tích 1 ha, dự kiến nâng công suất của nhà máy: 7.600 m3/ngđ. 

+ Lưu vực khu nhà ở công nhân, khu dân cư, trường học … (diện tích khoảng 60 ha, lưu lượng nước thải khoảng 5.100 m3/ngđ): thoát về trạm XLNT sinh hoạt khu vực công nghiệp Quang Minh, công suất 21.000 m3/ngđ, diện tích 2 ha thuộc phân khu đô thị GN đang nghiên cứu.

+ Lưu vực Khu công nghiệp Quang Minh 2 và phần mở rộng khu công nghiệp Quang Minh 1 (diện tích khoảng 245 ha, lưu lượng nước thải khoảng 4.000 m3/ngđ): thoát về trạm XLNT dự kiến xây dựng tại ô quy hoạch 2-9, công suất 6.800 m3/ngđ, diện tích 1.5 ha.

+ Quy mô, công suất các trạm XLNT sẽ được xác định chính xác trong quy hoạch chuyên ngành và các quy hoạch chi tiết.

(chi tiết xem trên bản vẽ)

- Nước thải sau khi xử lý phải đảm bảo giá trị của thông số ô nhiễm thải tuân thủ theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN40:2011/BTNMT trước khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải

- Khi đầu tư xây dựng khu công nghiệp cần xây dựng ngay hệ thống cống và trạm xử lý nước thải, không xả nước thải chưa qua xử lý vào môi trường

- Hệ thống cống thoát nước:

+ Trên cơ sở tính toán lưu lượng và thuỷ lực, xác định kích thước các tuyến cống, độ dốc, cao độ đặt cống và xác định vị trí và số lượng các trạm bơm chuyển bậc. Các tuyến cống được bố trí dọc theo các tuyến đường quy hoạch.

+ Các trạm bơm chuyển bậc được bố trí trên nguyên tắc đảm bảo độ sâu chôn cống không vượt quá giới hạn cho phép (trong đất chắc ướt 5-6m; trong đất khô không lở 7-8m); được đặt trong các khu vực cây xanh để đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh, trường hợp khó khăn có thể xây ngầm hoàn toàn. Vị trí, công suất các trạm bơm chuyển bậc sẽ được xác định chính xác tại các quy hoạch chi tiết.

d/ Tổng hợp khối lượng và kinh phí xây dựng:

TT

Hạng mục công trình

Vật liệu

Đơn vị

Khối lượng

Đơn giá

(1000 đồng)

Kinh phí (triệu đồng)

I

Cống thoát nước

 

 

 

 

 

 

D300mm

BTCT

M

5.640

540

3.045,6

 

D400mm

BTCT

M

3.500

580

2.030,0

 

D500mm

BTCT

M

1.140

640

729,6

 

D600mm

BTCT

M

1.970

680

1.339,6

 

Cống áp lực 2D3000mm

BTCT

M

700

796

557,2

II

Trạm bơm

 

trạm

02

1.300

2.600,0

III

Nhà máy xử lý nước thải

 

trạm

02

 

Thực hiện theo dự án riêng

IV

Tổng

 

 

 

 

7.704,6

*Ghi chú: Khối lượng trên tạm tính sơ bộ, chi tiết sẽ được xác định cụ thể trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng.

VI.6.2.  Vệ sinh môi trường:

a/ Các chỉ tiêu tính toán và khối lượng rác thải sinh hoạt:

* Các chỉ tiêu tính toán:

- Tiêu chuẩn tính toán chất thải rắn sinh hoạt: 1,3 kg/ người.ngày

- Tiêu chuẩn tính toán chất thải rắn công nghiệp: 0,2tấn/ha.ngày

- Hệ số chất thải rắn công cộng và khách vãng lai: K=1,2

* Dự báo tổng khối lượng chất thải rắn

BẢNG TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN

TT

Hạng mục chất thải rắn

Số lượng

Tiêu chuẩn thải

KL (T/ng.đ)

1

Chất thải rắn sinh hoạt

(CTR SH)

14.300người

1,3 kg/người.ngày

18,59

2

Chất thải rắn công cộng và khách vãng lai:

0,2 (CTRSH)

3.72

 

3

Chất thải rắn công nghiệp

374,72  ha

0,2tấn/ha.ngày

74,95

 

Tổng cộng

 

 

97.26

            b/ Nguyên tắc tổ chức thu gom chất thải rắn:

Tiến hành phân loại rác ngay từ nguồn thải, rác thải thông thường từ các nguồn thải khác nhau được phân loại theo hai nhóm chính: nhóm các chất có thể thu hồi tái sử dụng, tái chế và nhóm các chất phải xử lý chôn lấp hoặc tiêu huỷ theo quy định của pháp luật. Rác thải công nghiệp nguy hại phải được thu gom, xử lý riêng với rác thải sinh hoạt theo các quy định hiện hành.

*  Chất thải rắn sinh hoạt: 

            -  Chất thải rắn sinh hoạt: 

+ Đối với khu vực dân cư: chất thải rắn sinh hoạt được thu gom trực tiếp bằng xe đẩy tay theo giờ cố định hoặc thu gom vào các thùng rác và công ten nơ kín dung tích tối thiểu là 100 lít và không lớn hơn 700 lít. Số lượng, vị trí các thùng và công ten nơ chứa rác được tính toán theo bán kính phục vụ khoảng 100m/thùng. Thu gom và vận chuyển hàng ngày về các điểm tập kết rác cố định, sau đó xe chuyên dụng của cơ quan chức năng sẽ chuyên chở đến nơi xử lý chất thải rắn quy định của Thành phố.

+ Đối với khu  vực công trình công cộng, cơ quan, trường học... chất thải rắn được thu gom và vận chuyển thông qua hợp đồng trực tiếp với cơ quan chức năng.

+ Với các nơi công cộng như khu vực công viên cây xanh, đường trục chính... đặt các thùng rác nhỏ có nắp kín dung tích tối thiểu là 100lít và không lớn hơn 1m3 khoảng cách 100m/thùng.

            - Chất thải rắn công nghiệp: Chất thải rắn công nghiệp nguy hại phải được đăng kí chi tiết với các đơn vị chuyên ngành, vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường về khu xử lý tập trung theo quy định.

- Nhà vệ sinh công cộng: Được xác định theo quy định về quản lý bùn cặn và nhà vệ sinh công cộng trong quy chuẩn xây dựng đô thị. Nước thải của các nhà vệ sinh công cộng được thu gom theo hệ thống thoát nước thải riêng và chất thải phải được xử lý tại chỗ đạt tiêu chuẩnvệ sinh môi trường theo quy định về quản lý chất thải rắn.

            - Dự kiến bố trí 2 trạm trung chuyển chất thải rắn tại khu đất hạ tầng kỹ thuật thuộc ô quy hoạch 1-19 và 2-9 (chi tiết xem trên bản vẽ)

VI.6.3. Nghĩa trang:

Các nghĩa trang hiện có phải dừng hung táng, có kế hoạch đóng cửa, trồng cây xanh cách ly đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.

Các nghĩa trang nằm trong quy hoạch sử dụng đất phải trồng cây xanh cách ly, khi có nhu cầu sử dụng đất phải di chuyển đến nghĩa trang tập trung của thành phố.

VI.7 Tổng hợp đường dây đường ống:

*Nguyên tắc:

- Tuân thủ các quy định của Quy chuẩn xây dựng, các tiêu chuẩn quy phạm về khoảng cách giữa các đường dây đường ống; khoảng cách giữa các đường dây đường ống đến công trình, bó vỉa, cột chiếu sáng.

- Việc bố trí các đường dây đường ống trên mặt bằng và chiều đứng được thực hiện theo nguyên tắc: ưu tiên các đường ống tự chảy, đường ống khó uốn, các tuyến ống có kích thước lớn.

- Giảm tối đa việc bố trí đường dây, đường ống dưới phần đường xe chạy.

            * Giải pháp và nội dung thiết kế:

            - Bố trí tổng hợp đường dây đường ống trên mặt bằng và mặt cắt ngang các tuyến đường trên cơ sở các bản vẽ:

            + Quy hoạch giao thông (QH-06A)

            + Quy hoạch thoát nước mưa (QH-07A1)

            + Quy hoạch cấp nước (QH-07B)

            + Quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường (QH-07C)

            + Quy hoạch cấp điện và thông tin liên lạc (QH-7D,E)

            - Trên các tuyến đường có các tuyến cáp điện lực, thông tin bưu điện đi cùng một bên hè, bố trí các tuyến cáp này đi trong hào cáp kỹ thuật.

VI.8 Chỉ giới đường đỏ - định vị tim đường

- Để triển khai việc xác định mạng đường ngoài thực địa, cùng bản vẽ quy hoạch giao thông, bản vẽ chỉ giới đường đỏ nhằm mục đích :

+ Nguyên tắc xác định các tuyến đường: Xác định từ đường lớn đến đường nhỏ, từ đường chính thành phố đến đường khu vực, phân khu vực và đường nhánh.

+ Các số liệu tọa độ, điều kiện cắm mốc khác, xem chi tiết trên bản vẽ chỉ giới đường QH-6B.

a/ Nguyên tắc định vị:

- Định vị mạng lưới đường từ đường chính đến đường nhánh, từ đường lớn  đến đường nhỏ.

- Đảm bảo khớp nối các chỉ giới đường đỏ đã xác định trong các hồ sơ khác.

b/ Định vị tim đường:

- Tim các tuyến đường được định vị bằng toạ độ kết hợp với các thông số kỹ thuật được ghi trên bản vẽ.

   - Tại bản vẽ tỷ lệ ½.000 này xác định toạ độ tim các đường thành phố, đường phân khu vực và đường nhánh.

c/ Chỉ giới đường đỏ :

- Trên cơ sở các tim đường đã được định vị, kết hợp các mặt cắt ngang đường áp dụng cho từng tuyến đường để xác định chỉ giới đường đỏ.

d/ Chỉ giới xây dựng:

Chỉ giới xây dựng được xác định theo quy hoạch mặt bằng kiến trúc được duyệt đồng thời bảo đảm cách khoảng cách an toàn tới các công trình kiến trúc, kỹ thuật hạ tầng khác theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

VII. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

VII.1. Mục tiêu và nội dung:

a/ Mục tiêu môi trường:

- Lồng ghép các vấn đề môi trường vào từng ô quy hoạch. Phát triển hài hòa kinh tế, xã hội và môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường đô thị. Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do chất thải nguy hại trong khu công nghiệp.

- Tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

b/ Nội dung:

- Xác định các vấn đề môi trường chính: chất lượng môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, hệ sinh thái …

- Đánh giá diễn biến môi trường khu vực, dự báo các tác động môi trường của đồ án quy hoạch.

- Tổng hợp các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện các vấn đề môi trường trong đồ án,

VII.2. Phạm vi và giới hạn đánh giá:

a/ Vị trí:

- Phân khu đô thị N2 thuộc địa giới hành chính các xã Quang Minh, Kim Hoa, Thanh Lâm - huyện Mê Linh - Hà Nội.

b/ Ranh giới và phạm vi nghiên cứu:

- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu quy hoạch phân khu đô thị N2, tỷ lệ 1/2000

     + Phía Bắc đến hành lang xanh sông Cà Lồ .

    + Phía Tây Bắc đến hành lang xanh

    + Phía Tây Nam đến hành lang xanh.

    + Phía Đông đến cao tốc đường Bắc Thăng Long - Nội Bài.

Tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch phân khu đô thị N2 khoảng : 707 ha

VII.3. Hiện trạng môi trường:

a/ Hiện trạng môi trường tự nhiên:

Phạm vi nghiên cứu quy hoạch phân khu đô thị N2 chủ yếu là đất công nghiệp (khu công nghiệp Quang Minh I), đất trồng lúa, đất dân cư hiện có, đất công trình công cộng, đất công trình hạ tầng kỹ thuật, đất nghĩa trang và đất đường giao thông.

   Chất thải phát sinh trong các nhà máy, xí nghiệp thuộc khu công nghiệp Quang Minh (nước thải, chất thải rắn, khí thải) được quản lý, thu gom, xử lý trước khi xả ra môi trường nên hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp chưa đấu nối và ký hợp đồng xử lý nước thải. Các doanh nghiệp này bằng nhiều cách khác nhau đã xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại khu vực. Bên cạnh đó, môi trường tự nhiên bị ô nhiễm cục bộ do một số các nguồn gây ô nhiễm chính (khu vực nghĩa trang, nghĩa địa, khu vực làng xóm hiện có…) và có xu thế tiếp tục ô nhiễm nếu không có biện pháp hữu hiệu..

- Môi trường nước:

* Nguồn nước mặt: Nước thải công nghiệp chưa được thu gom, xử lý triệt để gây ô nhiễm ngiêm trọng môi trường nước.

Nước thải sinh hoạt từ các hộ dân chưa qua xử lý kênh thoát nước quanh làng gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong khu vực

* Nguồn nước ngầm: Bị ô nhiễm do các nguồn gây ô nhiễm chính như

Nguồn nước mặt bị ô nhiễm bởi các chất độc hại từ nước thải chưa qua xử lý.

Nước rò rỉ từ các mộ phần trong khu vực hung táng của các nghĩa trang, nghĩa địa rải rác trong khu vực nghiên cứu.

Hệ thống giếng khoan không đúng quy cách, tràn lan, khai thác đất sét làm gạch ngói, đóng các cọc móng xây dựng công trình...  tạo điều kiện cho sự xâm nhập các chất gây ô nhiễm vào nguồn nước ngầm.

Quá trình phát triển đô thị hóa làm giảm diện tích thẩm thấu nước mưa gây suy giảm nguồn nước ngầm.

- Môi trường không khí:

Môi trường không khí bị ô nhiễm do khói, bụi, tiếng ồn dọc các trục đường giao thông chính, từ khu vực dự án đang xây dựng trong khu công nghiệp

Môi trường nước bị ô nhiễm đặc biệt ô nhiễm chất hữu cơ bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh.

- Môi trường đất: Bị ô nhiễm do các nguồn gây ô nhiễm chính:

Nước thải chưa qua xử lý từ các hộ dân và các nhà máy, xí nghiệp xả trực tiếp ra môi trường, thẩm thấu các chất  gây ô nhiễm vào môi trường đất.

Việc sử dụng các loại hóa chất trong nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường đất

b/ Hiện trạng môi trường xã hội:

Ô nhiễm môi trường tự nhiên gây các tác động tiêu cực trực tiếp hay gián tiếp tới sức khỏe con người, tạo điều kiện phát sinh dịch bệnh, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội.

c/ Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

* Giao thông:

- Các tuyến đường trong khu công nghiệp Quang Minh I đã được xây dựng hoàn chỉnh, đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế

- Các tuyến đường làng xóm khác:

+ Tuyến đường liên xã Chi Đông hiện đang xuống cấp, có mặt cắt ngang rộng khoảng 4,5 -5m. Tuyến đường hiện đã có dự án cải tạo.

+ Trong khu vực còn có các tuyến đường làng xóm với mặt cắt ngang từ 3-5m. Các tuyến đường này chủ yếu là đường bê tông xi măng chất lượng tương đối tốt.

Nhận xét:

Nhìn chung trong quá trình xây dựng mới và cải tạo lại các tuyến đường cũ sẽ có tác động đến môi trường về không khí và tiếng ồn

* Thoát nước và vệ sinh môi trường:

- Nước mưa và nước thải của khu vực dân cư hiện có được thoát vào hệ thống cống nắp đan sau đó thoát ra các tuyến mương hở chạy dọc ven làng và thoát vào hệ thống thoát nước của khu vực.

- Trong khu vực nghiên cứu còn một số tuyến kênh tưới chạy qua cung cấp nước tưới cho các khu vực ruộng canh tác nông nghiệp.  Đặc biệt chạy dọc đường sắt hiện có, có tuyến kênh Tây (kênh tưới) có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho diện tích đất nông nghiệp trong khu vực nghiên cứu quy hoạch và các khu vực xung quanh.

- Khu vực khu công nghiệp Quang Minh:

+ Hệ thống cống thoát nước mưa được xây dựng tương đối hoàn chỉnh và thoát vào hệ thống kênh mương hiện có chạy dọc tuyến đường sắt và dọc đường Bắc Thăng Long – Nội Bài.

+ Nước thải trong các nhà máy, xí nghiệp được xử lý cục bộ sau đó thoát vào tuyến cống thoát nước thải của khu công nghiệp. Hệ thống cống thoát nước thải của khu công nghiệp thu gom nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp đưa về trạm XLNT phía Tây Nam khu công nghiệp Sau khi xử lý được xả vào kênh thoát nước của khu vực chạy dọc theo tuyến đường sắt .

Nhận xét:

Do hệ thống thoát nước trong khu vực dân cư chưa được xây dựng riêng nên đây cũng là nguồn gây ô nhiễm đối với khu vực

Đối với nhà máy XLNT của khu công nghiệp do mới trong giai đoạn 1 nên công suất chưa đáp ứng đủ với nhu cầu thực tế của khu công nghiệp. Ngoài ra hệ thống xử lý chưa phải loại hiện đại nên khi xả nước thải vào môi trường vẫn gây ô nhiễm không khí cũng như ô nhiễm môi trường nước.

* Cấp nước:

- Khu vực nghiên cứu hiện đang được cấp nước sạch từ nhà máy nước Quang Minh thông qua các hệ thống giếng khoan. Ngoài ra các khu dân cư lân cận và trong khu vực quy hoạch chủ yếu dùng giếng khoan.

Nhận xét:

Việc khai thác nước ngầm tùy tiện và không theo quy trình trong khu dân cư cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nước ngầm trong khu vực.

* Cấp điện:

Nguồn điện cấp cho khu vực này được lấy từ trạm 110/35/22KV Phúc Yên, thông qua các tuyến đường dây 22KV. Các tuyến dây này chủ yếu đi nổi.

Nhận xét:

Hệ thống đường dây trung thế cũng như hạ thế chưa được hạ ngầm và không đảm bảo khoảng cách ly theo quy chuẩn cũng gây ảnh hưởng đến môi trường không khí và an toàn cho người dân trong khu vực.

VII.4. Đánh giá tác động, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường:

Trong đồ án này ta có thể xác định được một số nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường, để phân tích, đánh giá và xác định các vấn đề về môi trường đã hoặc chưa được giải quyết trong đồ án, làm cơ sở kiến nghị các giải pháp, biện pháp hạn chế giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu vực. Cụ thể các nguồn là:

            - Các hoạt động xây dựng trong quá trình thực hiện dự án là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường với cường độ và quy mô lớn nhưng không kéo dài

- Các hoạt động trong quá trình dự án đi vào hoạt động nếu không được kiểm soát cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường và có thời gian kéo dài

VII.4.1.Trong quá trình thi công xây dựng

a/ Đánh giá tác động:

Trong quá trình thi công xây dựng, các tác động đến môi trường chủ yếu là tác động tiêu cực, đặc biệt là quá trình san nền chuẩn bị mặt bằng và vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng. Trong đó, môi trường đất, nước mặt, không khí là bị ảnh hưởng lớn nhất. Ngoài ra, giai đoạn này cũng phát sinh nhiều chất thải rắn.

b/ Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm:

- Áp dụng biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hoá các thao tác và quá trình thi công để đảm bảo an toàn lao động và hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường.

- Tránh sử dụng các máy móc thi công cũ, phát sinh nhiều khí thải và tiếng ồn lớn.

- Đảm bảo nguyên tắc san lấp từng khu vực, tránh gây úng ngập.

- Lập hàng rào cách ly các khu vực nguy hiểm. Che chắn những khu vực phát sinh bụi và dùng xe tưới nước để rửa đường.

- Xây dựng các nhà vệ sinh tạm thời phục vụ công nhân viên công trường xây dựng, có những biện pháp chống gây ô nhiễm với môi trường xung quanh.

- Việc vận chuyển chất thải phải sử dụng các hộp gen, thùng chứa có nắp đậy kín và phải được vận chuyển đi ngay trong ngày, tránh ùn tắc, tồn đọng trên công trường làm rơi vãi vào mương gây tắc nghẽn dòng chảy.

- Các chất thải sinh hoạt: do cán bộ và công nhân xây dựng thải ra, các chất thải rắn trong quá trình thi công xây dựng cần được tập trung tại bãi chứa quy định, sau đó sẽ được thu gom chở đi xử lý theo quy định.

VII.4.2 .Trong quá trình sử dụng

a/ Đánh giá tác động:

Trong quá trình vận hành, các tác động tới môi trường chủ yếu là tích cực như: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình hoạt động sản xuất cũng phát sinh các yếu tố gây tác động tiêu cực tới môi trường do chất thải, nước thải và khí thải công nghiệp.

Ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái tự nhiên. Đặc biệt, nước thải không qua xử lý của các khu công nghiệp xả thải trực tiếp vào môi trường gây thiệt hại không nhỏ tới hệ thống nước mặt, nước ngầm của các đô thị.

b/ Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm:

Khi dự án đi vào hoạt động, các tác động đến môi trường chủ yếu là các tác động tích cực. Tuy nhiên cần có các biện pháp để hạn chế các tác động tiêu cực có thể phát sinh, ảnh hưởng đến môi trường:

- Quy hoạch các loại hình công nghiệp ít gây ô nhiễm với hướng ưu tiên cho các ngành sử dụng nhiều lao động tại chỗ, áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch hạn chế ô nhiễm môi trường

- Dựa trên đặc điểm của các loại hình công nghiệp và mức độ ô nhiễm của từng ngành nghề, quy hoạch phân khu chức năng các ngành công nghiệp và các công trình phụ trợ phù hợp với điều kiện môi trường khu vực

- Phân chia thành các nhóm ngành có mức độ ô nhiễm nặng, trung bình, nhẹ hoặc ít ô nhiễm để bố trí thành cụm gần nhau

- Rác thải được thu gom phân loại tại nguồn, tập kết tại các thùng rác quy định, thu gom và mang đi hàng ngày bằng hệ thống thu gom rác thải của khu vực.

- Cần có giải pháp kiến trúc bên ngoài và bên trong công trình đối với những khu nhà gần đường giao thông chính để giảm tiếng ồn và khói bụi do phương tiện giao thông gây ra.

- Nghiêm cấm các phươg tiện tham gia giao thông bấm còi bừa bãi trong khu vực, tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

- Ban quản lý dự án nên bố trí các xe chuyên dụng để tưới rửa đường trên những trục đường chính trong khu vực. Nghiêm cấm các xe chở vật liệu, phế thải không che đậy kĩ khi đi vào khu vực này. Để đảm bảo một môi trường trong lành.

- Có giải pháp kĩ thuật kết hợp mỹ quan để làm giảm mức độ ô nhiễm của trạm xử lý nước thải.

- Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất, sẽ có chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng giải quyết hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo công ăn việc làm mới, ổn định đời sống.

b/ Các biện pháp khác:

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường của người dân, người lao động trong khu vực dự án và lân cận dự án.

- Kiểm soát chất thải (nước thải, khí thải, tiếng ồn), đảm bảo tuân thủ các TCVN về môi trường. Bố trí các điểm quan trắc môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Các nhà máy, xí nghiệp… phải lập cam kết môi trường hoặc phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo luật bảo vệ môi trường. 

 

VIII. QUY HOẠCH KHÔNG GIAN XÂY DỰNG NGẦM ĐÔ THỊ

VIII.1. Hiện trạng không gian xây dựng ngầm đô thị:

VIII.1.1. Khái quát hiện trạng:

a/ Địa hình, địa mạo:

- Hướng dốc về phía Đông Bắc và phía Tây Nam, dốc về phía sông Cà Lồ và các trục thoát nước chính của khu vực. Khu vực nghiên cứu được chia thành các khu vực có địa hình cụ thể như sau:

+ Khu vực dân cư hiện có có cao độ nền dao động từ: 9,20m¸10,30m.

+ Khu công nghiệp Quang Minh hiện có có cao độ nền dao động từ: 9,0m¸ 10,50m.

+ Khu vực ruộng canh tác có cao độ nền dao động từ: 8,20m¸ 8,60m.

+ Cao độ đường Băc Thăng Long-Nội Bài có cao độ nền dao động từ:11,0m¸11,50m

b/ Khí hậu :

Khu vực nghiên cứu cùng chung với khí hậu của Thành phố Hà Nội. Trong vùng bị ảnh hưởng của khí hậu gió mùa.

c/Địa chất thuỷ văn, địa chất công trình :

Phân khu đô thị N2 gồm 2 loại đất: khu vực đã xây dựng (làng xóm hiện có, khu công nghiệp Quang Minh I đã xây dựng và 1 phần khu công nghiệp Quang Minh mở rộng, khu công nghiệp Quang Minh 2) và khu vực thuận lợi cho xây dựng, có ký hiệu I được đánh giá là thuận lợi cho xây dựng, san gạt cục bộ và chiều cao đắp nền H < 0,5m. Khi lập dự án, cần khoan khảo sát địa chất để có giải pháp kết cấu nền móng công trình phù hợp.

   d/Hiện trạng sử dụng đất:

Khu vực nghiên cứu quy hoạch phân khu đô thị N2 chủ yếu là đất công nghiệp (khu công nghiệp Quang Minh I, đã lấp đầy 90% ; Khu công nghiệp Quang Minh II, đã lấp đầy 10% ; Khu công nghiệp Quang Minh mở rộng, đã lấp đầy 10%). Ngoài ra có đất ở, đất công trình di tích, đất nghĩa trang, đất nông nghiệp, đất không sử dụng… Diện tích đất nông nghiệp, đất không sử dụng chiếm khoảng 52% sử dụng vào mục đích phát triển diện tích công nghiệp, đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của đô thị.

e/Hiện trạng công trình xây dựng:

Các công trình xây dựng trong khu vực nghiên cứu hầu hết là xây dựng thấp tầng, mật độ thấp.

         f/Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:

* Hiện trạng giao thông:

Trong khu vực nghiên cứu hiện có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, ga Thạch lỗi; Đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, các tuyến đường trong khu công nghiệp Quang minh đã xây dựng, tuyến đường liên xã Chi Đông. Không có công trình giao thông ngầm

* Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa: 

- Trong khu công nghiệp Quang Minh 1 đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cống thoát nước mưa đi ngầm theo các tuyến đường.

- Khu dân cư lân cận chủ yếu là rãnh mương nắp đan đi nổi

- Khu vực canh tác nông nghiệp chủ yếu thoát nước mưa theo hệ thống mương tưới tiêu thủy lợi.

* Hiện trạng hệ thống cấp nước:

Các tuyến đường ống cấp nước hiện đã được xây dựng ngầm dọc theo các tuyến đường quy hoạch của khu công nghiệp.

* Hiện trạng cấp điện:

 Các tuyến điện trung thế 22KV đi nổi cấp điện cho khu vực, đường trục AC-185mm2, đường nhánh AC 70-95mm2. Chưa được hạ ngầm.

* Hiện trạng thông tin bưu điện:

Khu vực được cấp nguồn từ tổng đài vệ tinh Quang Minh, các tuyến cáp thông tin đã được xây dựng ngầm trên hè.

* Hiện trạng hệ thống nước thải:

- Đối với khu công nghiệp Quang Minh 1 các tuyến cống nước thải đã được xây dựng ngầm

- Đối với khu dân cư và đất nông nghiệp chưa có hệ thống cống thoát nước thải.

* Hệ thống Tuynel, hào kỹ thuật:

Chưa có hệ thống Tuynel, hào kỹ thuật.

VIII.1.2. Đánh giá hiện trạng không gian xây dựng ngầm đô thị:

Là khu vực chủ yếu phát triển công nghiệp, nên hệ thống không gian ngầm đô thị chưa được đầu tư xây dựng.

Phân khu đô thị N2 có tích chất và chức năng đã được xác định là công nghiệp vì vậy không gian ngầm chủ yếu là các tuyến ống, tuynel, hào kỹ thuật để bố trí các đường dây, cáp, đường ống cấp thoát nước, cấp năng lượng, thông tin liên lạc… Ngoài ra còn có thể bố trí các hầm ngầm dân sinh,  hầm chui đường sắt...

VIII.2. Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị:

VIII.2.1. Khái quát quy hoạch phân khu đô thị:

            VIII.2.1.2. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

a/ Quy hoạch giao thông:

Phân khu đô thị  tổ chức hai loại hình giao thông đường sắt và đường bộ.

            - Đất đường sắt quốc gia                                                                

   - Đường cấp đô thị                                                  

   - Đường cấp khu vực                                                          

- Đất giao thông tĩnh

            - Ga hàng hóa           

b/ Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật:

-Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế theo hai loại hình:

+ Hệ thống cống ngầm bê tông cốt thép đặt ngầm, dọc theo các tuyến đường giao thông.

+ Hệ thống kênh tưới thủy lợi đảm bảo yêu cầu tưới cho các khu vực nông nghiệp lân cận và góp phần tạo cảnh quan cho khu vực xung quanh.

- Đối với các khu vực dự kiến xây dựng công trình có không gian ngầm thì hệ thống thoát nước được nghiên cứu riêng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với cảnh quan công trình.

c/Quy hoạch cấp nước:

-  Mạng lưới đường ống được bố trí trên các trục đường (loại đường từ đường khu vực, khoảng cách giữa hai đường từ 250-300m trở lên).

- Dọc theo các tuyến ống cấp nước đường kính từ F100 trở lên sẽ đặt một số họng cứu hoả, khoảng cách giữa các họng cứu hoả được xác định theo quy định, quy phạm hiện hành của Nhà nước.

d/ Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng đô thị:

- Lưới điện 220KV: Xây dựng tuyến đường dây 220KV từ trạm 220KV Vân Trì đi Sóc Sơn..

- Lưới điện 110KV: Xây dựng mới trạm 110/22KV Quang Minh 2, Xây dựng các tuyến cáp ngầm 110KV giữa các trạm dự kiến xây dựng

- Mạng trung thế: giữ nguyên mạng lưới đường dây 22KV hiện có và xây dựng mới các tuyến cáp trục 22KV và nhánh 22KV đi ngầm theo các tuyến đường quy hoạch từ cấp khu vực trở lên.

e/ Quy hoạch thông tin liên lạc:

   -  Xây dựng thêm tổng đài vệ tinh

   -  Xây dựng mạng cáp trục.

f/Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

- Hệ thống thoát nước thải được thiết kế:

+ Hệ thống cống ngầm bê tông cốt thép đặt ngầm, dọc theo các tuyến đường giao thông.

+ Hệ thống trạm bơm chuyển bậc.

- Đối với các khu vực dự kiến xây dựng công trình có không gian ngầm thì hệ thống thoát nước được nghiên cứu riêng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với cảnh quan công trình.

VIII.2.2. Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị:

            VIII.2.2.1. Phân loại công trình ngầm đô thị:

Phân khu N2 có chức năng chủ yếu là công nghiệp do đó các công trình ngầm chủ yếu là :

- Công trình giao thông ngầm là các công trình đường tàu điện ngầm, nhà ga tàu điện ngầm, hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ và các công trình phụ trợ kết nối (kể cả phần đường nối phần ngầm với mặt đất).

- Công trình đầu mối kỹ thuật ngầm là các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, bao gồm: trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp, trạm gas… được xây dựng dưới mặt đất.

- Công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm là các công trình đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp điện, thông tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất.

            VIII.2.2.2. Dự báo nhu cầu phát triển và sử dụng không gian ngầm đô thị:

- Công trình giao thông ngầm là hầm cho người đi bộ và các công trình phụ trợ kết nối (kể cả phần đường nối phần ngầm với mặt đất).

- Công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm là các công trình đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp điện, thông tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất.

            VIII.2.2.3. Phân vùng chức năng sử dụng không gian ngầm:

Các khu vực khai thác phát triển không gian ngầm đô thị trong phân khu N2 gồm:

- Các tuyến hầm dành cho người đi bộ kết nối hệ thống đường dành cho người đi bộ nổi với nhau và hệ thông công cộng ngầm với nhau.   

- Tuyến tuy nen, hào kỹ thuật để bố trí các đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm (đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp điện, thông tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất).

            VIII.2.2.4. Xác định hệ thống giao thông ngầm:

Giao thông ngầm chủ yếu là hầm đi bộ qua đường (đường Vành đai 3, tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai); hệ thống hạ tầng, bãi đỗ xe (không xây dựng công trình y tế, văn hóa, giáo dục, trụ sở giao dịch, khách sạn, nhà nghỉ…)

Ngoài ra tại các tuyến đường cắt qua khu vực đường sắt dự kiến xây dựng các cầu vượt hoặc hầm ngầm cho người đi bộ. Cụ thể vị trí được xác định ở giai đoạn sau.

            VIII.2.2.5. Xác định hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm:

Dọc theo các trục đường giao thông nói trên bố trí các Tuynel kỹ thuật nhánh trên các trục đường, các Tuynel kỹ thuật nhánh này chứa hệ thống cấp nước phân phối, hệ thống cáp điện, thông tin liên lạc

Riêng hệ thống thoát nước mưa có đường kính ống từ D>800mm, hệ thống cống bản, hệ thống thoát nước bẩn, đường ống cấp nước loại 1, 2 sẽ được hạ ngầm (khoảng cách đảm bảo TCVN, Quy chuẩn) chi tiết xem trên mặt cắt đường, bản vẽ.

Dọc theo các đường liên khu vực bố trí các hào cáp kỹ thuật chứa đựng các đường cáp phục vụ các hộ tiêu thụ dọc tuyến đường các hào cấp này được xây dựng trên vỉa hè, hai bên đường kích thước hào cáp được chi tiết và cụ thể ở giai đoạn sau.

BẢNG THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG TUYNEL, HÀO KỸ THUẬT

STT

Hạng mục công trình

Đơn vị

Khối lượng

1

Hào kỹ thuật (đã xây dựng)

km

9,52

2

Hào kỹ thuật

km

19,52

 

Tổng cộng

km

29,04

Ghi chú: Đối với các hầm đi bộ dân sinh sẽ xác định theo dự án riêng của từng tuyến đường

            VIII.2.2.6. Nguyên tắc, yêu cầu đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian ngầm;

- Đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian ngầm phải đảm bảo đồng bộ, theo hệ thống.

- Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm về đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian ngầm.

            VIII.2.2.7. Đánh giá môi trường chiến lược:

Đối với không gian ngầm đô thị cần đảm bảo đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện các vấn đề môi trường.

 

 

 

QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG

IX.1. Yêu cầu chung:

- Tuân thủ Luật pháp và các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố có liên quan.

- Tuân thủ quy hoạch phân khu đô thị và các quy định quản lý theo quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Việc điều chỉnh, thay đổi, bổ sung quy hoạch phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

- Trong quá trình triển khai quy hoạch xây dựng có thể áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm nước ngoài và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

IX.2. Yêu cầu về quy hoạch kiến trúc:

- Tuân thủ các định hướng về không gian, sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã được xác lập trong quy hoạch phân khu.

IX.3. Yêu cầu về xây dựng hạ tầng kỹ thuật:

- Tuân thủ các định hướng về hạ tầng kỹ thuật và các chỉ tiêu đã được xác lập trong quy hoạch phân khu.

IX.4. Yêu cầu về bảo vệ môi trường:

Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo luật định.

 

 

QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU

X.1. Mục tiêu quy hoạch:

- Sớm cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050, đáp ứng thời gian, yêu cầu quản lý nhà nước.

- Đề xuất giải pháp đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục triển khai và đang được nghiên cứu.

- Làm cơ sở sớm lập quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn; tập trung nguồn lực đầu tư, tạo điều kiện sớm thúc đẩy phát triển đô thị trong phân khu đô thị phù hợp với quy hoạch dài hạn và lâu dài.

X.2. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đợt đầu:

Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đợt đầu:

Theo Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Phân khu đô thị nằm trong khu vực phát triển đợt đầu của Thành phố. Hiện tại trong khu vực đã có tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai cùng với ga Thạch Lỗi, khu công nghiệp Quang Minh 1 (với tỷ lệ lấp đầy khoảng 90%) đang hoạt động tương đối hiệu quả. Cùng với các công trình đã xây dựng trong thời gian qua, các công trình như tuyến đường vành đai 3, tuyến đường nối Vành đai 3 với cầu Thượng Cát (đường Vành đai 3,5), khu công nghiệp Quang Minh 2, khu nhà ở cho công nhân thuê là những công trình quan trọng về phát triển hạ tầng kỹ thuật, xã hội, động lực phát triển kinh tế của Thành phố nói chung và khu vực phía Bắc nói riêng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị tại khu vực. Do vậy, kiến nghị phần lớn quỹ đất thuộc phân khu đô thị sẽ nằm trong quy hoạch xây dựng đợt đầu.

Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đợt đầu bao gồm cải tạo, hoàn chỉnh, xây dựng mới các khu vực: Khu công nghiệp Quang Minh1; Khu Nhà ở cho công nhân thuê; Khu dân cư hiện có; Khu cây xanh phía Bắc Khu công nghiệp; Ga Thạch Lỗi và đường sắt Hà Nội - Lào Cai; hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình dịch vụ, điều hành Khu công nghiệp Quang Minh 2; hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Đối với khu vực xây dựng đợt sau (dài hạn), đến năm 2050: đầu tư xây dựng các công trình nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp Quang Minh 2. Việc đầu tư xây dựng các công trình nhà máy, xí nghiệp tại đây phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và khu vực.

Sơ đồ Bản vẽ quy hoạch sử dụng đất đợt đầu được thể hiện trên bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất (QH04A). Các nội dung sử dụng đất của quy hoạch xây dựng đợt đầu tuân thủ các yêu cầu như đã xác định đối với quy hoạch dài hạn.

Quy mô dân số dự kiến giai đoạn đầu:

- Quy mô dân số tối đa xác lập theo phân khu đô thị khoảng: 2300 người.

Trong đó:

+ Quy mô dân số dự báo trong giai đoạn ngắn hạn khoảng: 2000 người

+ Dân số dự báo phát triển tiếp đến thời hạn tối đa khoảng: 2300 người.

- Phân bố dân số đối với các ô quy hoạch trong quy hoạch đợt đầu như đã xác lập đối với quy hoạch sử dụng đất dài hạn.

X.3. Quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội & đô thị đợt đầu:

- Quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội và đô thị đợt đầu được nghiên cứu đồng bộ trong ranh giới quy hoạch tổng mặt bằng giai đoạn đầu.

- Một số dự án hạ tầng xã hội và đô thị ưu tiên đầu tư gồm:

+ Mở rộng trường Tiểu học, THCS Chi Đông

+ Xây dựng công trình công cộng, nhà trẻ phục vụ cho khu vực dân cư  phía Tây Bắc.

+ Dự án xây dựng nhà ở cho công nhân thuê đáp ứng nhu cầu giai đoạn trước mắt cho khu công nghiệp.

X.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đợt đầu:

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đợt đầu được nghiên cứu, phát triển đồ bộ với quy hoạch sử dụng đất.

- Một số dự án hạ tầng kỹ thuật ưu tiên đầu tư đồng bộ trên tuyến, gồm:

+ Tuyến đường Vành đai 3.

+ Tuyến đường nối Vành đai 3 với cầu Thượng Cát (đường Vành đai 3,5).

+ Tuyến đường phía Tây song song với tuyến đường Vành đai 4.

+ Các tuyến đường trong khu công nghiệp.

X.5. Nguồn lực thực hiện:

Do nguồn vốn ngân sách của nhà nước kết hợp với xã hội hóa đầu tư.

 

 

 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

XI.1. Kết luận:

Đồ án Quy hoạch Phân khu đô thị N2, tỷ lệ 1/2000 do Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội lập về cơ bản phù hợp với định hướng đồ án Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; tuân thủ các quy định tại Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ và các quy định có liên quan; đã thông qua Hội đồng thẩm định Quy hoạch phân khu Thành phố; đã lấy ý kiến Chính quyền và cộng đồng dân cư (tại công văn số 1455/UBND-QLDT ngày 25/4/2012 của UBND huyện Mê Linh).

Quy hoạch phân khu đô thị N2, tỷ lệ 1/2000 được duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để quản lý đất đai, đầu tư, xây dựng và cải tạo tại khu vực theo đúng quy hoạch, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và triển khai các dự án phát triển đô thị tại địa phương.

XI.2. Kiến nghị:

So với Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội:

Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị N2, tỷ lệ 1/2000 về cơ bản phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong quá trình nghiên cứu đồ án có đề xuất một số nội dung cụ thể hóa về: vị trí, quy mô một số khu chức năng sử dụng đất như: tổ chức công trình công cộng; đất ở; cây xanh, khu nhà máy, xí nghiệp... để đảm bảo yêu cầu sử dụng quỹ đất hiệu quả, hợp lý, gắn kết hài hòa về không gian với khu vực và phù hợp với tình hình hiện trạng, đảm bảo tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn xây dựng.

Đồ án kiến nghị cụ thể hóa một số nội dung Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội cụ thể như sau:

- Phân bố lại cơ cấu dân số khu vực đô thị Bắc Sông Hồng (Khu C) - trong đó có Phân khu đô thị N2 – trên cơ sở đảm bảo tổng số dân tại khu vực đô thị Bắc Sông Hồng đến năm 2030 là 1,7 triệu người, đến năm 2050 là 1,97 triệu người (Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã có công văn số 231/QHKT-QHC ngày 15/3/2012 và số 1496/QHKT-P9 ngày 04/6/2012 báo cáo Bộ Xây dựng; Bộ Xây dựng đã có ý kiến tại công văn số 17/BXD-KTQH ngày 13/4/2012).

- Theo ý tưởng tại đồ án Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội tổ chức giải cây xanh cảnh quan hai bên các tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài và một số tuyến đường giao thông làm không gian cách ly giữa khu vực xây dựng đô thị với đường giao thông. Tuy nhiên, hiện trạng sử dụng đất và các dự án đã triển khai tại khu vực nêu trên quỹ đất không đảm bảo quy mô diện tích được xác định tại đồ án Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội. Để cụ thể hóa nội dung này, đảm bảo phù hợp với ý tưởng chung của đồ án Quy hoạch chung, đồ án kiến nghị tổ chức dải cây xanh này trong thành phần mặt cắt đường quy hoạch và tổ chức tại khu vực tiếp giáp với tuyến đường trong các ô đất hai bên tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài và các tuyến đường giao thông đô thị, tạo lập cảnh quan kiến trúc đô thị.

- Tại đồ án Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội xác định khu đất phía Tây Bắc phân khu đô thị N2 có chức năng là đất ở làng xóm hiện có đô thị hóa. Tuy nhiên theo khảo sát hiện trạng tại thời điểm lập quy hoạch, khu đất này hiện là đất nông nghiệp. Tại thông báo số 62/TB-VP ngày 23/12/2012 và công văn số 10753/UBND-XD ngày 12/12/2011 của UBND Thành phố Hà Nội đã chấp thuận để Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Đức lập dự án đầu tư Khu nhà ở công nhân tại khu đất này. Thực hiện chủ trương đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trong đó có nhà ở công nhân của Nhà nước và Thành phố, góp phần hoàn chỉnh cơ cấu Khu công nghiệp, giải quyết nhu cầu nhà ở cho công nhân, phù hợp với hiện trạng sử dụng đất tại khu vực, kiến nghị tiếp tục bố trí khu nhà ở cho công nhân thuê tại khu đất này.

So với Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu đô thị N2, tỷ lệ 1/2000

Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị N2, tỷ lệ 1/2000 kiến nghị được điều chỉnh so với Nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị N2, tỷ lệ 1/2000 đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 (viết tắt là QĐNVQH) như sau:

TT

Hạng mục

Đơn vị

QĐ NVQH

Đề xuất điều chỉnh

Lý do điều chính

1

Diện tích nghiên cứu

 

 

 

 

 

DT đến năm 2030

ha

717,23

703,63

Để phù hợp ranh giới phát triển đô thị theo QHCHN

So với đồ án, dự án, khu vực được duyệt và chấp thuận chủ trương đầu tư:

Các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư trong phạm vi nghiên cứu đề xuất sẽ được kiểm tra, đối chiếu trong quá trình thực hiện theo nguyên tắc:

- Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt, đã và đang triển khai đầu tư xây dựng, thì tiếp tục thực hiện theo dự án đầu tư đã được phê duyệt.

- Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư đã được cấp thẩm quyền phê duyệt mà chưa thực hiện đầu tư xây dựng hoặc đang triển khai các thủ tục lập dự án đầu tư, cần được kiểm tra, rà soát, đối chiếu với quy họach phân khu được phê duyệt; trường hợp có sự thay về về chức năng sử dụng đất và các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc thì cần báo cáo cấp thẩm quyền xem xét quyết định. Các nội dung đề xuất điều chỉnh quy hoạch hoặc dự án đầu tư (nếu có) phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với các chỉ tiêu khung của ô quy hoạch đã được xác định tại đồ án quy hoạch phân khu này được duyệt; tuân thủ quy định tại Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn thiết kế liên quan.

 

TT

TÊN ĐỒ ÁN, DỰ ÁN, VỊ TRÍ

ĐỊA ĐIỂM ĐÃ ĐƯỢC CHẤP THUẬN

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

LÝ DO ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

1

QHCT khu công nghiệp Quang Minh I, tỷ lệ 1/2000

 

TT Quang Minh, Chi Đông

Bổ sung chức năng công trình công cộng hành chính-  dịch vụ

Tỷ lệ các loại đất thiếu so với QCXDVN

2

QHCT khu công nghiệp Quang Minh 2, tỷ lệ 1/2000

TT Quang Minh, Chi Đông, xã Thanh Lâm, xã Kim Hoa

Điều chỉnh phù hợp với Quy hoạch phân khu

Để phù hợp với định hướng QHC

3

QHCT khu công nghiệp Quang Minh mở rộng

TT Chi Đông, xã Kim Hoa

Điều chỉnh phù hợp với Quy hoạch phân khu

Để phù hợp với định hướng QHC

4

Quy hoạch chung thị trấn Quang Minh

TT Quang Minh

Điều chỉnh phù hợp với Quy hoạch phân khu

Để phù hợp với định hướng QHC

5

Quy hoạch chung thị trấn Chi Đông

TT Chi Đông

Điều chỉnh phù hợp với Quy hoạch phân khu

Để phù hợp với định hướng QHC

Một số nội dung kiến nghị khác:

- Có kế hoạch cụ thể, sớm hình thành hệ thống giao thông chính của khu vực để tạo điều kiện đầu tư trong khu vực công nghiệp.

- Cần có biện pháp chặt chẽ, thông thoáng trong công tác quản lý công nghiệp. Đặc biệt quan tâm tới các doanh nghiệp đầu tư vào phân khu này với ngành nghề phù hợp với định hướng quy hoạch.

- Để đồ án sớm được đưa vào thực hiện, đề nghị Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và các cấp có thẩm quyền sớm xem xét, thẩm định, phê duyệt đồ án để có cơ sở pháp lý cho công tác quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch.

Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội


 

Phần I: QUY ĐỊNH CHUNG

1.1.    Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân thực hiện việc quản lý phát triển công nghiệp, đô thị, đầu tư xây dựng, cải tạo chỉnh trang trong phân khu đô thị N2 đảm bảo theo đúng đồ án Quy hoạch phân khu đô thị N2 đã được phê duyệt.

Quy định này là cơ sở để chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý kiến trúc, quy hoạch, xây dựng của Thành phố Hà Nội và huyện Mê Linh xây dựng Quy chế quản lý kiến trúc quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng, cấp phép xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang các công trình kiến trúc, thiết kế cảnh quan trong đô thị và làm căn cứ để xác lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, thiết kế đô thị.

Trong quá trình triển khai thực hiện cần tuân thủ cơ bản các quy định quản lý cụ thể, một số quy định không có tính bắt buộc có thể được hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế trên nguyên tắc không làm thay đổi các định hướng lớn của quy hoạch phân khu; mọi thay đổi khác đáp ứng nhu cầu phát triển cần được cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

1.2.    Mục tiêu quy hoạch

Cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050, đáp ứng thời gian, yêu cầu quản lý nhà nước.

1.3.    Ranh giới, quy mô diện tích, tính chất, dân số phân khu

1.3.1.  Ranh giới:

  Khu vực nghiên cứu thuộc địa giới hành chính 02 thị trấn (thị trấn Quang Minh, Chi Đông), và 02 xã (xã Thanh Lâm, Kim  Hoa) của Huyện Mê Linh.

- Ranh giới phân khu đô thị N2 được giới hạn như sau:

  + PhÝa B¾c ®Õn hµnh lang xanh s«ng Cµ Lå .

+ PhÝa T©y B¾c ®Õn hµnh lang xanh

+ PhÝa T©y Nam ®Õn hµnh lang xanh.

         + PhÝa §«ng ®Õn cao tèc ®­êng B¾c Th¨ng Long – Néi Bµi.

1.3.2.  Quy mô diện tích:

- Quy mô diện tích phân khu đô thị tính toán là 703,63 ha

- Quy mô diện tích chính xác sẽ được xác định tại quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn, phù hợp với giới hạn phát triển phân khu đô thị

1.3.3.  Tính chất:

- Là một phần đô thị trung tâm trong chuỗi các đô thị phía Bắc sông Hồng.

     - Là khu công nghiệp sạch đa ngành.

     - Là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt với hệ thống công trình đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia và thành phố.

1.3.4.  Dân số

- Dự báo đến năm 2030:             2000 người

- Tối đa đến năm 2050:              2300 người.

1.4.        Quy định chung về hạ tầng xã hội và đô thị

Quy định các chỉ tiêu sử dụng đất và hạ tầng xã hội như sau:

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng, nghiên cứu cơ cấu và quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư, đề xuất nguyên tắc và giải pháp phân bố sử dụng đất khu vực nghiên cứu xem trên bản vẽ QH04B và được xác định như sau:

- Phân khu đô thị N2 được chia thành 2 khu quy hoạch, với 37 ô quy hoạch và đường giao thông để kiểm soát phát triển.

- Khu 1: gồm 28 ô quy hoạch

- Khu 2: gồm 09 ô quy hoạch

- Ranh giới các ô quy hoạch được giới hạn từ cấp đường phân khu vực trở lên, trong ô quy hoạch gồm các khu chức năng (nhà máy, công trình hành chính – dịch vụ, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật…), vị trí và ranh giới ô quy hoạch xác lập trên bản vẽ có tính chất định hướng. Ranh giới, quy mô và các chỉ tiêu sử dụng đất sẽ được xác định cụ thể ở quy hoạch tỷ lệ lớn hơn, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của từng ô quy hoạch được xác lập tại bản vẽ là các chỉ tiêu “ gộp” tối đa của ô quy hoạch nhằm kiểm soát phát triển chung. Trong quá trình triển khai lập quy hoạch hoặc lập dự án ở giai đoạn sau, có thể áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến nước ngoài và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định.

- Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt mà chưa thực hiện đầu tư xây dựng, cần được nghiên cứu xem xét điều chỉnh theo quy định hiện hành để phù hợp quy hoạch phân khu. Đối với các đồ án quy hoạch, quy hoạch tổng mặt bằng, dự án đang nghiên cứu mà chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt, hoặc đã được cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cần được nghiên cứu lại để phù hợp với quy hoạch phân khu này.

- Đối với đất công trình di tích, tôn giáo, danh lam thắng cảnh đã hoặc chưa được xếp hạng, quy mô diện tích và hành lang bảo vệ sẽ được xác định chính xác ở tỉ lệ 1/500 trên cơ sở quyết định hoặc ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Việc lập dự án, cải tạo, xây dựng phải tuân thủ theo luật định và được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với các nghĩa trang, nghĩa địa và mộ hiện có không phù hợp quy hoạch, được di dời quy tập mộ đến khu vực nghĩa trang tập trung của Thành phố.

         + Đối với nghĩa trang nằm trong khu vực quy hoạch dự kiến là khu công viên cây xanh, trong giai đoạn quá độ khi Thành phố chưa có quỹ đất để xây dựng nghĩa trang tập trung của Thành phố, các nghĩa trang hiện có phải được tổ chức lại thành khu khang trang, sạch sẽ, tiết kiệm đất và phải có hành lang cây xanh cách ly, hệ thống xử lý kỹ thuật đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường (tuyệt đối không được hung táng mới).

         + Về lâu dài, khi có quỹ đất dành cho các khu nghĩa trang tập trung của Thành phố, các nghĩa trang nằm trong khu vực dân cư nêu trên sẽ di chuyển phù hợp với quy hoạch hệ thống nghĩa trang của Thành phố và phần đất này được sử dụng làm đất cây xanh, thể dục thể thao theo Quy hoạch.

- Đối với đất công cộng đơn vị ở, vị trí, quy mô và các chỉ tiêu sử dụng đất sẽ được xác định cụ thể ở quy hoạch tỷ lệ lớn hơn.

         + Đối với đất nhóm nhà ở xây dựng mới bố trí quỹ đất giải quyết nhà ở công nhân cho khu công nghiệp Quang Minh I, tổ chức theo hình thức cho công nhân thuê (bố trí 70% công nhân ở theo hình thức đơn thân và 30% ở theo hình thức hộ gia đình), không tổ chức nhà ở thương mại. Nhà ở công nhân được nghiên cứu xây dựng đồng bộ hiện đại đảm bảo các yêu cầu về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật theo hướng kết nối hài hòa với khu vực ở hiện có, ưu tiên, chọn lọc khai thác các hình thức kiến trúc hiện đại. Nhà ở phát triển theo nhà ở chung cư phù hợp với tính chất nhà ở công nhân.

         + Đối với đất nhóm nhà ở hiện có cải tạo chỉnh trang bổ sung đủ hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật, kiểm soát không gian kiến trúc cảnh quan theo hướng mật độ xây dựng thấp, thấp tầng, đi đôi với bảo tồn, khai thác các kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng. Đồng thời, tạo lập hành lang cây xanh cách ly giữa khu công nghiệp và khu vực dân cư vừa tạo cảnh quan vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Đối với đất công nghiệp gồm nhà máy, công trình hành chính – dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh. Vị trí, quy mô và các chỉ tiêu sử dụng đất, ngành nghề công nghiệp sẽ được xác định cụ thể trong quy hoạch tỷ lệ lớn hơn, tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CƠ BẢN

STT

CHỨC NĂNG SỬ DỤNG ĐẤT

DIỆN TÍCH
(HA)

CHỈ TIÊU
(M2/Người, HS)

TỶ LỆ
(%)

GHI CHÚ

A

ĐẤT DÂN DỤNG

34.43

 

4.89

 

1

Đất đơn vị ở

34.43

24.08

 

 

1.1

- Đất công cộng

1.92

1.34

 

 

1.2

- Đất cây xanh

3.83

2.68

 

 

1.3

- Đất trường THCS

0.89

1.51

 

 

1.4

- Đất trường Tiểu học

0.90

1.53

 

 

1.5

- Đất trường mầm non

0.57

0.97

 

 

1.6

- Đất nhóm ở

20.14

14.08

 

 

1.7

- Đất đường

6.18

4.32

 

 

B

CÁC LOẠI ĐẤT KHÁC TRONG PHẠM VI KHU DÂN DỤNG

2.89

 

0.41

 

2

Đất trường đào tạo

2.85

 

 

 

3

Đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng

0.04

 

 

Chùa Vạn Phúc

C

ĐẤT XÂY DỰNG NGOÀI PHẠM VI KHU DÂN DỤNG

666.31

 

94.70

 

4

Đất công nghiệp

567.54

137.91

80.66

 

4.1

- Đất nhà máy

374.72

 

 

 

 

  + Công nghiệp đa ngành (Công nghiệp thiết bị điện, điện tử, máy tính; Công nghiệp dệt may; Công nghiệp chế biến thực phẩm…)

259.48

 

 

 

 

  + Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống

22.99

 

 

 

 

  + Công nghiệp vật liệu mới, trang trí nội thất

45.08

 

 

 

 

  + Công nghiệp công nghệ thông tin

47.17

 

 

 

4.2

- Đất công trình hành chính - dịch vụ

14.41

 

 

 

4.3

- Đất cây xanh

63.43

 

 

 

4.4

- Đất hạ tầng kỹ thuật

8.34

 

 

 

4.5

- Đất giao thông

106.64

 

 

 

5

Đất giao thông đối ngoại

54.04

 

7.68

 

5.1

- Nhà ga, đường sắt

11.64

 

 

Ga Thạch Lỗi, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai

5.2

- Bãi đỗ xe

6.61

 

 

 

5.3

- Đường giao thông

35.79

 

 

Diện tích bao gồm đường Vành đai 3, Vành đai 3,5

6

Đất cây xanh, hành lang cách ly

44.73

 

6.36

Cây xanh cách ly tuyến đường sắt, cách ly giữa khu công nghiệp và khu dân cư

 

TỔNG CỘNG

703.63

 

100.00

 

1.4.1.  Các đơn vị ở

Các đơn vị ở với quy mô dân số từ 8000-14000 và một số nhóm nhà ở độc lập. Đất đơn vị ở, bao gồm: đất công cộng đơn vị ở, cây xanh, trường tiểu học, trung học cơ sở, mầm non, các nhóm nhà ở và giao thông. Hạt nhân đơn vị ở là vườn hoa, cây xanh, công trình công cộng đơn vị ở và trường học.

  1. a) Công trình công cộng

Đất công cộng đơn vị ở là đất xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa, quản lý hành chính phục vụ nhu cầu thường xuyên cho dân cư trong đơn vị ở, bao gồm: Chợ, siêu thị, cửa hàng; trạm y tế; nhà văn hóa, phòng truyền thống, thư viện, bưu điện; trụ sở quản lý hành chính đơn vị ở (tương đương cấp phường)...

- Vị trí đất công cộng đơn vị ở xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình công cộng đơn vị ở có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Quy mô,chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình công cộng đơn vị ở sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

- Khuyến khích: Hình thành trung tâm đơn vị ở tập trung nhằm tiết kiệm đất, chất lượng cao, phù hợp với cảnh quan, môi trường gắn với phát triển hệ thống quảng trường.

- Hạn chế:  Phát triển các văn phòng, đại diện. 

- Cấm phát triển: các công trình ngoài chức năng phục vụ nhu cầu thường xuyên cho dân cư trong đơn vị ở.

  1. b) Cây xanh, vườn dạo, sân luyện tập

Đất cây xanh đơn vị ở nhằm giải quyết các nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng và thể dục thể thao cho người dân trong đơn vị ở, bao gồm: Các vườn hoa, sân thể thao ngoài trời (như: sân cầu lông, khu tập thể dục đơn giản, đường dạo, chạy bộ…) và các khu vui chơi giải trí phục vụ các lứa tuổi...

Hệ thống cây xanh đơn vị ở có thể tổ chức tập trung hoặc phân tán theo các cụm nhóm công trình. Đảm bảo quy mô khu cây xanh tập trung đơn vị ở theo quy định. Kết nối hệ thống cây xanh đơn vị ở với hệ thống cây xanh khu ở, thành phố thành mạng lưới chung.

- Vị trí đất cây xanh đơn vị ở xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình TDTT, vui chơi giải trí có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình TDTT, vui chơi giải trí sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

- Khuyến khích:

+ Nghiên cứu hình thành cây xanh, TDTT đơn vị ở gắn với cây xanh, TDTT khu ở nhằm tiết kiệm đất, chất lượng cao, phù hợp với cảnh quan, môi trường gắn với phát triển hệ thống quảng trường.

+ Tổ chức không gian cây xanh, vườn hoa, đường dạo gắn với hệ thống mặt nước cảnh quan thiên nhiên.

+ Tổ chức các khu vui chơi giải trí phục vụ mọi lứa tuổi.

+ Phát triển bãi đỗ xe ngầm, trên đó khai thác thành các không gian xanh.

- Hạn chế:  Phát triển bãi đỗ xe nổi.

- Cấm phát triển: các công trình ngoài chức năng cây xanh, TDTT, vui chơi giải trí; gây ô nhiễm môi trường.

  1. c) Trường trung học cơ sở, tiểu học

- Mở rộng trường THCS, Tiểu học hiện có, đảm bảo quy mô diện tích, bán kính, chỉ tiêu sử dụng theo dân số. An toàn về giao thông và có môi trường sư phạm tốt.   

- Quy mô, các chỉ tiêu sử dụng đất trường tiểu học, trung học cơ sở sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Tạo dải cây xanh cách ly giữa trường THCS, Tiểu học và khu công nghiệp đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh môi trường.

- Khuyến khích: Xây dựng các trường hiện đại, chất lượng cao gắn với không gian cây xanh, phù hợp với cảnh quan, môi trường.

- Cấm phát triển: các công trình ngoài chức năng trường tiểu học, trung học cơ sở; gây ô nhiễm môi trường.

  1. d) Trường mầm non

- Trường mầm non bố trí tại trung tâm nhóm nhà ở đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ trong nhóm nhà ở (xác định theo quy mô dân số). Xây dựng trường mầm non mới kết hợp cải tạo chỉnh trang nâng cấp các trường mầm non hiện có.

- Đất trường mầm non được bố trí trong đất nhóm nhà ở. Vị trí, quy mô, các chỉ tiêu sử dụng đất trường mầm non sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Khuyến khích: Xây dựng các trường hiện đại, chất lượng cao gắn với không gian cây xanh, phù hợp với cảnh quan, môi trường.

- Cấm phát triển: các công trình ngoài chức năng trường mầm non; gây ô nhiễm môi trường .

  1. e) Đất nhóm nhà ở:

Đất nhóm nhà ở bao gồm đất ở, cây xanh, dịch vụ công cộng nhóm nhà ở, trường mầm non, vườn hoa, đư­ờng nội bộ, sân chơi luyện tập TDTT, bãi đỗ xe… Trong đất ở bao gồm nhà ở chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn.

Vị trí đất nhóm nhà ở xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất nhóm nhà ở sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

Đất nhóm nhà ở phân loại thành đất nhóm nhà ở xây dựng mới; nhóm nhà ở hiện có cải tạo xây dựng lại và nhóm nhà ở hiện có cải tạo chỉnh trang để kiểm soát phát triển, cụ thể như sau:

* Đất nhóm nhà ở xây dựng mới (nhà ở công nhân cho thuê): được nghiên cứu xây dựng đồng bộ hiện đại về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối hài hòa với khu vực ở hiện có. Nhà ở được phát triển đa dạng với các loại hình nhà ở chung cư đảm bảo hài hòa với không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh.

         + Khu chung cư: được tổ chức phù hợp theo định hướng tổ chức không gian tầng cao của toàn phân khu. Đảm bảo các nhu cầu tối thiểu cho công nhân thuê. Không bố trí nhà ở thương mại.

Đất nhóm nhà ở xây dựng mới được kiểm soát như sau:

- Khuyến khích:

+ Phát triển đầy đủ trường mầm non, vườn hoa, sân chơi luyện tập TDTT phục vụ chung cho khu vực.

+ Phát triển nhà ở chung cư, với kiến trúc công trình nhà ở được kiểm soát, đảm bảo chiều cao khống chế của phễu bay bay sân bay Nội Bài.

+ Phát triển đồng bộ hệ thống xã hội, hạ tầng kỹ thuật đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam.

+ Tạo lập các tiện ích đô thị hiện đại phục vụ cho người dân.

- Hạn chế phát triển:

+ Văn phòng 

+ Khai thác kết hợp các chức năng sử dụng (như nhà ở kết hợp với trường mầm non hoặc kết hợp với văn phòng…).

- Cấm phát triển:

+ Các công trình thương mại

+ Các công trình ngoài chức năng đất đơn vị ở.

+ Các công trình gây ô nhiễm môi trường.

* Đất nhóm nhà ở hiện có cải tạo xây dựng chỉnh trang chủ yếu thuộc khu vực làng xóm hiện có. Theo đó, các khu vực này cần được nghiên cứu cải tạo chỉnh trang, bổ sung đủ hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật, kiểm soát không gian kiến trúc cảnh quan theo hướng mật độ xây dựng thấp, thấp tầng, đi đôi với bảo tồn, khai thác các kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng (hạn chế san lấp ao hồ). Nhà ở được phát triển chủ yếu với loại hình: biệt thự, nhà vườn…đảm bảo hài hòa với không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh. Đất nhóm nhà ở hiện có cải tạo xây dựng chỉnh trang được kiểm soát như sau:

- Khuyến khích:

+ Cải tạo, phát triển đầy đủ trường mầm non, vườn hoa, sân chơi luyện tập TDTT phục vụ chung cho khu vực.

+ Phát triển nhà ở thấp tầng, mật độ thấp với kiến trúc công trình nhà ở được kiểm soát theo từng lô đất đảm bảo thống nhất về: hình thức kiến trúc, chiều cao công trình, độ cao tầng nhà, khoảng lùi, độ vươn ban công mái vảy… 

+ Tạo lập các trục không gian, vươn hoa, đường dạo, hành lang đi bộ kết nối thuận tiện từ các lô nhà ở đến với các khu vực và phương tiện giao thông công cộng.

+ Phát triển đồng bộ hệ thống giao thông nội bộ, bãi đỗ xe phục vụ chung cho khu vực.

+ Tạo lập các tiện ích đô thị hiện đại phục vụ cho người dân.

+ Di dời các cơ sở không thuộc chức năng nhóm nhà ở đến khu vực có chức năng phù hợp.

+ Bảo tồn tôn tạo các di sản kiến trúc cảnh quan, làng nghề.

+ Gìn giữ các không gian văn hóa.

+ Dành quỹ đất tiếp giáp giữa khu làng xóm hiện có và các khu đô thị phát triển mới bố trí cây xanh, công trình công cộng hạ tầng xã hội, nhà ở tái định cư...tạo thành vùng đệm chuyển tiếp giữa khu vực xây dựng mới và khu vực bảo tồn.

+ Tạo dải cây xanh cách ly đảm bảo vệ sinh môi trường

- Hạn chế:

+ Khai thác kết hợp các chức năng sử dụng (như nhà ở kết hợp với trường mầm non hoặc kết hợp với văn phòng…).

+ Phát triển nhà chung cư.

- Cấm phát triển:

+ Các công trình cao tầng bố trí sát làng xóm, lấn át cảnh quan làng xóm.

+ Công trình không tuân thủ cao độ nền quy hoạch hoặc không có giải pháp thoát nước chống úng ngập khu dân cư làng xóm hiện hữu.

+ Các công trình ngoài chức năng đất đơn vị ở.

+ Các công trình gây ô nhiễm môi trường.

1.4.2.  Trường đào tạo

- Trường đào tạo được xác định trên cơ sở nhu cầu của khu vực. Xây dựng các trường đào tạo dạy nghề nhằm giải quyết vấn đề chuyển đổi lao động việc làm.

- Phát triển công nghiệp là nơi tập trung các doanh nghiệp đầu tư trong nước và nước ngoài vì vậy nguồn nhân lực là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp. Để đáp ứng nguồn nhân lực kỹ thuật cao phục vụ cho các ngành nghề công nghiệp phát triển trong khu vực nghiên cứu.

- Xây dựng trường đào tạo nghề nhằm giải quyết vấn đề chuyển đổi lao động việc làm đồng thời tạo lượng công nhân có tay nghề cao cho khu công nghiệp, được cụ thế hóa ở giai đoạn lập quy hoạch 1/500 được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất trường đào tạo sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

- Khuyến khích:

+ Chuyển dịch chức năng sang hướng trường đào tạo, phục vụ đào tạo, chuyển đổi nghề cho dân cư trong khu vực, đào tạo các ngành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp.

- Hạn chế: Xây dựng thấp tầng, hệ số sử dụng đất thấp, lãng phí đất .

- Cấm:

Xây dựng vượt quá tiêu chuẩn quy chuẩn xây dựng Việt Nam .

Kết hợp các chức năng khác không thuộc chức năng cơ quan trường đào tạo, như: khu nhà ở cán bộ công nhân viên....

1.4.3.  Di tích, tôn giáo – tín ngưỡng

- Đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng là đất các công trình di tích nằm trong khu vực nghiên cứu bao gồm cả hành lang bảo vệ các công trình di tích này theo Luật định.

- Bảo tồn tôn tạo các công trình, cụm công trình di tích, tôn giáo phải đảm bảo các hành lang bảo vệ theo luật định.

- Đối với đất di tích, tôn giáo, danh thắng, quy mô diện tích và hành lang bảo vệ sẽ được xác định chính xác ở tỉ lệ 1/500 trên cơ sở quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Việc lập dự án, cải tạo, xây dựng trong khu vực này phải tuân thủ Pháp lệnh bảo vệ di tích và danh thắng, do cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Vị trí đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng được xác định tại bản vẽ trên cơ sở quỹ đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng (sau khi mở đường theo quy hoạch - nếu có). Quy mô sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau. Do giới hạn phạm vi nghiên cứu của đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000, số lượng, vị trí các công trình di tích tôn giáo khác chưa được đề cập trong đồ án này sẽ được tiếp tục cập nhật, bổ sung theo danh mục các công trình di tích tôn giáo được cấp thẩm quyền chấp thuận trong các đồ án quy hoạch ở giai đoạn sau.

- Khuyến khích:

+ Bảo tồn, tôn tạo các công trình, cụm công trình di tích, tôn giáo gắn với không gian xanh.

+ Dành đủ quỹ đất đối với các vùng bảo vệ di tích theo Luật định.

- Hạn chế: Xây dựng mới trong vùng di tích và bảo tồn.

- Cấm: Vi phạm di tích và hành lang bảo vệ di tích.

1.4.4.  Công nghiệp

Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được chế tạo, chế biến cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật.

Tính chất và chức năng phân khu đô thị N2 được xác định là khu công nghiệp sạch đa ngành; là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt với hệ thống công trình đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia và thành phố; là một phần đô thị trung tâm trong chuỗi các đô thị phía Bắc sông Hồng phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tẩm nhìn đến năm 2030.

Đất công nghiệp gồm nhà máy, hạ tầng kỹ thuật, công trình hành chính – dịch vụ, cây xanh, giao thông. Đảm bảo các yêu cầu về chức năng hoạt động của khu công nghiệp. Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp phụ thuộc vào vị trí của khu công nghiệp, mô đun diện tích của các lô đất xây dựng nhà máy, kho tàng.

Trên cơ sở Định hướng phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội, các loại hình công nghiệp được lựa chọn đầu tư vào khu công nghiệp.

Khu vực đã tồn tại và đi vào vận hành phù hợp với ngành nghề phù hợp quy hoạch, phát triển mở rộng một số ngành nghề cho khu vực xây dựng mới theo Quy hoạch phát triển Công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tẩm nhìn đến năm 2030.

  1. Nhà máy

Khu vực xí nghiệp công nghiệp được hình thành bởi các lô đất xí nghiệp công nghiệp. Việc xác định quy mô các lô đất trong khu công nghiệp xuất phát từ ngành nghề được định hướng phát triển theo quy hoạch, dây chuyền sản xuất, công nghệ của nhà máy.

Quy mô cho từng xí nghiệp công nghiệp được bố trí linh hoạt tùy thuộc vào nhu cầu của nhà đầu tư sản xuất công nghiệp. Bố trí các nhà máy tuân thủ theo nguyên tắc: các ngành công nghiệp bố trí tùy theo tính chất và mức độ độc hại. Các bộ phận chức năng của xí nghiệp công nghiệp được hợp khối với bộ phận sản xuất.

Việc phân chia lô đất là cở sở để tổ chức các tuyến đường nội bộ trong khu công nghiệp. Tổ chức các lô đất có hình dáng vuông vắn, tạo thuận lợi cho việc xây dựng các xí nghiệp công nghiệp sau này.

Lô đất cơ bản được dự kiến cho khu công nghiệp là lô đất có kích thước 100m x 150m, tương đương với diện tích 1,5 ha. Đây là lô đất có tỷ lệ 2 cạnh là 1:1,5 rất thuận tiện cho việc bố trí các nhà máy. Lô đất loại này sẽ có tỷ lệ chiếm đất lớn nhất trong khu công nghiệp. Các lô đất có diện tích lớn hơn đều được tổ hợp từ lô đất cơ bản này.

Các nhà máy trong khu công nghiệp có điều kiện vi khí hậu được đảm bảo bằng hệ thống điều hòa khí hậu nhân tạo. Vì vậy đều có chung một đặc điểm là hợp khối lớn, có rất ít hạng mục công trình. Hầu hết các bộ phận chức năng của nhà máy đều được hợp khối với bộ phận sản xuất.

Trong quá trình hoạt động sau này tuỳ theo nhu cầu cụ thể của nhà đầu tư, quy mô của mỗi lô có thể thay đổi nhưng phải đảm bảo việc kết nối hợp lý thuận tiện với hệ thống kỹ thuật của toàn khu. Các lô đất xây dựng công nghiệp: được bố trí tập trung thành các nhóm Nhà máy công nghiệp. Các nhóm Nhà máy công nghiệp ít ảnh hưởng đến môi trường sẽ được bố trí đầu hướng gió gần với các khu dân cư lân cận, các Nhà máy công nghiệp nhiều ảnh hưởng đến môi trường xung quanh sẽ bố trí cuối hướng gió và tại các khu vực thuận lợi trong công tác thu gom và xử lý chất thải

- Khuyến khích:

+ Dành diện tích cần thiết cho việc bố trí cây xanh, cải thiện môi trường trong khu công nghiệp.

+ Tổ chức các bãi đô xe riêng trong các xí nghiệp công nghiệp

- Hạn chế: Xây dựng các nhà máy mật độ cao.

- Cấm: Tổ chức các lối ra trực tiếp từ lô đất ra các tuyến đường chính đô thị.

  1. b) Công trình hành chính – dịch vụ

Công trình hành chính – dịch vụ được bố trí tại khu vực trung tâm liên hệ trực tiếp với tuyến đường cao tốc, Vành đai bằng trục chính khu công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý, điều hành và khai thác trong khu công nghiệp.

Công trình hành chính sẽ bố trí nhà làm việc của Ban quản lý KCN, các cơ quan đại diện của chính quyền sở tại (công an, phòng thuế…), các văn phòng đại diện của các doanh nghiệp hoặc các dịch vụ như: cứu hoả, trạm y tế, bưu chính tại khu đất giáp với đường trục chính khu công nghiệp và các trục giao thông đối ngoại khu công nghiệp, có cảnh quan đặc trưng tạo bộ mặt cảnh quan cho toàn khu. Trong ranh giới công trình hành chính – dịch vụ có thể bố trí một trung tâm đào tạo nghề để đào tạo và cung ứng công nhân có tay nghề cao cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

Công trình dịch vụ phụ trợ khu công nghiệp sẽ là nơi cung cấp các dịch vụ phụ trợ Khu Công nghiệp như chuyên gia, dịch vụ Ngân hàng, hải quan, trung tâm giới thiệu sản phẩm, hội thảo…

- Khuyến khích: Hình thành trung tâm hành chính – dịch vụ của khu công nghiệp, xây dựng tiết kiệm đất, chất lượng cao, phù hợp với cảnh quan, môi trường.

+ Bố trí công trình thành một thể kiến trúc hợp lý (sân vườn, nhà để xe,...)

- Cấm phát triển: các công trình ngoài chức năng phục vụ nhu cầu thường xuyên cho khu công nghiệp

  1. c) Cây xanh

Hệ thống cây xanh trong khu công nghiệp được hình thành bởi hệ thống cây xanh bên ngoài lô đất và hệ thông cây xanh bên trong các lô đất. Cây xanh chạy dọc theo các tuyến đường chay từ Đông sang Tây, cây xanh tập trung tại trung tâm vừa đóng vai trò trục không gian vừa tạo cảnh quan cho khu công nghiệp đồng thời cải thiện vi khi hậu, giảm tiếng ồn, độ rung và bụi. Tại dải cây xanh không được phép xây dựng công trình chỉ được xây dựng bố trí các lối đi dạo, cây xanh…

Việc tổ chức hệ thống cây xanh trong lô đất được xác đinh trong quy hoạch lớn hơn cho từng lô đất. Hệ thống cây xanh cần phải đảm bảo không thấp hơn 10% diện tích lô đất xây nhà máy.

- Khuyến khích:

+ Nghiên cứu hình thành cây xanh vừa tạo cảnh quan vừa cải thiện môi trường sống cho người dân khu vực xung quanh khu công nghiệp.

- Hạn chế:  Phát triển bãi đỗ xe nổi.

- Cấm phát triển: các công trình ngoài chức năng cây xanh; gây ô nhiễm môi trường.

  • Đất cây xanh cách ly:

Cây xanh cách ly tuyến đường sắt chạy qua khu công nghiệp, cách ly giữa khu công nghiệp và khu dân cư, vừa mang chức năng cách ly kỹ thuật, vừa mang chức năng tạo cảnh quan cải thiện vi khí hậu tiểu khu vực (làm giảm những tác động tiêu cực và độc hại sinh ra trong quá trính sản xuất như nhiệt độ, bụi, tiếng ồn, rung và khí thải).

Chiều rộng dải cây xanh cách ly phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

Trong dải cây xanh cách ly tối thiểu 50% phải đươc trồng cây xanh và không quá 40% diện tích đất có thể được sử dụng bố trí bãi đỗ xe, trạm bơm, trạm xử lý nước thải, trạm trung chuyển chất thải rắn…

Khoảng cách ly tuyến đường sắt phải cách tim đường ray gần nhất ≥ 20m. Tối thiểu 50% bề rộng dải cách ly phải trồng cây xanh.

- Khuyến khích:

+ Nghiên cứu hình thành cây xanh vừa tạo cảnh quan vừa cải thiện môi trường sống cho người dân khu vực xung quanh khu công nghiệp.

- Hạn chế: không quá 40% diện tích đất có thể được sử dụng bố trí bãi đỗ xe, trạm bơm, trạm xử lý nước thải, trạm trung chuyển chất thải rắn…  

- Cấm phát triển: các công trình ngoài chức năng cây xanh; gây ô nhiễm môi trường.

1.5.        Quy định quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

Quy định quản lý chung đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

- Tuân thủ định hướng phát triển không gian QHCHN2030.

- Đảm bảo tính thống nhất từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể thuộc phân khu đô thị.

- Khai thác hợp lý cảnh quan thiên nhiên nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹ, gắn với tiện nghi, nâng cao hiệu quả sử dụng không gian và bảo vệ môi trường đô thị.

- Tuân thủ hồ sơ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật được xác lập trong đồ án quy hoạch phân khu.

- Tuân thủ các yêu cầu, quy định về khu vực bảo vệ, hành lang an toàn của  hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo đúng luật định, tiêu chuẩn, quy phạm và quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

1.5.1.  Giao thông

- Đất giao thông trong phân phân khu đô thị bao gồm đất giao thông đối ngoại, giao thông vận tải khu công nghiệp bao gồm: Đường cao tốc đô thị, đường chính đô thị, đường liên khu vực; đường vận tải khu công nghiệp; quảng trường; đường sắt và ga đường sắt; bến bãi đỗ xe….

- Tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội - Lào Cai sẽ được cải tạo, nâng cấp thành đường sắt đôi.

Cải tạo, nâng cấp ga Thạch lỗi trở thành Ga lập tàu hàng phục vụ các nhà máy xí nghiệp trong khu công nghiệp.

- Các nút giao trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là các nút giao cùng mức, trong đó: các nút giao giữa các tuyến đường chính đô thị với đường liên khu vực và giữa đường liên khu vực với đường cao tốc đô thị với nhau là các nút giao thông lớn, cần bố trí đèn điều khiển tín hiệu giao thông, các đảo dẫn hướng.

Các nút giao cắt giữa các tuyến đường trong khu công nghiệp phải đảm bảo khoảng cách giữa các nút giao này từ 250m trở lên. Trường hợp không đạt, chỉ cho phép rẽ phải vào (ra) từ các làn xe tốc độ thấp ở sát bó vỉa, không được mở dải phân cách giữa kết hợp biển báo, sơn kẻ phân luồng

Tại một số đoạn trên các tuyến đường liên khu vực có thể bố trí thêm đường gom có chức năng như đường địa phương, cho phép các tuyến đường cấp nội bộ đấu nối trực tiếp với dải đường gom này.

- Xây dựng cầu cạn trên cao qua khu công nghiệp dọc theo tuyến đường chính hướng Bắc Nam của khu công nghiệp.

- Các trạm xe buýt được bố trí trên các tuyến đường liên khu vực và chính khu vực. Nguyên tắc bố trí trạm: không bố trí trạm xe buýt trước khi vào nút giao thông chính; khoảng cách các trạm khoảng 300-500m và không quá 800m; xây dựng vịnh đón trả khách tại các điểm đỗ để không gây ùn ứ giao thông trên tuyến đường. Cụ thể sẽ được xác định theo quy hoạch chuyên ngành.

  - Các bãi đỗ xe phục vụ khu công nghiệp được lựa chọn theo nguyên tắc phân bổ theo từng khu công nghiệp. Phục vụ việc sửa chữa, đỗ chờ hàng và các dịch vụ khác của bãi xe.

  Bãi đỗ xe công cộng trong khu ở được tính toán với chỉ tiêu khoảng 5m2/người. Chủ yếu phục vụ khách vãng lai và khu vực làng xóm hiện có. Khuyến khích xây dựng bãi đỗ xe nhiều tầng để tiết kiệm đất đai cho các mục đích công cộng.

Các bãi đỗ xe công cộng tập trung khác sẽ theo khả năng quỹ đất thực tế, chủ yếu phục vụ xe taxi và các nhu cầu khác trên cơ sở tận dụng tối đa quỹ đất trong các nút giao khác cốt, gầm cầu cạn đường bộ, dải phân cách (nằm trong thành phần đất đường phố); các bãi đỗ trong các nút giao khác cốt phải đảm bảo không ảnh hưởng đến giao thông tại nút giao và an toàn giao thông.

- Cầu vượt, hầm chui cho người đi bộ phải được bố trí tại: các nút giao thông có lưu lượng xe và người đi bộ lớn; nút giao thông khác độ cao; nút giao nhau giữa đường đô thị với đường sắt; các vị trí gần ga tàu điện ngầm, điểm đỗ ô-tô, sân vận động. Khoảng cách giữa các hầm và cầu đi bộ ³500m.

- Tĩnh không là giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ đối với phần không gian bên trên. Không cho phép tồn tại bất kì chướng ngại vật nào, kể cả các công trình thuộc về đường như biển báo, cột chiếu sáng… nằm trong phạm vi tĩnh không. Khổ tĩnh không tối thiểu của đường là 4,75m tính từ chỗ cao nhất của phần xe chạy theo chiều thẳng đứng. Trường hợp giao thông xe đạp (hoặc bộ hành) được tách riêng khỏi phần xe chạy của đường ôtô, tĩnh không tối thiểu của đường xe đạp và đường bộ hành là hình chữ nhật cao 2,5m, rộng 1,5m.

- Khuyến khích:

+ Phát triển hệ thống giao thông gắn với quảng trường và các tiện ích đô thị.

+ Kết nối hệ thống giao thông công cộng với hệ thống đi bộ.

+ Tổ chức hệ thống giao thông dành cho người khuyết tật.

+ Phát triển bãi đỗ xe ngầm hoặc nổi.

- Hạn chế:  Sử dụng lòng đường, vỉa hè làm bãi đỗ xe.

- Cấm: Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.

1.5.2.  Cao độ nền

- Cao độ nền trung bình khoảng 9.0m -:- 11.40m (cơ bản bám sát cao độ tự nhiên và cao độ các khu vực đã xây dựng ổn định).

- Cao độ tim đường tại các ngả giao nhau được xác định trên cơ sở các cao độ đã khống chế, quy hoạch mạng lưới cống thoát nước mưa, đảm bảo độ sâu chôn cống.

- Cao độ nền các ô đất được thiết kế đảm bảo thoát nước tự chảy, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước các ô đất.

- Đối với các khu vực đã xây dựng, khu vực làng xóm cũ sẽ được san gạt cục bộ phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước.

- Đối với các khu vực công viên cây xanh, hồ điều hòa sẽ được thực hiện theo dự án riêng

1.5.3.  Thoát nước mặt

  - Hệ thống thoát nước mưa hỗn hợp (cống thoát kết hợp hồ điều hòa); chủ yếu là thoát nước riêng tự chảy với chu kỳ tính toán từ 2 - 5năm. Các tuyến cống thoát nước mưa đảm bảo thoát nước mặt cho khu vực lập quy hoạch và khu vực lân cận.

- Cống thoát nước sử dụng hệ thống cống tròn và cống hộp BTCT. Riêng đối với các khu vực làng xóm cũ xây dựng các tuyến rãnh nắp đan, bố trí dọc theo các tuyến đường thôn, xóm... thu gom nước mưa sau đó thoát ra các tuyến cống chính trong khu vực. Các tuyến rãnh này cụ thể sẽ được xác định trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết sau này.

- Các hồ điều hòa thoát nước được bố trí trong đất cây xanh thành phố, khu ở, đơn vị ở, trên nguyên tắc tận dụng tối đa hệ thống mặt nước và khu đất trũng hiện có.

1.5.4.  Cấp nước

- Nguồn cấp được lấy từ các nhà máy cấp nước của Thành phố, có thể là nước ngầm hoặc nước mặt của sông Hồng

- Mạng lưới cấp nước: Bao gồm các tuyến ống truyền dẫn, phân phối bố trí theo tuyến đường quy hoạch cấp nước đến từng công trình.

- Cấp nước chữa cháy: Lấy từ các tuyến ống cấp nước đường kính từ F100 trở lên và hồ nước. Đối với các công trình cao tầng phải có hệ thống chữa cháy riêng và được cơ quan quản lý phê duyệt.

1.5.5.  Cấp điện

- Nguồn cấp: Được cấp điện từ các trạm dự kiến xây dựng: 110/22KV Yên Viên 1- 2x63MVA, 110/22KV Phù Đổng – 2x63MVA, 110/22KV Đông Hội – 2x63MVA. 

- Mạng lưới cấp điện thông qua các tuyến điện cao thế, trung thế và các tuyến cáp trục 22KV theo mạng vòng vận hành hở mạch. Dây cáp ngầm phải đảm bảo tiêu chuẩn quy phạm và bố trí đi trong hào cáp hoặc tuy nen kỹ thuật. Chiều dài tối đa của một tuyến cáp 22KV không quá 8km.

- Mạng lưới các tuyến cáp trục, cáp nhánh 22 KV và giữa các tuyến cáp nhánh không quá 500-600m và kết nối với các trạm hạ thế 22/0,4KV (bán kính phục vụ trạm  không quá 300m).

- Các trạm biến áp hiện có đang sử dụng các cấp diện áp 6/0,4KV và 35/0,4KV cải tạo nâng cấp công suất trạm và chuyển đổi thành trạm 22/0,4KV.

1.5.6.  Hệ thống thông tin liên lạc

- Nguồn cấp: Trạm Host Nam Thăng Long và xây dựng thêm tổng đài vệ tinh với dung lượng 25.000 số .

- Bán kính phục vụ của 01 tổng đài vệ tinh khoảng 2-3km.

- Tổng đài vệ tinh đặt ở các khu đất công cộng, gần đường giao thông lớn và ở trung tâm vùng phục vụ.

- Các tổng đài vệ tinh liên kết với tổng đài điều khiển bằng các tuyến cáp trục xây dựng dọc theo một số tuyến đường quy hoạch.

1.5.7.  Thu gom và xử lý nước thải

- Nước thải được thu gom đưa về nhà máy xử lý nước thải Quang Minh 1: 7.600m3/ng.đ; Quang Minh 2: 6.800m3/ng.đ

- Thoát nước thải theo nguyên tắc tự chảy, thoát nước riêng, triệt để.

- Đối với khu vực xây dựng mới sử dụng hệ thống cống riêng hoàn toàn.

- Nước thải của khu vực công nghiệp phải được xử lý tại các nhà máy và khu công nghiệp, sau khi đạt các tiêu chuẩn cho phép mới được xả vào hệ thống thoát nước thải chung của đô thị. Chủ đầu tư cần lựa chọn công nghệ thích hợp và hiện đại để giảm diện tích xây dựng nhưng nhất thiết phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định trước khi xả thải ra môi trường.

- Nước thải từ nhà ở, công trình công cộng, cơ quan... phải được xử lý sơ bộ trước khi xả ra cống nhánh, từ đó dẫn ra các tuyến cống chính và đưa về trạm xử lý.

- Đối với khu vực dân cư làng xóm hiện có sử dụng hệ thống nửa riêng. Tại vị trí đấu nối tuyến cống bao với tuyến thoát nước thải sẽ xây dựng các ga tách nước thải.

- Các tuyến cống thoát nước thải bố trí ngầm dọc theo tuyến đường quy hoạch.

1.5.8.  Quản lý chất thải rắn

Phân loại rác ngay từ nguồn thải (phục vụ thu hồi tái sử dụng, tái chế và xử lý chôn lấp hoặc tiêu huỷ) theo quy định của pháp luật. Chất thải rắn công nghiệp nguy hại xử lý tập trung theo quy định. Thu gom theo từng khu vực đúng quy định và phải đảm bảo: không gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị.

1.5.9 Quy định về không gian xây dựng ngầm

- Hệ thống giao thông ngầm: Hầm ngầm dân sinh kết nối sang hai bên đối với ga đường sắt. Tại các nút giao của các tuyến đường liên khu vực trở lên bố trí các hầm ngầm đi bộ dân sinh.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm: Dọc theo các trục đường giao thông bố trí Tuynel, hào kỹ thuật chứa hệ thống cấp nước phân phối, hệ thống cáp điện, thông tin liên lạc và hệ thống thoát nước bẩn, đường ống cấp nước. Dưới các tuyến đường bố trí các tuyến cáp ngầm điện cao thế 220KV và 110KV theo hầm cáp điện lực riêng (có thể kết hợp bố trí cả cáp điện trung thế 22KV). Trong tuy nen kỹ thuật không bố trí các tuyến ống cấp nước truyền dẫn F300mm trở lên và các tuyến cống thoát nước thải. Trong hào kỹ thuật sẽ không bố trí các tuyến ống cấp nước phân phối đường kính F250mm trở lên và các tuyến cống thoát nước thải

- Phân khu N2 có chức năng chủ yếu là công nghiệp do đó các công trình ngầm chủ yếu là :

+ Công trình giao thông ngầm là các công trình đường tàu điện ngầm, nhà ga tàu điện ngầm, hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ và các công trình phụ trợ kết nối (kể cả phần đường nối phần ngầm với mặt đất).

+Công trình đầu mối kỹ thuật ngầm là các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, bao gồm: trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp, trạm gas… được xây dựng dưới mặt đất.

+ Công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm là các công trình đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp điện, thông tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất.

- Yêu cầu đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian ngầm: Đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian ngầm phải đảm bảo đồng bộ, theo hệ thống (tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm về đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian ngầm). Không gian ngầm công cộng phải được kết nối với không gian công cộng nổi, hệ thống giao thông, đường đi bộ ở các khu vực hợp lý.

1.5.10 Quy định về môi trường

- Phát triển đô thị phải tuân thủ quy hoạch được duyệt và các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố về bảo vệ môi trường.

- Phải có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công xây dựng.

Phần II: QUY ĐỊNH CỤ THỂ

- Phân khu đô thị N2 được chia thành 2 khu, 37 ô quy hoạch và đường quy hoạch ngoài các ô để kiểm soát phát triển.

- Các khu có ký hiệu: Khu1; Khu2.

- Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật được áp dụng chung cho các khu và ô quy hoạch, cụ thể như sau:

  1. a) Giao thông:

+ Chỉ tiêu giao thông trong khu công nghiệp: >8% diện tích khu

+ Diện tích giao thông tĩnh khu vực làng xóm: 5m2/người

+ Diện tích bãi đỗ cho nhà ở công nhân: =70% chỉ tiêu cho đô thị

  1. b) Cấp nước:

+ Nước sinh hoạt                                                : 180 l/người- ngày.đêm.

+ Nước cấp cho công trình công cộng khu ở,

đơn vị ở và dịch vụ khác trong khu ở và đơn vị ở    : 40m3/ha - ngày.đêm

+ Nước  tưới cây rửa đường cấp thành phố            : 5m3/ha - ngày.đêm

+ Nước trường học mẫu giáo                                : 100 l/cháu

+ Nước trường tiểu học, THCS                            : 20l/học sinh

+ Nước cấp cho các công trình HTKT                   : 30 m3/ha.ngày đêm

+ Nước cấp cho khu, cụm công nghiệp                           : 22- 40m3/ha - ngày.đêm

  1. c) Cấp điện:

+ Điện sinh hoạt                                                 : 0,8KW/người.

+ Công trình công cộng, cây xanh, trường học,

đường giao thông … trong khu ở, đơn vị ở            : 25% phụ tải sinh hoạt

+ Điện công nghiệp                                             : 200KW/ha

+ Điện trường đào tạo                                         : 450KW/ha

+ Đất giao thông cấp thành phố                            : 12KW/ha

  1. d) Thông tin liên lạc:

+ Thuê bao sinh hoạt                                           : 1hộ/2 thuê bao

+ Công trình hành chính, dịch vụ                          : 25% nhu cầu sinh hoạt

+ Đất công nghiệp                                              : 25 thuê bao/ha

+ Đất trường đào tạo                                           :150 thuê bao/ha

  1. e) Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

- Thoát nước thải lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước, cụ thể:

+ Nước sinh hoạt                                                : 180 l/người- ngày.đêm.

+ Nước cấp cho công trình công cộng khu ở,

đơn vị ở và dịch vụ khác trong khu ở và đơn vị ở    : 40m3/ha - ngày.đêm

+ Nước  tưới cây rửa đường cấp thành phố            : 5m3/ha - ngày.đêm

+ Nước trường học mẫu giáo                                : 100 l/cháu

+ Nước trường tiểu học, THCS                            : 20l/học sinh

+ Nước cấp cho các công trình HTKT                   : 30 m3/ha.ngày đêm

+ Nước cấp cho khu, cụm công nghiệp                           : 22- 40m3/ha - ngày.đêm

- Vệ sinh môi trường:

+ Tiêu chuẩn thải chất thải rắn sinh hoạt                : 1,3 kg/ người.ngày

+ Tiêu chuẩn tính toán chất thải rắn công nghiệp    : 0,2tấn/ha.ngày

+ Hệ số tính đến CTR công cộng và khách vãng lai: K=1,2

2.1.    Khu 1

- Ranh giới:

+ Phía Tây Bắc là đường quy hoạch, giáp ruộng lúa xã Kim Hoa.

+ Phía Đông Bắc là tuyến đường quy hoạch, giáp dân cư Thị trấn Chi Đông, Quang Minh

+ Phía Tây Nam giáp đường Vành đai 3.

+ Phía Đông Nam giáp đường Bắc Thăng Long – Nội Bài.

- Quy mô diện tích khoảng: 508,51 ha

- Quy mô dân số tối đa:        2300 người

- Tính chất và chức năng chủ yếu: phát triển công nghiệp với các ngành nghề đa ngành, ngành chế biến thực phẩm và đồ uống, phát triển đô thị là khu vực dân cư hiện có cải tạo chỉnh trang, xây dựng khu vực nhà ở cho công nhân thuê.

- Phân ô kiểm soát Khu 1: gồm 28 ô quy hoạch

+ Các ô từ 1-1, 1-2, 1-2, 1-4,… , 1-25 và 1-27, 1-28 các ô quy hoạch phát triển công nghiệp; Ô 1-26 ô quy hoạch phát triển đô thị.

Hạng mục

Quy định quản lý

Quy hoạch kiến trúc

·      Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:

- Tạo bộ mặt kiến trúc dọc tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, các đường chính khu vực.

- Các tuyến đường trong khu công nghiệp chủ yếu được thiết kế theo dạng ô cờ. Trục chính được bố trí giữa lõi khu công nghiệp. Các tuyến đường nhánh được thiết kế song song và vuông góc với trục chính, với hình khối, màu sắc có tính hiện đại công nghiệp, vệ sinh môi trường… đảm bảo các quy định về sân bãi, khoảng cách ly, mật độ xây dựng…

·      Công trình kiến trúc đặc biệt:

- Công trình hành chính – dịch vụ của khu công nghiệp

·      Quy định về nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan

- Tuân thủ định hướng phát triển không gian QHCHN2030.

- Đảm bảo tính thống nhất từ không gian tổng thể đến không gian cụ thể thuộc phân khu đô thị.

- Khai thác hợp lý cảnh quan thiên nhiên nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹ, gắn với tiện nghi, nâng cao hiệu quả sử dụng không gian và bảo vệ môi trường đô thị.

- Tuân thủ quy định khống chế chiều cao tĩnh không sân bay Nội Bài.

- Tuân thủ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, các chỉ tiêu khống chế đã được xác lập trong quy hoạch phân khu về quy mô diện tích, mật độ xây dựng tối đa, tối thiểu ; hệ số sử dụng đất tối đa, tối thiều ; tầng cao công trình tối đa, tối thiểu.

- Tuân thủ các yêu cầu, quy định được xác lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam. 

- Tuân thủ quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố đối với các công trình xây dựng có liên quan.

Hạ tầng kỹ thuật và môi trường

·      Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được thiết kế đồng bộ (chi tiết xem hồ sơ bản vẽ và thuyết minh) về Giao thông,; Chuẩn bị kỹ thuật; Cấp nước; Cấp điện; Thoát nước thải và quản lý CTR;Môi trường; Công trình xây dựng ngầm đô thị và được cụ thể hóa tại QH ở tỷ lệ lớn hơn .

·      Quy định hệ thống HTKT được xác lập cụ thể tại hồ sơ bản vẽ và thuyết minh .

·      Các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng được xác định trên nguyên tắc:

- Định vị mạng lưới đường từ đường trục chính đô thị đến đường khu vực, từ đường lớn  đến đường nhỏ.

- Đảm bảo khớp nối các chỉ giới đường đỏ đã xác định trong các hồ sơ khác.

- Tim các tuyến đường được định vị bằng toạ độ kết hợp với các thông số kỹ thuật được ghi trên bản vẽ.

- Chỉ giới đường đỏ được xác định trên cơ sở các tim đường, kết hợp các mặt cắt ngang đường áp dụng cho từng tuyến đường.

- Chỉ giới xây dựng được xác định theo quy hoạch mặt bằng kiến trúc và cụ thể hóa tại QH ở tỷ lệ lớn hơn, đảm bảo tuân thủ các các quy định và khoảng cách an toàn theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm và quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

·      Quy định cốt xây dựng được xác định trên nguyên tắc:

- Cao độ nền trung bình khoảng 9.70m -:- 11.20m, cơ bản phù hợp với cao độ các khu vực dân cư hiện có.

- Cao độ tim đường tại các ngả giao nhau được xác định trên cơ sở các cao độ đã khống chế, quy hoạch mạng lưới cống thoát nước mưa, đảm bảo độ sâu chôn cống.

- Cao độ nền các ô đất được thiết kế đảm bảo thoát nước tự chảy, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước các ô đất.

- Đối với các khu vực đã xây dựng, khu vực làng xóm cũ sẽ được san gạt cục bộ phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước.

- Đối với các khu vực công viên cây xanh, hồ điều hòa sẽ được thực hiện theo dự án riêng.

Các chỉ tiêu về quy hoạch

·      Các chỉ tiêu sử dụng đất: xem chi tiết bảng thống kê

·      Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật: xem  các chỉ tiêu chung HTKT

Được phép, khuyến khích

·      Tổ hợp các công trình công cộng theo cùng tính chất, chức năng sử dụng đất.

·       Tạo hình thức kiến trúc của nhà máy dọc tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài theo hướng hiện đại, tạo lập bộ mặt đô thị.

Không được phép

·      Phát triển đất ngoài công nghiệp, dân dụng.

·      Vi phạm tĩnh không sân bay

·      Vi phạm hành lang bảo vệ đường sắt Hà Nội – Lao Cai, công trình di tích

·      Xây dựng công trình ngoài chức năng đất cây xanh cách ly

Cho phép nhưng có điều kiện

·      Xây dựng các công trình dân dụng khác với tỷ lệ thích hợp.

 

BẢNG THỐNG KÊ CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT KHU QUY HOẠCH 1

STT

Ô QUY HOẠCH

KHU 1

                          Dân số 14300 người

                          Số lượng 21590 lao động

Diện tích
(ha)

Chỉ tiêu
(m2/người, lao động)

Mật độ xây dựng
(%)

 

Tầng cao
(tầng)

min

max

min

max

 

TỔNG CỘNG

508.51

 

 

 

 

 

A

ĐẤT DÂN DỤNG

34.43

24.08

25

41

1

9

1

Đất đơn vị ở

34.43

24.08

25

41

1

9

1.1

- Đất công cộng

1.92

1.34

20

40

3

7

1.2

- Đất cây xanh

3.83

2.68

0

5

0

1

1.3

- Đất trường THCS

0.89

1.51

14

20

1

4

1.4

- Đất trường Tiểu học

0.90

1.53

14

20

1

4

1.5

- Đất trường mầm non

0.57

0.97

14

40

1

2

1.6

- Đất nhóm ở

20.14

14.08

39

62

2

9

1.7

- Đất đường

6.18

4.32

 

 

 

 

B

CÁC LOẠI ĐẤT KHÁC TRONG PHẠM VI KHU DÂN DỤNG

2.85

 

40

70

3

7

2

Đất trường đào tạo

2.85

 

40

70

3

7

3

Đất di tích, tôn giáo – tín ngưỡng

 

 

 

 

 

 

C

ĐẤT XÂY DỰNG NGOÀI PHẠM VI KHU DÂN DỤNG

471.23

 

 

 

 

 

4

Đất công nghiệp

412.66

 

28

42

0

5

4.1

- Đất nhà máy

282.47

 

40

60

1

3

 

  + Công nghiệp đa ngành (Công nghiệp thiết bị điện, điện tử, máy tính; Công nghiệp dệt may; Công nghiệp chế biến thực phẩm…)

259.48

 

40

40

1

3

 

  + Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống

22.99

 

40

40

1

3

4.2

- Đất công trình hành chính - dịch vụ

5.87

 

20

40

3

5

4.3

- Đất cây xanh

48.66

 

0

0

0

0

4.4

- Đất hạ tầng kỹ thuật

3.85

 

20

40

1

2

4.5

- Đất giao thông

71.81

 

 

 

 

 

5

Đất giao thông đối ngoại

13.84

 

 

 

 

 

5.1

- Nhà ga, đường sắt

11.64

 

 

 

 

 

5.2

- Bãi đỗ xe

2.2

 

 

 

 

 

5.3

- Đường giao thông

 

 

 

 

 

 

6

Đất cây xanh cách ly

44.73

 

 

 

 

 

 

BẢNG THỐNG KÊ CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA

CÁC KHU CHỨC NĂNG ĐÔ THỊ TRONG Ô QUY HOẠCH Ô 1-1

STT

Ô QUY HOẠCH

 

Ô 1-1

                     Dân số         -    người

                     Số lượng 1214 lao động

 

Diện tích
(ha)

 

Chỉ tiêu
(m2/người, lao động)

 

Mật độ xây dựng
(%)

 

Tầng cao
(tầng)

min

max

min

Max

 

TỔNG CỘNG

17.00

100.00

38

58

1

5

C

ĐẤT XÂY DỰNG NGOÀI PHẠM VI KHU DÂN DỤNG

 

 

 

 

 

 

4

Đất công nghiệp

17.00

100.00

38

58

1

5

4.1

- Đất nhà máy

15.05

 

40

60

1

3

 

  + Công nghiệp đa ngành (Công nghiệp thiết bị điện, điện tử, máy tính; Công nghiệp dệt may; Công nghiệp chế biến thực phẩm…)

15.05

 

40

60

1

3

 

  + Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống

 

 

 

 

 

 

4.2

- Đất công trình hành chính - dịch vụ

1.95

 

20

40

3

5

4.3

- Đất cây xanh

 

 

 

 

 

 

4.4

- Đất hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

4.5

- Đất giao thông

 

 

 

 

 

 

5

Đất giao thông đối ngoại

 

 

 

 

 

 

5.1

- Nhà ga, đường sắt

 

 

 

 

 

 

5.2

- Bãi đỗ xe

 

 

 

 

 

 

5.3

- Đường giao thông

 

 

 

 

 

 

6

Đất cây xanh cách ly

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG THỐNG KÊ CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA

CÁC KHU CHỨC NĂNG ĐÔ THỊ TRONG Ô QUY HOẠCH Ô 1-2

STT

Ô QUY HOẠCH

 

Ô 1-2

 

                     Dân số         -    người

                     Số lượng 1044 lao động         

 

Diện tích
(ha)

 

Chỉ tiêu
(m2/người, lao động)

 

Mật độ xây dựng
(%)

 

Tầng cao
(tầng)

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

14.62

100.00

38

58

1

5

C

ĐẤT XÂY DỰNG NGOÀI PHẠM VI KHU DÂN DỤNG

 

 

 

 

 

 

4

Đất công nghiệp

14.62

100.00

38

58

1

5

4.1

- Đất nhà máy

13.19

 

40

60

1

3

 

  + Công nghiệp đa ngành (Công nghiệp thiết bị điện, điện tử, máy tính; Công nghiệp dệt may; Công nghiệp chế biến thực phẩm…)

13.19

 

40

60

1

3

 

  + Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống

 

 

 

 

 

 

4.2

- Đất công trình hành chính - dịch vụ

0.15

 

20

40

3

5

4.3

- Đất cây xanh

 

 

 

 

 

 

4.4

- Đất hạ tầng kỹ thuật

1.28

 

20

40

1

2

4.5

- Đất giao thông

 

 

 

 

 

 

5

Đất giao thông đối ngoại

 

 

 

 

 

 

5.1

- Nhà ga, đường sắt

 

 

 

 

 

 

5.2

- Bãi đỗ xe

 

 

 

 

 

 

5.3

- Đường giao thông

 

 

 

 

 

 

6

Đất cây xanh cách ly

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG THỐNG KÊ CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA

CÁC KHU CHỨC NĂNG ĐÔ THỊ TRONG Ô QUY HOẠCH Ô 1-3

STT

Ô QUY HOẠCH

Ô 1-3

                          Dân số      -          người

                          Số lượng 506    lao động

Diện tích
(ha)

Chỉ tiêu
(m2/người, lao động)

Mật độ xây dựng
(%)

 

Tầng cao
(tầng)

Min

max

min

max

 

TỔNG CỘNG

7.09

100.00

40

60

1

3

C

ĐẤT XÂY DỰNG NGOÀI PHẠM VI KHU DÂN DỤNG

 

 

 

 

 

 

4

Đất công nghiệp

7.09

100.00

40

60

1

3

4.1

- Đất nhà máy

7.09

 

40

60

1

3

 

  + Công nghiệp đa ngành (Công nghiệp thiết bị điện, điện tử, máy tính; Công nghiệp dệt may; Công nghiệp chế biến thực phẩm…)

7.09

 

40

60

1

3

 

  + Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống

 

 

 

 

 

 

4.2

- Đất công trình hành chính - dịch vụ

 

 

 

 

 

 

4.3

- Đất cây xanh

 

 

 

 

 

 

4.4

- Đất hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

4.5

- Đất giao thông

 

 

 

 

 

 

5

Đất giao thông đối ngoại

 

 

 

 

 

 

5.1

- Nhà ga, đường sắt

 

 

 

 

 

 

5.2

- Bãi đỗ xe

 

 

 

 

 

 

5.3

- Đường giao thông

 

 

 

 

 

 

6

Đất cây xanh cách ly

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG THỐNG KÊ CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA

CÁC KHU CHỨC NĂNG ĐÔ THỊ TRONG Ô QUY HOẠCH Ô 1-4

STT

Ô QUY HOẠCH

 

Ô 1-4

                     Dân số         -    người

                     Số lượng  1675 lao động

 

Diện tích
(ha)

 

Chỉ tiêu
(m2/người, lao động)

 

Mật độ xây dựng
(%)

 

Tầng cao
(tầng)

min

max

min

max

 

TỔNG CỘNG

23.45

100.00

40

60

1

3

C

ĐẤT XÂY DỰNG NGOÀI PHẠM VI KHU DÂN DỤNG

 

 

 

 

 

 

4

Đất công nghiệp

23.45

100.00

40

60

1

3

4.1

- Đất nhà máy

23.45

 

40

60

1

3

 

  + Công nghiệp đa ngành (Công nghiệp thiết bị điện, điện tử, máy tính; Công nghiệp dệt may; Công nghiệp chế biến thực phẩm…)

23.45

 

40

60

1

3

 

  + Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống

 

 

 

 

 

 

4.2

- Đất công trình hành chính - dịch vụ

 

 

 

 

 

 

4.3

- Đất cây xanh

 

 

 

 

 

 

4.4

- Đất hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

4.5

- Đất giao thông

 

 

 

 

 

 

5

Đất giao thông đối ngoại

 

 

 

 

 

 

5.1

- Nhà ga, đường sắt

 

 

 

 

 

 

5.2

- Bãi đỗ xe

 

 

 

 

 

 

5.3

- Đường giao thông

 

 

 

 

 

 

6

Đất cây xanh cách ly

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG THỐNG KÊ CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA

CÁC KHU CHỨC NĂNG ĐÔ THỊ TRONG Ô QUY HOẠCH Ô 1-5

STT

Ô QUY HOẠCH

 

Ô 1-5

 

                     Dân số         -    người

                     Số lượng  1271 lao động         

 

Diện tích
(ha)

 

Chỉ tiêu
(m2/người, lao động)

 

Mật độ xây dựng
(%)

 

Tầng cao
(tầng)

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

17.80

100.00

40

60

1

3

C

ĐẤT XÂY DỰNG NGOÀI PHẠM VI KHU DÂN DỤNG

 

 

 

 

 

 

4

Đất công nghiệp

17.80

100.00

40

60

1

3

4.1

- Đất nhà máy

17.80

 

40

60

1

3

 

  + Công nghiệp đa ngành (Công nghiệp thiết bị điện, điện tử, máy tính; Công nghiệp dệt may; Công nghiệp chế biến thực phẩm…)

17.80

 

40

60

1

3

 

  + Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống

 

 

 

 

 

 

4.2

- Đất công trình hành chính - dịch vụ

 

 

 

 

 

 

4.3

- Đất cây xanh

 

 

 

 

 

 

4.4

- Đất hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

4.5

- Đất giao thông

 

 

 

 

 

 

5

Đất giao thông đối ngoại

 

 

 

 

 

 

5.1

- Nhà ga, đường sắt

 

 

 

 

 

 

5.2

- Bãi đỗ xe

 

 

 

 

 

 

5.3

- Đường giao thông

 

 

 

 

 

 

6

Đất cây xanh cách ly

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG THỐNG KÊ CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA

CÁC KHU CHỨC NĂNG ĐÔ THỊ TRONG Ô QUY HOẠCH Ô 1-6

STT

Ô QUY HOẠCH

Ô 1-6

                          Dân số      -         người

                          Số lượng 677 lao động

Diện tích
(ha)

Chỉ tiêu
(m2/người, lao động)

Mật độ xây dựng
(%)

 

Tầng cao
(tầng)

min

max

min

max

 

TỔNG CỘNG

9.48

100.00

40

60

1

3

C

ĐẤT XÂY DỰNG NGOÀI PHẠM VI KHU DÂN DỤNG

 

 

 

 

 

 

4

Đất công nghiệp

9.48

100.00

40

60

1

3

4.1

- Đất nhà máy

9.48

 

40

60

1

3

 

  + Công nghiệp đa ngành (Công nghiệp thiết bị điện, điện tử, máy tính; Công nghiệp dệt may; Công nghiệp chế biến thực phẩm…)

9.48

 

40

60

1

3

 

  + Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống

 

 

 

 

 

 

4.2

- Đất công trình hành chính - dịch vụ

 

 

 

 

 

 

4.3

- Đất cây xanh

 

 

 

 

 

 

4.4

- Đất hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

4.5

- Đất giao thông

 

 

 

 

 

 

5

Đất giao thông đối ngoại

 

 

 

 

 

 

5.1

- Nhà ga, đường sắt

 

 

 

 

 

 

5.2

- Bãi đỗ xe

 

 

 

 

 

 

5.3

- Đường giao thông

 

 

 

 

 

 

6

Đất cây xanh cách ly

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG THỐNG KÊ CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA

CÁC KHU CHỨC NĂNG ĐÔ THỊ TRONG Ô QUY HOẠCH Ô 1-7

STT

Ô QUY HOẠCH

 

Ô 1-7

                     Dân số         -    người

                     Số lượng  1139 lao động

 

Diện tích
(ha)

 

Chỉ tiêu
(m2/người, lao động)

 

Mật độ xây dựng
(%)

 

Tầng cao
(tầng)

min

max

min

max

 

TỔNG CỘNG

15.95

100.00

40

60

1

3

C

ĐẤT XÂY DỰNG NGOÀI PHẠM VI KHU DÂN DỤNG

 

 

 

 

 

 

4

Đất công nghiệp

15.95

100.00

40

60

1

3

4.1

- Đất nhà máy

15.95

 

40

60

1

3

 

  + Công nghiệp đa ngành (Công nghiệp thiết bị điện, điện tử, máy tính; Công nghiệp dệt may; Công nghiệp chế biến thực phẩm…)

15.95

 

40

60

1

3

 

  + Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống

 

 

 

 

 

 

4.2

- Đất công trình hành chính - dịch vụ

 

 

 

 

 

 

4.3

- Đất cây xanh

 

 

 

 

 

 

4.4

- Đất hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

4.5

- Đất giao thông

 

 

 

 

 

 

5

Đất giao thông đối ngoại

 

 

 

 

 

 

5.1

- Nhà ga, đường sắt

 

 

 

 

 

 

5.2

- Bãi đỗ xe

 

 

 

 

 

 

5.3

- Đường giao thông

 

 

 

 

 

 

6

Đất cây xanh cách ly

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG THỐNG KÊ CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA

CÁC KHU CHỨC NĂNG ĐÔ THỊ TRONG Ô QUY HOẠCH Ô 1-8

STT

Ô QUY HOẠCH

 

Ô 1-8

 

                     Dân số         -    người

                     Số lượng  840 lao động     

 

Diện tích
(ha)

 

Chỉ tiêu
(m2/người, lao động)

 

Mật độ xây dựng
(%)

 

Tầng cao
(tầng)

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

11.76

100.00

40

60

1

3

C

ĐẤT XÂY DỰNG NGOÀI PHẠM VI KHU DÂN DỤNG

 

 

 

 

 

 

4

Đất công nghiệp

11.76

100.00

40

60

1

3

4.1

- Đất nhà máy

11.76

 

40

60

1

3

 

  + Công nghiệp đa ngành (Công nghiệp thiết bị điện, điện tử, máy tính; Công nghiệp dệt may; Công nghiệp chế biến thực phẩm…)

11.76

 

40

60

1

3

 

  + Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống

 

 

 

 

 

 

4.2

- Đất công trình hành chính - dịch vụ

 

 

 

 

 

 

4.3

- Đất cây xanh

 

 

 

 

 

 

4.4

- Đất hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

4.5

- Đất giao thông

 

 

 

 

 

 

5

Đất giao thông đối ngoại

 

 

 

 

 

 

5.1

- Nhà ga, đường sắt

 

 

 

 

 

 

5.2

- Bãi đỗ xe

 

 

 

 

 

 

5.3

- Đường giao thông

 

 

 

 

 

 

6

Đất cây xanh cách ly