TÍNH NĂNG
- Tra cứu Quy hoạch Hà Nội trực tiếp trên thiết bị di động, xác định vị trí hiện trạng qua GPS.
- Công cụ trực quan giúp so sánh giữa lớp dữ liệu nền hiện trạng và lớp dữ liệu quy hoạch.
- Bản đồ nền: Google (vệ tinh, giao thông), HERE maps (vệ tinh, giao thông), OpenStreeMaps.
DỮ LIỆU
GÓI DỊCH VỤ
CẬP NHẬT
Thứ ba, 20 Tháng 11 2018 11:32

Thuyết minh tóm tắt Quy hoạch phân khu đô thị N1, tỷ lệ 1/2000

Written by
Rate this item
(5 votes)


PHẦN MỞ ĐẦU

I.1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch:

Theo Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (QHCHN2030) đã được Thủ tướng phê duyệt, Phân khu đô thị N1 thuộc địa giới hành chính huyện Mê Linh, nằm trong khu vực phát triển mở rộng đô thị trung tâm, là một trong 11 phân khu thuộc chuỗi đô thị mở rộng của đô thị phía Bắc sông Hồng, tiếp giáp với hành lang xanh sông Hồng - Đầm Tiền Phong - đầm Vân Trì là khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có tiềm năng đất đai lớn, là khu vực có tốc độ đô thị hóa khá nhanh. Hiện nay, trong khu vực có nhiều dự án phát triển các khu đô thị mới, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị đang triển khai, đóng góp vai trò quan trọng đối với Thành phố trung tâm, trong việc  tạo lập hình ảnh đô thị mới hiện đại chất lượng cao. 

Nằm ở vị trí  cửa ngõ phía Tây Bắc Thành phố trung tâm, Phân khu đô thị N1 có vai trò là một đầu mối kinh tế, giao thông vận tải kỹ thuật ở phía Tây Bắc thủ đô, trong đó có nhiều dự án, đồ án quy hoạch chi tiết đã, đang được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Nhằm cụ thể hóa Đồ án QHCHN2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đáp ứng kịp thời công tác quản lý xây dựng đô thị; làm cơ sở lập quy hoạch chi tiết; hướng dẫn giải quyết là các dự án, đồ án đó được cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi hợp nhất mở rộng Thủ đô Hà Nội và lập các dự án đầu tư xây dựng theo đúng quy định, do vậy việc lập quy hoạch phân khu đô thị N1, tỷ lệ 1/2000 là cần thiết.

I.2. Mục tiêu và yêu cầu đối với khu vực lập quy hoạch:

- Cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050, đáp ứng thời gian, yêu cầu quản lý nhà nước.

- Rà soát, khớp nối các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư có liên quan. Nghiên cứu đề xuất giải pháp đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục triển khai và đang được nghiên cứu rà soát (theo hướng: giữ nguyên cập nhật vào quy hoạch phân khu, được điều chỉnh tổng thể hoặc điều chỉnh cục bộ,...).

- Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng và các quy định của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội có liên quan đến phân khu đô thị. Xác định cụ thể hóa phạm vi ranh giới, diện tích, quy mô đất đai, dân số và các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị; các khu vực bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang và xây dựng mới phù hợp với: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch chuyên ngành, Quy hoạch màng lưới,...và tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và tiêu chuẩn thiết kế.

- Xác định các nguyên tắc, yêu cầu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đối với các khu chức năng và các không gian đặc trưng tại khu vực lập quy hoạch phân khu.

- Xác định khung kết cấu hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đề xuất các hạng mục ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.

- Đề xuất Quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch phân khu, làm cơ sở lập: Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc; các quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư theo quy định và để các cấp chính quyền địa phương và cơ quan quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt.

I.3. Căn cứ thiết kế quy hoạch:

a) Các văn bản pháp lý:

- Luật Quy hoạch đô thị;

- Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Nghị định 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị;

- Nghị định 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;

- Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;

- Thông tư 01/2011/TT-BXD ngày 27/1/2011 hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;

- Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ Xây dựng về việc ban hành hệ thống ký hiệu bản vẽ đồ án quy hoạch đô thị;

- Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 680/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 của UBND thành phố về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị N1, tỷ lệ 1/2000;

- Văn bản số 6609/UBND-XD ngày 09/8/2011 của UBND Thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội;

- Văn bản số 1455/UBND-QLĐT ngày 25/4/2012 của UBND huyện Mê Linh về việc tham gia ý kiến về quy hoạch phân khu trên địa bàn huyện Mê Linh;

- Văn bản số 1045/UBND-QLĐT ngày 28/12/2012 của UBND huyện Đông Anh về việc tổng hợp ý kiến địa phương, cộng đồng dân cư góp ý đồ án Quy hoạch phân khu đô thị N1;

- Thông báo ngày 22/5/2012 của Sở Quy hoạch Kiến trúc về kết luận cuộc họp Hội đồng chuyên môn Sở Quy hoạch Kiến trúc với các cơ quan liên quan, góp ý nội dung quy hoạch phân khu đô thị N1, N2, N3, N6 thuộc huyện Đông Anh và Mê Linh, tỷ lệ 1/5000;

- Thông báo số 478/TB-HĐTĐ ngày 04/6/2012 của Sở Quy hoạch Kiến trúc về kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch phân khu đô thị Thành phố Hà Nội đối với đồ án Quy hoạch phân khu đô thị N1, tỷ lệ 1/2000;

- Văn bản số 4424/UBND-QHXDGT ngày 11/6/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc hoàn chỉnh Hồ sơ các Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị N1, N2, N3 để trình duyệt;

- Văn bản số 4601/UBND-QHXDGT ngày 18/6/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phân bố dân số, đất đai các quy hoạch phân khu tại Đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 1911/QĐ-UBND ngày  28/02/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị N1, tỷ lệ 1/2000.

b) Nguồn tài liệu, số liệu, bản đồ:

- Hồ sơ đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011;

- Hồ sơ đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, tỷ lệ: 1/5.000 đã được đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 208/2004/QĐ-TTg ngày 13/12/2004;

- Hồ sơ đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đô thị mới Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc đã được đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 34/2006/QĐ-UBND ngày 15/5/2006;

- Các số liệu về chức năng sử dụng, quy mô diện tích đất và các số liệu hiện trạng... được thu thập năm 2011 và do chính quyền địa phương cung cấp;

- Các đồ án quy hoạch, hồ sơ quy hoạch đã giải quyết, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, do chính quyền địa phương;  cơ quan đơn vị liên quan và Sở QHKT TP Hà Nội cung cấp năm 2011;

- Bản đồ đo đạc hiện trạng, tỷ lệ 1/2.000 đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm tra tháng 6/2011;

- Tiêu chuẩn, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các văn bản pháp luật hiện hành.

 

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÂN KHU ĐÔ THỊ

II.1. Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên:

Vị trí, giới hạn khu đất:

- Khu vực nghiên cứu phân khu đô thị N1 nằm phía Tây Bắc đô thị trung tâm, thuộc địa giới hành chính Thị trấn Quang Minh, các xã Kim Hoa, Thanh Lâm, Đại Thịnh, Văn Khê, Mê Linh, Tráng Việt, Tiền Phong - huyện Mê Linh và xã Đại Mạch - huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

- Giới hạn cụ thể như sau:

+ Phía Đông Bắc, Đông và Nam là hành lang xanh Đầm Tiền Phong - Đầm Vân Trì - sông Thiếp.

+ Phía Tây Bắc  là đường vành đai 4.

+ Phía Tây Nam là đê sông Hồng.

- Quy mô nghiên cứu khoảng: 2.343,64 ha.

(Quy mô chính xác sẽ được xác định tại quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn, phù hợp với giới hạn phát triển phân khu đô thị).

Địa hình, địa mạo:

Khu vực nghiên cứu có địa hình bằng phẳng. Cao độ tự nhiên trung bình khoảng 8,5-10m. Khu vực dân cư làng xóm, các khu dân cư phi nông nghiệp và các khu công nghiệp kho tàng có cốt nền cao hơn khu vực đồng ruộng xung quanh khoảng 0,5-1m. Đê tả Hồng ở phía Tây Nam có cao độ mặt đê khoảng 15,5-16m.

Trong phạm vi lập quy hoạch tồn tại một số khu vực trũng thấp ở phía Nam (dọc theo mương Thạnh Phú và các khu vực ven đầm Tiền Phong - đầm Và có cao độ tự nhiên khoảng 6-7,5m.

Địa chất thuỷ văn, địa chất công trình :

- Địa chất thủy văn:

Khu vực nghiên cứu chịu chế độ thủy văn của hệ thống sông Hồng; sông Cà Lồ, đầm Tiền Phong, kênh Thạch Phú (chi lưu của sông Cà Lồ).

- Địa chất công trình:

- Khu vực nghiên cứu thuộc vùng đất bồi châu thổ sông Hồng. Theo tại liệu khảo sát của một số công trình xây dựng tại khu vực lân cận cường độ đất trung bình trong khu vực khoảng 2,0kg/cm2. Tuy nhiên khi nghiên cứu thiết kế xây dựng cần tiến hành khoan thăm dò địa chất tại vị trí đặt công trình, để có tài liệu đánh giá địa chất cụ thể phục vụ cho việc chọn giải pháp nền móng phù hợp.

Cảnh quan thiên nhiên:

Tác động bên ngoài: Phân khu N1 được bao quanh bởi không gian cây xanh mặt nước của đầm Và, đầm Vân Trì, sông Cà Lồ và sông Hồng.

Yếu tố bên trong: có hệ thống kênh mương tưới tiêu, trong đó kênh mương lớn là kênh Thạch Phú kết hợp cùng các kênh mương hồ đầm nhỏ  nằm xen lẫn trong vùng cây xanh nông nghiệp lúa và rau màu.

Yếu tố cảnh quan đặc trưng nổi bật của khu vực là các cánh đồng trồng hoa màu.

Trong khu vực nghiên cứu có các công trình di tích lịch sử có giá trị nằm trong tổng thể hài hoà khu vực làng xóm truyền thống với nhiều nhà cổ có giá trị kiến trúc cần được bảo tồn

 Môi trường cảnh quan: Yếu tố đất nông nghiệp và hệ thống cây xanh và mặt nước Đầm Tiền Phong, đầm Vân Trì, Kênh Thạch Phú và dân cư làng xóm tạo cho khu vực môi trường trong lành..

II.2. Hiện trạng dân cư, lao động:

Hiện trạng dân cư trong ranh giới phân khu đô thị thuộc các xã Thanh Lâm, Đại Thịnh, Mê Linh, Tráng Việt, Tiền Phong - huyện Mê Linh.

- Tổng quy mô dân số khoảng:                                    35.316 người (100%)

- Tổng số hộ khoảng                                                     8.811  hộ

- Tỷ lệ tăng tự nhiên:                                                    1,25%/ năm

II.3. Hiện trạng sử dụng đất :

- Tổng diện tích trong ranh giới nghiên cứu khoảng:           2.343,64 ha

 

BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

TT

Chức năng sử dụng đất

Diện tích

Tỷ lệ

ha

%

1

Đất công trình công cộng

35,62

1,52

2

Đất trường học

9,49

0,40

2.1

- Trung học phổ thông

3,78

0,16

2.2

- Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở

5,71

0,24

3

Đất ở (*)

288,38

12,30

3.1

- Đất ở làng xóm

271,16

11,57

3.2

- Đất ở đô thị

17,22

0,73

4

Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo…

6,76

0,29

5

Đất công trình di tích, tôn giáo – tín ngưỡng

17,27

0,74

6

Đất công nghiệp, kho tàng

47,86

2,04

7

Đất an ninh, quốc phòng

1,05

0,04

8

Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật

0,70

0,03

9

Đất giao thông (đường sắt, đường bộ (không bao gồm đường giao thông nội bộ), nhà ga, bến – bãi, đê…)

27,26

1,16

10

Đất nghĩa trang, nghĩa địa (**)

11,30

0,48

11

Dự án đang triển khai xây dựng

140,15

5,98

12

Đất nông nghiệp, đất cây xanh cách ly, đất không sử dụng (hoang hóa, đất trống...)

1716,92

73,28

13

Mặt nước rộng

40,88

1,74

 

Tổng cộng

2343,64

100.00

 (Nguồn: Số liệu do địa phương và Viện QHXDHN lập)

Chú thích:

            (*)Bao gồm: đất nhà ở, đất vườn liền kề, ao nhỏ xen cài, đường làng, ngõ xóm

(**) Không tính một số ngôi mộ nằm rải rác trong các thửa ruộng

Đất công trình công cộng:

- Đất công cộng, hành chính, dịch vụ thương mại

Trong khu vực không có công trình thương mại văn hóa lớn, chủ yếu là công trình công cộng gồm: chợ, UBND xã, nhà văn hóa, y tế, bệnh viện, bưu điện.... được phân bố đều ở các xã và thôn xóm. Một số công trình được xây dựng trong những năm gần đây có chất lượng tốt, hình thức kiến trúc hiện đại như : UBND huyện Mê Linh, UBND xã Tiền Phong, Nhà văn hoá thôn Yên Nhân.

+ Trung tâm hành chính chính trị Huyện Mê Linh (Gồm Đảng Uỷ, UBND, Hội đồng nhân dân, Toà án, Viện Kiểm soát, Trung tâm Y tế, nhà văn hoá.... đang được xây dựng hoàn thiện),

+ Trụ sở UBND xã, trạm y tế, nhà văn hóa, chợ tập trung ở khu vực trung tâm các xã tạo thành cụm.

+ Chợ: phân bố đều tại các xã, hầu hết mỗi xã đều có 1-2 chợ, các chợ này đều mang tính chất chợ tạm, có quy mô nhỏ và chất lượng thấp.

+ Trung tâm thương mại: Khu vực xã Tiền Phong hiện có trung tâm thương mại Hà Phong có quy mô nhỏ (thuộc dự án khu nhà ở Hà Phong)

- Mạng lưới công trình y tế:

Trong khu vực hiện có Trung tâm y tế huyện Mê Linh nằm trong khu Trung tâm hành chính chính trị của huyện đang được triển khai xây dựng hoàn thiện.

- Trạm y tế: Phân bố đều tại các xã, mỗi xã đều có 1 trạm y tế, tuy nhiên các trạm này có quy mô nhỏ, trang thiết bị không đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân.

- Hiện có 26 công trình công cộng, trong đó có Trung tâm hành chính chính trị huyện Mê Linh và 04 trụ sở UBND xã (Đại Thịnh, Tiền Phong, Mê Linh, Tráng Việt); 04 chợ  còn lại là các công trình văn hóa, y tế… phục vụ xã và các thôn.

Đất cây xanh thể dục thể thao:

- Trong khu vực nghiên cứu hiện chưa có đất cây xanh thể dục thể thao tập trung, chỉ có một số bãi tập thể thao trên cơ sở đất trống hoặc kết hợp với sân chiếu bóng, sân trường học và trong các cơ quan...

Đất trường học:

- 15 trường học, mầm non trong ranh giới nghiên cứu.

Trong đó:

 + 02 trường phổ thông trung học: Trường THPT Mê Linh, trường THPT bán công Tiền Phong mới được xây dựng khang trang (quy mô khoảng 2 ha).

+ 15 trường tiểu học, trung học cơ sở, mầm non, bao gồm 4 trường tiểu học, 3 trường trung học cơ sở, 8 trường mầm non.

+ Hệ thống trường tiểu học, trung học cơ sở, mầm non có đầy đủ ở các xã và thôn xóm, mỗi xã có khoảng 1-2 trường TH và THCS; mỗi điểm dân cư hầu hết đều có 1 nhà trẻ. Tuy nhiên, quy mô và chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu hiện có.

- Một số ít trường có quy mô đất tương đối lớn đáp ứng được nhu cầu hiện tại, phần còn lại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ, có quy mô nhỏ, nhiều công trình xuống cấp.

Đất ở

* Đất ở làng xóm

- Đất ở làng xóm bố trí ở 15 thôn, xóm được phân bố đều theo các xã trong ranh giới nghiên cứu.

Đất ở làng xóm hình thành từ lâu đời với kiểu nhà ở theo dạng làng xóm truyền thống gắn liền với sự phát triển của khu vực này. Dân cư làng xóm đa phần có mật độ xây dựng thấp, có lối sống theo sản xuất nông nghiệp. Nhà ở làng xóm đang dần đô thị hóa tự phát, thiếu sự kiểm soát nên mất dần giá trị kiến trúc nhà ở truyền thống cũ. Do vậy, trong khu vực này cần lập dự án riêng và việc quản lý xây dựng trong khu vực cần phải chặt chẽ và dành quỹ đất để phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội..

* Đất ở đô thị:

- Đất ở đô thị gồm 6 khu vực chủ yếu là nhà ở tập thể của các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn và các khu dân cư sống dọc các tuyến đường giao thông (khu vực chợ Yên, quốc lộ 23), trong đó có nhiều tập thể cơ quan, đơn vị được hình thành từ lâu như khu tập thể Địa Chất (xã Thanh Lâm).

- Khu nhà ở trong các khu đô thị được xây dựng theo quy hoạch như: Khu nhà ở Hà Phong, Khu nhà ở Tùng Phương...đang được xây dựng hoàn thiện.

 * Lưu ý: Do nghiên cứu quy hoạch ở tỉ lệ 1/5000 nên độ chính xác có hạn chế. Trong đồ án, các đất ở này bao gồm cả đường nội bộ, sân, vườn, các cơ sở sản xuất thương mại dịch vụ nhỏ, lẻ, việc điều tra nghiên cứu đất ở cụ thể sẽ được xác định ở tỉ lệ chi tiết hơn.

Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo:

- Trụ sở cơ quan, công ty: Trong khu vực nghiên cứu hiện có các trụ sở cơ quan, công ty đóng rải rác trên địa bàn: dọc các tuyến quốc lộ 23, đường 35 và các tuyến đường liên xã: Chi cục thuế, Công ty điện lực, Công ty đầu tư phát triển thủy lợi Mê Linh... Đa phần đất cơ quan đơn vị được cấp đất theo đúng quy định và quy hoạch được UBND tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Mê Linh duyệt, nhiều trụ sở cơ quan đơn vị được xây dựng hiện đại trong những năm gần đây đóng góp cảnh quan không gian kiến trúc cho khu vực như Công ty đầu tư phát triển thủy lợi Mê Linh …

- Trường đào tạo: Hiện có Trung tâm đào tạo chất lượng cao và hợp tác quốc tế, trung tâm đào tạo giáo dục đại học và lao động xuất khẩu tại khu vực xã Tiền Phong, là khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh, tập trung nhiều dự án và có vị trí nằm phía Nam khu công nghiệp Quang Minh, có nhu cầu rất lớn về chuyển đổi nghề.

- Trong khu vực nghiên cứu có khoảng 07 khu đất cơ quan, trường đào tạo.

Bao gồm:

+ 05 trụ sở cơ quan, doanh nghiệp, công ty.

+ 02 cơ sở đào tạo, dạy nghề.

Đất di tích, tôn giáo – tín ngưỡng:

- Đất di tích, tôn giáo – tín ngưỡng bao gồm các đình, chùa, nhà thờ, đền... ... gắn với làng xóm, với tổng số 19 công trình.

- Trong đó nhiều công trình có giá trị:

+ Xếp hạng cấp quốc gia: Đền Hai Bà Trưng

+ Xếp hạng cấp thành phố (7 di tích): Chùa Đoài, Chùa Liễu Trì, Đền Liễu Trì, Đình Hạ Lôi, Đình Nội Đồng, Đình Đại Bái, Miếu Bà (Yên Nhân)

- Một số công trình mới được trùng tu cải tạo lại trong những năm gần đây có giá trị cảnh quan: Chùa Trung Hậu, Chùa Thiên Long (Yên Nhân).

Đất công nghiệp, kho tàng:

Các nhà máy xí nghiệp đóng rải rác trên địa bàn. Tập trung dọc theo tuyến quốclộ 23, đường Nam Hồng - Chợ Yên, đường 35: Công ty TNHH nước giải khát Vạn Xuân, Công ty TNHH cao su INOUE Việt Nam, Xí nghiệp gạch Đại Thịnh, nhà máy gạch Xuân Hòa.

- Các công trình công nghiệp gây ô nhiêm môi trường: Công ty TNHH cao su INOUE Việt Nam, Xí nghiệp gạch Đại Thịnh, nhà máy gạch Xuân Hòa...

Các cơ sở sẽ gây ô nhiễm được kiến nghị từng bước chuyển đổi chức năng sử dụng hoạch di chuyển cơ sở sản xuất ra các khu công nghiệp tập trung của thành phố.

Đất an ninh, quốc phòng:

- Đất an ninh quốc phòng nằm tại xã Tiền Phong với 01 đơn vị quân đội là Tiểu đội 1, trung đoàn 64, quy mô khoảng 1,05ha.

Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật:

- Bao gồm Trạm bơm, trạm biến áp, tuyến điện 110KV, 35KV, 22KV, 10KV .

Đất giao thông:

Đất giao thông bao gồm quốc lộ, tỉnh lộ (đường đê sông Hồng), đường liên huyện, liên xã …

Đất nghĩa trang, nghĩa địa:

Trong khu vực có 13 nghĩa trang gắn liền với từng thôn xóm của các xã trong khu vực nghiên cứu. Các nghĩa trang này đều gây ô nhiễm môi trường.

Đất dự án đang triển khai:

Trong khu vực nghiên cứu có 11 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng: Khu biệt thự nhà vườn Tùng Phương, Khu nhà ở Hà Phong, Khu đô thị mới Cienco5, Khu biệt thự và nhà nghỉ Nam Sơn...

Đất nông nghiệp, đất không sử dụng

- Đất nông nghiệp, đất không sử dụng chiếm phần lớn diện tích trong ranh giới nghiên cứu (73,28%). Trong đó đất nông nghiệp chủ yếu trồng lúa và một phần trồng cây ăn quả..

Mặt nước

- Nhiều hồ ao nối kết với đầm Vân Trì, đầm Tiền Phong, kênh Thạch Phú (nhánh sông Cà Lồ).

- Hệ thống sông mương trong khu vực chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp.

- Với đặc điểm tự nhiên nhiều hồ ao đầm là yếu tố thuận lợi cho tiêu thoát nước đồng thời cũng là cảnh quan tự nhiên cần khai thác trong quy hoạch tạo nên đặc trưng đô thị cho vực.

II.4. Hiện trạng kiến trúc - cảnh quan:

Cảnh quan tự nhiên:

- Khu vực nghiên cứu nằm kề cận với sông Hồng, sông Cà Lồ, đầm Tiền Phong, đầm Vân Trì là không gian cảnh quan thiên nhiên có giá trị.

- Trong khu vực nghiên cứu có nhiều ao hồ phục vụ tưới tiêu thoát nước sẽ là cơ sở để tạo lập không gian cây xanh mặt nước, cải tạo môi trường đô thị.

- Các cụm làng xóm với đặc trưng kiến trúc của vùng Bắc Bộ, đang bị đô thị hóa tự phát.

Kiến trúc công trình:

- Công trình công cộng:

Công trình thương mại, dịch vụ, chợ, siêu thị phần lớn quy mô nhỏ phục vụ cấp xã. Các công trình công cộng chủ yếu xây dựng thấp tầng, hình thức kiến trúc chưa gắn kết với không gian xung quanh. Chưa có khu trung tâm công cộng thương mại văn phòng tài chính lớn. Thiếu các không gian công trình lớn tạo điểm nhấn cho khu vực.

Hiện trong khu nghiên cứu chỉ có trạm y tế xã, với tầng cao công trình 1-2 tầng.

Các xã, thôn tổ dân phố có các công trình văn hóa sinh hoạt cộng đồng. Chưa có các công trình văn hóa lớn.

- Công trình trường học, trường mầm non:

Các trường học cơ bản được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, phần lớn là công trình được cải tạo nâng cấp và xây dựng mới trong những năm gần đây, có hình thức kiến trúc tương đối đẹp, tầng cao khoảng 3-4 tầng .

Các công trình nhà trẻ, mẫu giáo đa số là 1,2 tầng, chất lượng trung bình, diện tích nhỏ, nhất là những công trình thuê hoặc mượn đất của các đơn vị khác. Cơ sở vật chất như trường lớp, sân vườn, mật độ xây dựng thường không đảm bảo đúng theo quy chuẩn hiện hành.

- Công trình nhà ở

+ Nhà ở làng xóm: Nhà ở làng xóm xây dựng từ lâu đời, đa phần thấp tầng, gắn với không gian cây xanh và vườn liền kề. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng cao, tình trạng chia lẻ mảnh đất để xây dựng thiếu sự kiểm soát ngày càng nhiều, dẫn tới tình trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngày càng xuống cấp, hệ thống giao thông thiếu, đặc biệt là thiếu chỗ đỗ xe. Hầu hết các khu ở hiện là các thôn xóm đều chưa được quy hoạch, kiến trúc khu vực này có thể chia làm 2 loại:

. Loại thứ nhất: làng xóm đang bị quá trình đô thị hoá tác động mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt thôn xóm, xây dựng mật độ tương đối cao khoảng 30 – 40%, tầng cao trung bình 2- 3 tầng, chất lượng công trình trung bình khá.

. Loại thứ hai: làng xóm chịu tác động ít hơn của quá trình đô thị hoá, còn giữ được hình thức vốn có của nhà ở truyền thống vùng đồng bằng Bắc bộ như nhà có sân vườn, mái ngói. Công trình cao trung bình 1- 2 tầng, mật độ xây dựng thấp khoảng 25 - 30%, chất lượng công trình trung bình.

Tại khu vực nhà ở làng xóm, một điều không tránh khỏi là một số làng xóm đang dần dần đô thị hoá với những ảnh hưởng của kiến trúc đô thị. Các công trình được xây dựng cải tạo ngày một nhiều với nhiều kiểu kiến trúc khác nhau, quy mô từ 2 đến 3 tầng góp phần cải thiện điều kiện sống cho cư dân làm thay đổi bộ mặt của kiến trúc truyền thống. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng kỹ thuật như đường, cấp nước, thoát nước, cấp điện đi kèm được xây dựng không đồng bộ dẫn đến tình trạng thiếu hụt, không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Một điều hạn chế khác là mật độ xây dựng sẽ ngày một tăng làm mất dần đi không gian kiến trúc làng xóm cổ truyền với nhiều cây xanh sân vườn.

Các công trình được xây dựng với nhiều hình thức kiến trúc của các thời kỳ phát triển khác nhau. Các công trình nhà gạch một tầng theo kiểu kiến trúc truyền thống xen lẫn với các công trình bê tông 2, 3 tầng được xây dựng trong những năm gần đây. Tầng cao công trình  hầu hết từ 1-3 tầng (cao nhất là 5 tầng).

+ Nhà ở đô thị: Nhà ở đô thị bao gồm các khu nhà ở hiện có gắn với các tuyến đường giao thông chính (quốc lộ 23, đường Nam Hồng – chợ Yên, đường 35), các khu tập thể của các cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn huyện Mê Linh.

Kiến trúc công trình nhà ở đô thị chủ yếu là nhà liền kế, đa phần những loại nhà này được đầu tư vào những năm gần đây nên hình thức kiến trúc tương đối đẹp. Đặc điểm cơ bản kiến trúc nhà ở kiểu nhà liền kề tạo thành dãy phố kết hợp cửa hàng buôn bán nhỏ, mật độ xây dựng tương đối cao, chất lượng trung bình khá, tầng cao trung bình khoảng 3- 5 tầng trên các đường phố lớn, 2- 3 tầng trên các đường nhỏ, đường nhánh.

Các khu tập thể, phần lớn được xây dựng những năm trước đây, với tầng cao 2-4 tầng, hình thức kiến trúc trung bình. 

Các công trình trong các dự án Nhà ở Hà Phong, Tùng Phương: đang được triển khai xây dựng đồng bộ theo quy hoạch. Tạo được hình ảnh đô thị mới khang trang hiện đại. 

Chưa có công trình nhà ở cao tầng nổi bật.

- Công trình cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo: Các khu đất hiện trạng cơ quan có quy mô không lớn, nằm phân tán, công trình chủ yếu là nhà 3-7 tầng, bám dọc tuyến quốc lộ 23, có hình thức kiến trúc trung bình.

- Công trình di tích, tôn giáo – tín ngưỡng: Chủ yếu là đình, chùa đền nằm trong khu vực làng xóm. Với nhận thức ngày càng cao của người dân về giá trị di sản của các công trình di tích, tôn giáo nên các công trình và quần thể di sản ngày càng được tôn tạo bảo tồn, tuy nhiên cần có sự kiểm soát về hình thức kiến trúc để tránh tình trạng hiện đại hóa các công trình di tích, mất đi hình thái kiến trúc dân tộc.

- Công trình công nghiệp, kho tàng: Phân bố rải rác trong địa bàn, hầu hết là các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ: 1 tầng, nhà khung thép khẩu độ lớn.

II.5. Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật:

Hiện trạng giao thông:

Khu đất lập quy hoạch hiện nay cơ bản vẫn thuộc khu vực nông nghiệp, chủ yếu là ruộng canh tác nên chỉ có các tuyến đường ngoài đô thị, bao gồm các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến giao thông liên huyện, liên xã liên thôn và các tuyến đường dân sinh.

* Quốc lộ:

Đi cắt qua khu đất lập quy hoạch hiện có quốc lộ 23 với chiều dài khoảng 8km. Hiện nay Quốc lộ 23 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng với nền đường rộng khoảng 9m, mặt đường xe chạy rộng khoảng 5,5-6m

* Tỉnh lộ

- Đường đê sông Hồng là tuyến giao thông quan trọng đi qua các xã nằm ven sông Hồng. Đoạn qua khu đất lập quy hoạch có chiều dài khoảng 3km, mặt đường bê tông xi măng rộng khoảng 3,5m, lề hai bên rộng 1m

* Đường liên huyện

- Đường Nam Hồng - chợ Yên là tuyến giao thông liên huyện nối quốc lộ 23 tại Chợ Yên với quốc lộ 3 tại khu vực thị trấn Đông Anh. Tuyến đường này mới được xây dựng cải tạo với mặt đường nhựa rộng 7,0-7,5m, nền đường rộng khoảng 10,0 – 10,5m.

- Đường 35: nối quốc lộ 23 với khu công nghiệp Quang Minh và các xã nằm dọc theo sông Cà Lồ. Tuyến đường này có chiều dài qua khu đất quy hoạch khoảng 2km, đi dọc theo nhánh sông Cà Lồ, có nền đường rộng 5,0 – 5,5m, mặt đường nhựa rộng khoảng 3,0 – 3,5m.

* Các tuyến đường liên xã và các tuyến đường khác

- Đường Liễu Trì  - phố Hạ: nối quốc lộ 23 với đường đê sông Hồng, có chiều dài qua khu đất lập quy hoạch khoảng 2,3km, nền đường rộng khoảng 7,0 - 7,50m, mặt đường rộng 5,0 – 5,5m.

- Đường vào đền thờ Hai Bà Trưng: có chiều qua khu đất lập quy hoạch khoảng 1,7km, nền đường rộng khoảng 7,0 - 7,50m, mặt đường rộng 5,0 – 5,5m.

- Các tuyến liên thôn, xóm: có nền đường rộng khoảng 5,0m.

- Các tuyến đường đã xây dựng theo quy hoạch tại khu đô thị mới Cienco 5

- Trong khu đô thị Hà Phong hiện cũng đã xây dựng nền các tuyến đường nội bộ theo quy hoạch rộng 11,5 – 13,5m.

Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng:

* Hiện trạng nền:

Khu đất lập quy hoạch có địa hình khá bằng phẳng. Cao độ nền phổ biến từ 8,5m – trên 10m. Khu vực ruộng canh tác có cao độ nền thấp hơn khu vực dân cư, làng xóm, các cơ quan, đơn vị quân đội, cơ sở sản xuất kinh doanh khoảng 0,5 – 1,5m.

Đê tả Hồng ở phía Nam có cao độ mặt đê khoảng 15,5-16m.

Trong phạm vi lập quy hoạch tồn tại một số khu vực trũng thấp ở phía Nam (dọc theo mương Thạnh Phú và các khu vực ven đầm Tiền Phong - đầm Và có cao độ tự nhiên khoảng 6-7,5m.

* Thủy văn:

Trong khu đất lập quy hoạch có các tuyến sông, đầm hồ khá lớn là: nhánh sông Cà Lồ - mương Thạnh Phú và đầm Và - Tiền Phong thuộc hệ thống sông Ngũ Huyện Khê.

- Mương Thạnh Phú là tuyến mương tiêu lớn ra sông Cà Lồ thông qua tuyến nhánh sông Cà Lồ, khi mực nước sông Cà Lồ cao, không đảm bảo thoát nước tự chảy, việc tiêu nước từ kênh Thạnh Phú vào nhánh sông Cà Lồ được thực hiện thông qua trạm bơm đầu mối Thường Lệ.

* Hiện trạng tưới:

Đất canh tác nông nghiệp trong phạm vi lập quy hoạch đã có hệ thống tưới chủ động khá hoàn chỉnh. Nguồn nước tưới được lấy từ sông Cà Lồ và đầm Tiền Phong thông qua hệ thống các trạm bơm tưới, tiêu.

* Hiện trạng tiêu:

 Khu đất quy hoạch tiêu nước ra hai trục tiêu chính của huyện Mê Linh, trong đó:

- Mương Thạnh Phú – nhánh sông Cà Lồ là tuyến tiêu lớn nhất của huyện Mê Linh ra sông Cà Lồ. Trên tuyến tiêu này hiện có  thông qua tuyến nhánh sông Cà Lồ, đảm nhận lưu vực tiêu khoảng 5200ha thuộc huyện Mê Linh. Lưu vực tiêu ra sông Thạnh Phú là lưu vực  kết hợp tiêu tự chảy khi mực nước sông Cà Lồ thấp, bơm cưỡng bức ra sông Cà Lồ thông qua trạm bơm Thường Lệ tại xã Đại Thịnh với công suất 24,4m3/s.

- Đầm Tiền Phong và đầm Và là đoạn thượng lưu của sông Ngũ huyện Khê thuộc địa phận huyện Mê Linh. Sông Ngũ huyện Khê bình thường tiêu tự chảy ra sông Cầu. Khi mực nước sông Cầu cao, không đảm bảo tiêu tự chảy, việc tiêu nước cho các lưu vực thuộc huyện Mê Linh và Đông Anh được bơm ra sông Hồng thông qua trạm bơm Phương Trạch, công suất 7,11m3/s và Hải Bối, công suất 20m3/s.

Hiện trạng cấp nước:

- Hiện tại trong khu vực chưa có hệ thống cấp nước sạch của thành phố.

- Tại các khu vực dân cư chủ yếu sử dụng nước giếng khoan, giếng khơi. Tại một số các cơ quan, đơn vị cơ sở sản xuất công nghiệp đã có trạm xử lý nước cục bộ cấp nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

Hiện trạng cấp điện:

- Nguồn điện: Khu đất lập quy hoạch hiện nay được cấp nguồn từ  trạm biến áp 110KV Quang Minh thông qua các tuyến điện trung thế 35KV để cấp điện cho các nhà máy xí nghiệp và khu dân cư trong khu đất

- Tuyến điện cao thế 110KV: Phía Bắc khu đất hiện có tuyến điện 110KV Vân Trì – Mê Linh.

- Mạng trung thế: Đường dây trung áp chủ yếu sử dụng lưới điện 35KV, 10KV các tuyến cáp này được xuất tuyến từ trạm 110KV Quang Minh.

- Trạm biến áp: Các trạm biến áp được xây dựng trong những năm gần đây đều có hai cấp điện áp (cấp 22KV để chờ), thuận lợi cho việc cải tạo sang lưới 22KV.

- Mạng điện hạ thế 0,4KV: Chủ yếu mạng 3 pha, 4 dây đi nổi dọc theo các tuyến đường chính và đường ngõ xóm để cấp cho các phụ tải dùng điện.

Thoát nước thải và vệ sinh môi trường

* Thoát nước thải

- Hiện tại địa bàn chưa có hệ thống thoát nước thải riêng, tại khu vực mới xây dựng hầu hết các hộ dân, các cơ sở dịch vụ công cộng, các cơ quan nói trên đều có bể tự hoại, nước thải được dẫn vào các ga thu (chung) bằng hệ thống cống ngầm hoặc các rãnh thoát nước chung sau đó đấu nối với hệ thống thoát nước mưa. Tại khu vực làng xóm cũ, nước thải một phần được thu gom làm phân bón, một phần thoát theo rãnh hoặc các vệt trũng ra ao, mương.

*  Chất thải rắn

- Có 8 điểm trung chuyển rác quy mô cấp xã tại các thôn Khê Ngoại-Văn Khê, Cầu Ải-Kim Hoa, Nghĩa Trang-Thạch Đà, Lò Gạch-Tiến Thịnh, Thanh Vân-Thanh Lâm, Trường cấp III-Chi Đông, Cư An-Tam Đồng, Trạm Bơm-Mê Linh, hàng ngày có xe tải chuyên dụng vận chuyển về khu liên hợp xử lý rác Nam Sơn.

* Nghĩa Trang

Trong khu quy hoạch có các nghĩa trang không tập trung, nằm rải rác trong đất ruộng cach tác, tại 3 xã Tiền Phong, Mê Linh và Đại Thịnh. Ngoài ra,  xã Tiền Phong còn có Nghĩa trang liệt sỹ và một số ngôi mộ nằm rải rác trong ruộng canh tác của các xã.

 (Hiện trạng chi tiết các bộ môn hạ tầng kỹ thuật xem cụ thể tại chương VI).

II.6. Các đồ án quy hoạch, dự án chuẩn bị đầu tư có liên quan:

   II.6.1. Đánh giá thực hiện quy hoạch chung:

          * Giai đoạn trước thời điểm 26/7/2011 (trước khi QHCHN2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Trong ranh giới nghiên cứu, phát triển đô thị được thực hiện theo các quy hoạch sau:

          - Quy hoạch ngành gồm: Quy hoạch giao thông; Quy hoạch cấp điện; Quy hoạch công nghiệp; Quy hoạch mạng lưới xăng dầu; Quy hoạch vật liệu xây dựng…

      - Quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, tỷ lệ: 1/5.000 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 208/2004/QĐ-Ttg ngày 13/12/2004;

- Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đô thị mới Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại quyết định số 34/2006/QĐ-UBND ngày 15/5/2006;

          - Trên cơ sở các quy hoạch nên trên, sau 8 năm thực hiện Quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, tỷ lệ: 1/5.000, một số quy hoạch chi tiết tỷ lệ. 1/2000 và tỷ lệ 1/500 đã được nghiên cứu và triển khai đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, tỷ lệ các dự án được triển khai thực tế chỉ đạt khoảng 5-10%.   

          * Giai đoạn từ thời điểm 26/7/2011 đến nay (khi QHCHN2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt):

          - Trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, các quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch phân khu đang được nghiên cứu triển khai như: Giao thông; cấp điện; cấp nước; nghĩa trang; chất thải; thương mại; giáo dục… trong đó quy hoạch cấp điện đã được phê duyệt.

   II.6.2. Quy hoạch, dự án có liên quan:

          Các quy hoạch, dự án và các chủ trương đầu tư hiện đã và đang được nghiên cứu triển khai trong ranh giới quy hoạch phân khu chủ yếu được thực hiện theo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đô thị mới Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc đã được đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt.

          Khu vực nghiên cứu có khoảng 60 đồ án dự án, trong đó có khoảng 29 đồ án, dự án có quy mô lớn đang nghiên cứu đầu tư xây dựng. Gồm 10 đồ án đã và đang triển khai san nền, xây dựng hệ thống hạ tầng và công trình; 19 đồ án, dự án chưa triển khai xây dựng.

II.6.3. Đánh giá, phân loại các quy hoạch, dự án có liên quan:

          Trên cơ sở các đồ án, dự án nêu trên, đối chiếu với Hồ sơ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc đánh giá phân loại như sau: 

          * Đánh giá phân loại:

          Loại A: Với các đồ án hoạch chi tiết đã được phê duyệt phù hợp với định hướng quy hoạch chung cơ bản sẽ được cập nhật

          Loại B: Các đồ án đã được phê duyệt, chưa phù hợp với định hướng quy hoạch chung, sẽ được điều chỉnh cục bộ.

          Loại C: Các đồ án mới có chủ trương, đã đang lập nhiệm vụ quy hoạch sẽ nghiên cứu thực hiện tiếp phù hợp theo quy hoạch phân khu.

          * Nhận xét chung:

           Nội dung QHCHN2030 có nhiều điểm điều chỉnh so với Quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, tỷ lệ: 1/5.000 và Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đô thị mới Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc được duyệt trước đây, do vậy Quy hoạch phân khu đô thị N1, tỷ lệ 1/2000 nhằm cụ thể hóa QHCHN2030 cần nghiên cứu kế thừa có chọn lọc các đồ án, dự án đã được phê duyệt, đảm bảo khớp nối hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật, bổ sung đủ hệ thống hạ tầng xã hội (trường học, nhà trẻ, cây xanh TDTT, mặt nước - hồ điều hòa, công trình công cộng các cấp…) phục vụ đủ nhu cầu sử dụng cho người dân trong các dự án và khu vực dân cư làng xóm lân cận; đồng thời phải phù hợp với định hướng không gian kiến trúc cảnh quan chung của khu đô thị Mê Linh đã được xác lập trên QHCHN2030.

II.7. Đánh giá chung:

II.7.1. Đánh giá quỹ đất xây dựng

Khu vực đất thuận lợi cho khai thác xây dựng:

- Khu vực đất nông nghiệp, mặt nước, đất không sử dụng, thuận lợi trong công tác GPMB.

- Ít phải đầu tư vào công tác chuẩn bị kỹ thuật.

- Các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa triển khai và hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng (như chưa đền bù GPMB, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước…).

Khu vực đất thuận lợi có mức độ cho khai thác xây dựng:

+ Khu vực đất phi nông nghiệp cần chuyển đổi chức năng

+ Cần phải đầu tư lớn vào công tác chuẩn bị kỹ thuật.

Khu vực cấm và hạn chế khai thác xây dựng:

- Khu vực nằm trong hành lang cách ly các công trình đặc thù (công trình HTKT, quốc phòng - an ninh đặc biệt, di tích có vùng bảo vệ không gắn liền bản thân di tích thuộc đất phi nông nghiệp, nghĩa trang - cơ sở hỏa táng, công nghiệp có HLCL…), các tuyến hạ tầng kỹ thuật

Khu vực cải tạo, chỉnh trang và thực hiện theo dự án riêng:

- Các khu vực đất phi nông nghiệp hiện hữu sử dụng ổn định, phù hợp với định hướng QHCHN2030.

- Các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng thuộc danh mục rà soát 244 đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về nguyên tắc cho phép được phép triển khai đợt I (tại Văn bản số 1563/TTg-KTN ngày 31/8/2009).

- Các dự án đầu tư xây dựng (được duyệt) đã và đang triển khai xây dựng.

BẢNG ĐÁNH GIÁ KHAI THÁC ĐẤT ĐAI XÂY DỰNG

Khu vực

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

Khu vực đất thuận lợi cho khai thác xây dựng

1142,81

48,77

Khu vực đất thuận lợi có mức độ cho khai thác xây dựng

68,97

2,94

Khu vực cấm và hạn chế khai thác xây dựng

1,05

0,04

Khu vực cải tạo, chỉnh trang và thực hiện theo dự án riêng

1130,81

48,25

Tổng cộng

2343,64

100.00

(Nguồn: QCXD,  TCVN 4449:1987, TCVN 4418:1987 và nghiên cứu của Viện QHXDHN)

II.7.2. Đánh giá chung hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:

Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch có cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đầy đủ, lạc hậu. Hệ thống thoát nước chung tại các khu dân cư không đảm bảo vệ sinh môi trường. Các ao, hồ, mương trên địa bàn là nơi chứa nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý.  Chất thải rắn sinh hoạt chưa được thu gom và vận chuyển triệt để, một phần vì huyện Mê Linh là huyện ngoại thành, người dân vẫn có thể tận dụng rác thải sinh hoạt hữu cơ cho chăn nuôi và làm phân bón trong trồng trọt, rác thải vô cơ như chai lọ thủy tinh, hộp nhựa...được sử dụng lại hoặc bán cho cơ sở tái chế. Nghĩa trang nhân dân tồn tại từ lâu đời và vẫn đang nhận hung táng đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, nước ngầm và đất. 

Yếu tố khống chế có tác động lớn là ảnh hưởng của phễu bay sân bay Nội Bài và hoạt động của tuyến đường sắt Quốc gia

II.7.3. Đánh giá tổng hợp:

Thuận lợi :

- Có vị trí địa lý, địa hình, cảnh quan môi trường thuận lợi. Nằm ở cửa ngõ phía Bắc của trung tâm HN kết nối với sân bay quốc tế Nội Bài, thuộc khu vực trung tâm của huyện Mê Linh. Tiếp giáp với hành lang xanh Sông Hồng – Sông Cà Lồ - Đầm Tiền Phong - đầm Vân Trì, có đặc trưng là vùng chuyên canh trồng Hoa.

- Có Đền Hai Bà Trưng là di tích lịch sử có giá trị thu hút lượng lớn khách di lịch.

- Địa hình bằng phẳng, quỹ đất lớn, thuận lợi để phát triển và mở rộng đô thị.

- Nằm lân cận khu công nghiệp Quang Minh là tiền đề để hình thành các khu đô thị mới.

- Là trung tâm hành chính chinh trị huyện Mê Linh 

 - Nằm ở khu vực đầu mối giao thông quan trọng của thủ đô như đường đường vành đai 4, tuyến đường 100m nối đường Bắc Thăng Long và QL 2...

Khó khăn :

- Khu đất có vị trí tương đối xa so với khu vực nội thành và phụ thuộc vào việc xây dựng mới một số tuyến đường chính của thành phố.

- Khu đất nằm giáp địa giới với huyện Đông Anh, nên việc phối hợp thực hiện cũng như quản lý giữa chính quyền các cấp cần chặt chẽ, hiệu quả.

- Khu vực nghiên cứu kề cận các khu công nghiệp lớn của Hà Nội (khu công nghiệp Bắc Thăng Long, khu công nghiệp Quang Minh) nên cần phải có giải pháp giảm thiểu ô nhiễm đối với khu vực.

- Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (90%). Do vậy, vấn đề chuyển đổi lao động việc làm trước mắt cũng như lâu dài là vấn đề lớn cho chính quyền địa phương nói riêng và xã hội nói chung.

- Khu vực hiện là vùng nông thôn ngoại thành khá điển hình, việc hình thành một khu đô thị mới sẽ gây xáo trộn lớn đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và người dân. Phương án quy hoạch cần có giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của khu đô thị mới với dân cư hiện có, khiến quá trình đô thị hóa phát triển theo hướng bền vững.

Cơ hội :

- Sông Hồng – đầm Tiền Phong- đầm Vân Trì, tạo điều kiện phát triển hành lang xanh và phát triển đô thị bền vững, sinh thái nối kết về không gian

- Có vị trí địa lý gần sân bay, cảng sông và cơ sở công nghiệp tạo điều kiện thu hút đầu tư trong tương lai.

- Đây là vùng đô thị phát triển mạnh mẽ đối trọng với đô thị lõi trung tâm về phía Bắc. Hiện nay một loạt dự án đầu tư xây dựng đã và đang được triển khai sẽ tạo điều kiện để khu vực này phát triển mạnh mẽ.

Thách thức :

- Vị trí nằm cạnh sông Hồng, sông Cà Lồ, có khả năng bị đe dọa bởi nước lũ.

- Các cụm công nghiệp và đường bộ có thể gây ô nhiễm môi trường.

- Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng có thể hủy hoại môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến cuộc sống, việc làm của dân cư nông thôn.

Kết luận :

Là khu vực có rất nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển đô thị hiện đại, đặc sắc và bền vững tạo dựng hình ảnh mới cho Thủ đô.

 + Kết nối đô thị N1 với các tỉnh phía Tây Bắc, sân bay quốc tế Nội Bài, phát triển trung tâm hành chính, thương mại, chợ đầu mối nông sản khu vực Tây Bắc Hà Nội, tổ hợp trung tâm đa chức năng: thương mại tài chính, văn hóa, y tế dọc 2 bên trục đường chính đô thị MCN 100m và 60m là trục động lực kinh tế và trục cảnh quan chính của khu đô thị.

+ Tạo lập các không gian xanh: Khu công viên, văn hóa giải trí. Kết nối với hệ thống hành lang xanh Sông Hồng, sông Cà Lồ, đầm Tiền Phong – đầm Vân Trì - Cổ Loa với các chức năng du lịch sinh thái, giải trí, di tích.

+ Cải tạo chỉnh trang các khu vực làng xóm giữ được đặc trưng truyền thống, bảo tồn các công trinh di tích lịch sử văn hóa tôn giáo.

+ Tổ chức khu nhà ở chất lượng cao, nhà ở sinh thái hiện đại. Các khu nhà ở thu nhập thấp, nhà ở công nhân, nhà ở phục vụ di dân GPMB.

+ Bổ sung nâng cấp hệ thống dịch vụ hạ tầng xã hội: giáo dục, y tế, văn hóa.... 

+ Giải quyết vấn đề chuyển đổi lao động việc làm: xây dựng các khu đào tạo nghề tại khu vực xã Tiền Phong, Thanh Lâm, Đại Thịnh, đồng thời tổ chức hệ thống công trình dịch vụ đô thị, cơ quan văn phòng thu hút lực lượng lao động địa phương.

+ Tổ chức hệ thống đầu mối giao thông: đường bộ: vành đai 4, đường chính đô thị 100m…, đường sắt…và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác: trạm điện, cấp nước, khu xử lý nước thải, bến bãi tiếp vận….

III. CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN.

III.1. Chỉ tiêu sử dụng đất, công trình:

Đất xây dựng đô thị khoảng:

123,35

m2 đất/người

Trong đó:

 

 

- Đất dân dụng đô thị:

112,41

m2 đất/người

Bao gồm:

 

 

+ Đất công trình công cộng TP, khu ở:

6,51

m2 đất/người

+ Đất trường THPT, dạy nghề

0,82

m2 đất/người

+ Đất cây xanh, TDTT TP, khu ở :

17,63

m2 đất/người

+ Đất giao thông (đến đường khu vực):

25,04

m2 đất/người

+ Đất đơn vị ở:

62,40

m2 đất/người

- Đất khác trong phạm vi khu dân dụng

7,97

m2 đất/người

- Đất khác ngoài phạm vi khu dân dụng

2,97

m2 đất/người

III.2. Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật:

Giao thông:

+ Mật độ mạng lưới đường cấp khu vực:

7,90

km/km2

+ Mật độ mạng lưới đường cấp phân khu vực:

+ Chỉ tiêu bãi đỗ xe công cộng

11,54

km/km2

            Bãi đỗ xe trong các khu ở: khoảng 4,3% diện tích đất đơn vị ở.

            Bãi đỗ xe công cộng cho  khách vãng lai đối với khu ở : 15% tổng nhu cầu

            Bãi đỗ xe trong đất công cộng thành phố: theo như cầu tính toán thực tế và nằm trong thành phần đất công cộng thành phố.

Diện tích hồ điều hòa:                                                                  

Tổng diện tích hồ điều hòa:

5

% DT đất XD đô thị

Cấp nước:

+ Sinh hoạt:

180

l/người/ngày đêm

+ Công trình công cộng thành phố, khu ở, trường đạo tạo, viện nghiên cứu, trường THPT:

40

m3/ha/ ngày đêm

+ Công trình công cộng đơn vị ở, trường mầm non:

15

% nước sinh hoạt

+ Đất khu, cụm công nghiệp tập trung:

40

m3/ha/ ngày đêm

+ Đất cây xanh, TDTT thành phố, khu vực:

30

m3/ha/ ngày đêm

+ Phục vụ cho tưới rửa đường thành phố, khu vực:

5

m3/ha/ ngày đêm

+ Đất công trình đầu mối HTKT

30

m3/ha/ ngày đêm

+ Đất công nghiệp

40

m3/ha/ ngày đêm

+ Đất an ninh quốc phòng

30

m3/ha/ ngày đêm

+ Nước dự phòng, rò rỉ

25

% tổng công suất

Cấp điện:

+ Điện sinh hoạt

:

0,8

KW/người

+ Đất công cộng thành phố. Cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo

:

450

KW/ha

+ Công trình công cộng, cây xanh, trường học, đường giao thông … trong khu ở, đơn vị ở

:

25

% điện sinh hoạt

+ Đất công nghiệp

:

200

KW/ha

+ Đất công trình đầu mối HTKT

:

200

KW/ha

+ Đất an ninh quốc phòng

:

200

KW/ha

+ Đất cây xanh thành phố

:

10

KW/ha

+ Đất giao thông đối ngoại, đường cấp đô thị và khu vực

:

12

KW/ha

Thông tin liên lạc:

+ Thuê bao sinh hoạt

:

2máy/hộ (tương ứng 1 hộ 4 người)

+ Thuê bao công cộng thành phố. Cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo

:

150 máy/ha

+ Thuê bao công trình công cộng, cây xanh, trường học, đường giao thông … trong khu ở, đơn vị ở

:

25% nhu cầu sinh hoạt

+ Thuê bao công nghiệp

:

25 máy/ha

+ Thuê bao công trình đầu mối HTKT

:

15 máy/ 1 công trình đầu mối

+ Thuê bao an ninh quốc phòng

:

25 máy/ha

+ Thuê bao cây xanh thành phố

:

10 máy/ha

Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

- Thoát nước thải lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước, cụ thể:

+ Sinh hoạt:

180

l/người/ngày đêm

+ Công trình công cộng thành phố, khu ở, trường đạo tạo, viện nghiên cứu, trường THPT:

40

m3/ha/ ngày đêm

+ Công trình công cộng đơn vị ở, trường mầm non:

15

% nước sinh hoạt

+ Đất khu, cụm công nghiệp tập trung:

40

m3/ha/ ngày đêm

+ Đất công trình đầu mối HTKT

30

m3/ha/ ngày đêm

+ Đất công nghiệp

40

m3/ha/ ngày đêm

+ Đất an ninh quốc phòng

30

m3/ha/ ngày đêm

- Vệ sinh môi trường:

+ Tiêu chuẩn thải chất thải rắn sinh hoạt:

1,3

kg/người/ngày

+ Tiêu chuẩn tính toán chất thải rắn công nghiệp:

0,2

tấn/ha/ ngày

+ Hệ số tính đến CTR công cộng và khách vãng lai K =

1,2

 

+ Tỷ trọng chất thải rắn sinh hoạt:

0,43

tấn/m3

 


I BỐ CỤC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC.

IV.1. Tính chất, chức năng và ý tưởng chủ đạo

Tính chất

- Là đô thị cửa ngõ phía Tây Bắc thuộc Đô thị trung tâm thành phố Hà Nội;

- Là đô thị mới (có hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, hoàn chỉnh), kết nối đồng bộ với cải tạo chỉnh trang đô thị hóa làng xóm hiện có;

- Là trung tâm dịch vụ y tế, giáo dục cấp vùng phía Bắc Hà Nội;

- Là trung tâm thương mại, dịch vụ, quản lý đô thị Mê Linh - Đông Anh (hiện là trung tâm hành chính, chính trị huyện Mê Linh).

- Là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt phía Tây Bắc thuộc Đô thị trung tâm thành phố Hà Nội.

Các chức năng chính

- Khu đô thị mới chất lượng cao, nhà ở sinh thái hiện đại, nhà ở công nhân, làng xóm hiện có

- Trung tâm thương mại dịch vụ đa chức năng khu vực Tây Bắc Hà Nội

- Trung tâm nghiên cứu sinh học

- Bảo tàng hoa, công viên hoa, công viên văn hóa và trung tâm vui chơi giải trí

- Chợ đầu mối nông sản cấp vùng (25-30ha)

- Các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.

Ý tưởng chủ đạo:

-  Tạo dựng đô thị cửa ngõ phía Tây Bắc của đô thị trung tâm, hình thành các trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ của đô thị.

- Phát triển các khu đô thị mới đồng bộ hiện đại gắn với cải tạo, chỉnh trang, xây dựng lại các khu ở hiện có, tạo dựng một phân khu đô thị hoàn chỉnh, đáp ứng các nhu cầu hạ tầng xã hội. Tổ chức mô hình khu ở sinh thái hiện đại gắn kết với cây xanh mặt nước. Tạo dựng đô thị Mê Linh có đặc trưng riêng biệt gắn với vùng trồng hoa truyền thống.

- Bảo tồn các khu vực làng xóm truyền thống, các công trình di tích lịch sử văn hóa, các khu trồng hoa đặc trưng..

- Tổ chức không gian cảnh quan thấp tầng và trung tầng, đảm bảo chiều cao công trình phù hợp quy định về tĩnh không của sân bay Quốc tế Nội Bài. Hình thành các trục đô thị, trục cảnh quan và các không gian điểm nhấn trọng tâm, đảm bảo sự liên kết hài hòa với không gian xung quanh.

- Khai thác, kết nối hệ thống sông, kênh, mương đầm tự nhiên hình thành hệ thống công viên cây xanh, hành lang xanh: Cà Lồ - kênh Thạch Phú – Đền Hai Bà Trưng – Đầm Tiền Phong... gắn kết với hệ thống cây xanh và hành lang xanh thành phố: sông Hồng - Đầm Vân Trì – Cổ Loa.

- Hình thành đầu mối hạ tầng kỹ thuật, đầu mối giao thông gắn với các trung tâm đô thị, đảm bảo kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng chung khu vực.

- Tổ chức các trung tâm đào tạo chất lượng cao, nhằm đào tạo nghề, phục vụ nhu cầu phát triển đô thị. Giải quyết lao động việc làm phục vụ mục đích chuyển dịch từ mô hình sản xuất công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp sang mô hình dịch vụ đô thị và  công nghiệp. 

IV.2. Cơ cấu tổ chức không gian:

Khái quát khu vực nghiên cứu cơ cấu:

- Cơ cấu quy hoạch phân khu N1 có phạm vi nghiên cứu như sau:

+ Phía Đông Bắc, Đông và Nam giáp hành lang xanh Đầm Tiền Phong - Đầm Vân Trì - sông Thiếp.

+ Phía Tây Bắc  là là đường vành đai 4.

+ Phía Tây Nam là đê sông Hồng.

Diện tích:                         2343,64ha

Quy mô dân số:

* Cơ sở để xuất phân bố dân cư các phân khu đô thị:

- Căn cứ Thông báo số 236/TB-VPCP ngày 01/9/2010 về ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ, giao UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo khẩn trương lập, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết để cụ thể hoá quy hoạch chung, làm cơ sở để xem xét, phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, trong đó đặc biệt lưu ý việc kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp với Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (QHCHN2030); Công văn số 2610/BXD-KTQH ngày 23/12/2010 của Bộ Xây dựng về việc triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch xây dựng nông thôn, điều chỉnh cục bộ quy hoạch và cấp giấy phép quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Trên cơ sở nội dung đồ án QHCHN2030, phân tích đánh giá các khu vực cần ưu tiên nghiên cứu triển khai quy hoạch phân khu đô thị, thực trạng phát triển trên từng khu vực, phục vụ công tác quản lý đô thị, UBND Thành phố Hà Nội đã khẩn trương tổ chức triển khai nghiên cứu lập quy hoạch 17 phân khu đô thị giai đoạn đầu (trong đô thị trung tâm), gồm: Khu vực phía Bắc sông Hồng có ký hiệu từ N1 đến N9, N11 và GN; khu vực phía Nam sông Hồng có ký hiệu từ S1 đến S5 và GS. Và hiện nay đang tiếp tục nghiên cứu triển khai các quy hoạch phân khu còn lại trong đô thị trung tâm (tại khu vực phía Bắc sông Hồng, gồm: Khu vực Cổ Loa, Trung tâm TDTT ASIAD, khu ngoài đê tả ngạn sông Hồng và các khu còn lại; tại khu vực Nam sông Hông, gồm: đô thị lịch sử đến sông Nhuệ và khu ngoài đê hữu ngạn sông Hồng).

- Theo QHCHN2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, khu vực phía Bắc sông Hồng dự báo quy mô dân số đô thị đến năm 2030 khoảng: 1.700.000 người; đến năm 2050 (tối đa) khoảng: 1.970.000 người. cụ thể như sau:

Bảng phân bố dân cư đô thị theo QHCHN2030:

TT

Hạng mục

Dân số năm 2030

Dân số năm 2050

người

người

1

Đô thị Mê Linh - Đông Anh (C1)

450000

550000

2

Đô thị Đông Anh (C2)

550000

670000

3

Đô thị Đông Anh - Yên Viên - Long Biên - Gia Lâm (C3-C4)

700000

750000

4

Nêm xanh (bao gồm cả dân cư hiện hữu)

Không có số liệu

Không có số liệu

5

Phần phát triển đô thị ngoài đê sông Hồng (bao gồm cả dân cư hiện hữu).

Không có số liệu

Không có số liệu

 

Tổng Bắc sông Hồng

1700000

1970000

 

* Đề xuất phân bố dân số trong các phân khu đô thị phía Bắc sông Hồng:

- Nguyên tắc phân bố:

+ Phân bố dân cư đô thị theo giới hạn phát triển đô thị đã xác lập trong QHCHN2030, phù hợp tính chất, chức năng của từng khu vực phát triển đô thị (C1, C2, C3).

+ Hạn chế phát triển dân số trong khu vực nêm xanh trên cơ sở dân số hiện có

+ Kiếm soát phát triển dân số đối với khu vực phát triển đô thị ngoài đê sông Hồng, trên cơ sở dân số hiện có và quỹ đất phát triển đô thị ngoài đê.

+ Hạn chế, giảm quy mô dân số thuộc di tích Cổ Loa.

- Đề xuất phân bố dân số trong các phân khu đô thị khu vực phát triển đô thị phía Bắc sông Hồng như sau:

Bảng tổng hợp phân bố dân cư khu vực phát triển đô thị Bắc sông Hồng

TT

Hạng mục

Dân số năm 2030

Dân số năm 2050

người

người

1

Đô thị Mê Linh - Đông Anh

491500

558900

2

Đô thị Đông Anh

496500

553800

3

Đô thị Đông Anh - Yên Viên - Long Biên - Gia Lâm

668000

772300

4

Phần phát triển đô thị phía Nam sông Cà Lồ

10000

15000

4

Phần phát triển đô thị ngoài đê sông Hồng (bao gồm cả dân cư hiện hữu).

34000

70000

 

Tổng Bắc sông Hồng

1700000

1970000

* Ghi chú: Dân số trong khu vực nêm xanh (bao gồm cả dân cư hiện hữu) được cân đối chung trong tổng các đô thị.

 Bảng thống kê phân bố dân cư khu vực phát triển đô thị Bắc sông Hồng

TT

Hạng mục

Dân số năm 2030

Dân số năm 2050

người

người

1

Đô thị Mê Linh - Đông Anh (C1)

491.500

558.900

1.1

N1

170.000

190.000

1.2

N2

2.000

2.300

1.3

N3

75.000

85.000

1.4

N4

188.900

220.000

1.5

Cây xanh thuộc phân khu đô thị GN

55.600

61.600

2

Đô thị Đông Anh (C2)

496.500

553.800

2.1

N5

87.100

11.6000

2.2

N6

15.000

17.600

2.3

N7

230.000

240.000

2.4

N8

87.000

87.000

2.5

Cây xanh thuộc phân khu đô thị GN

52.400

69.100

2.6

Khu vực Cổ Loa

15.500

12.100

2.7

Trục Hồ Tây - Cổ Loa

8.000

10.000

2.8

Cây xanh phía Nam N6

1.500

2.000

3

Đô thị Đông Anh - Yên Viên - Long Biên - Gia Lâm (C3-C4)

66.8000

77.2300

3.1

Đô thị Đông Anh - Yên Viên

208000

232300

3.1.1

N9

180.000

200.000

3.1.2

Cây xanh thuộc phân khu đô thị GN

28.000

32.300

3.2

Đô thị Long Biên - Gia Lâm

460.000

540.000

3.2.1

N10

350.000

380.000

3.2.2

N11

110.000

160.000

4

Nam sông Cà Lồ (GN-D)

10.000

15.000

5

Phần ngoài đê sông Hồng

34.000

70.000

 

Tổng cộng

1.700.000

1.970.000

* Dự báo và đề xuất phân bố dân số trong phân khu đô thị N1:

      + Đến năm 2030:                  170.000 người

      + Tối đa đến năm 2050:      190.000 người.

Nguyên tắc nghiên cứu cơ cấu quy hoạch:

- Tuân thủ Định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Quy mô dân số phù hợp phân bố quy mô dân số đã được xác lập chung của chuỗi đô thị Bắc sông Hồng trong QHCHN2030.

- Ranh giới nghiên cứu phù hợp giới hạn phát triển đô thị đã được xác lập chung của khu đô thị Mê Linh - Đông Anh trong QHCHN2030.

- Đề xuất cơ cấu quy hoạch phù hợp với việc chuyển đổi từ mô hình quản lý hành chính theo huyện ngoại thành sang mô hình quản lý hành chính theo quận nội thành.

- Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất trên cơ sở quy mô dân số tối đa, tuân thủ với Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và QHCHN2030.

- Tuân thủ các điều kiện khống chế về hành lang bảo vệ các công trình kỹ thuật, an ninh quốc phòng, di tích danh thắng theo quy định...

- Bổ sung, cập nhật rà soát các dự án, đồ án liên quan, đề xuất phừ hợp định hướng QHCHN2030.

- Mạng giao thông được xác định từ cấp đường thành phố, liên khu vực, khu vực, phân khu vực tới cấp đường nhánh (với mạng lưới đường 200-300m).

- Cơ cấu quy hoạch được bố trí theo nguyên tắc cơ bản từ khu thành phố, khu ở, đơn vị ở.

- Cân đối quỹ đất, đảm bảo nhu cầu cho phát triển đô thị. Trong đó, chú trọng giải quyết các nhu cầu phát triển hạ tầng xã hội của địa phương. Hạn chế di dân giải phóng mặt bằng, phù hợp với định hướng chung.        

- Đối với các khu vực cải tạo, chỉnh trang (trong các khu vực đất làng xóm) hình thành các đơn vị ở độc lập, hoàn chỉnh đồng bộ và ưu tiên dành quỹ đất cho các nhu cầu phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của địa phương.

- Tuân thủ các yêu cầu khống chế trong phân khu đô thị N1 của QHCHN2030 về Định hướng tổ chức không gian cảnh quan; Các khu vực đô thị chính; Hạ tầng xã hội; Hạ tầng kỹ thuật và môi trường; Các chỉ tiêu về quy hoạch và các quy định:

+ Được phép, khuyến khích:

Xây dựng các quần thể kiến trúc cao tầng, hiện đại và đồng bộ trên các tuyến giao thông chính đô thị, xây dựng thấp tầng tại các khu vực không gian xanh.

Việc kiểm soát sự thống nhất giữa các dự án đô thị đang triển khai để hình thành không gian đô thị thống nhất và đồng bộ.

Bảo vệ các tuyến sông hồ hiện có thành mạng lưới không gian xanh, công viên vui chơi giải trí cho đô thị.

+ Không cho phép:

Các hoạt động xây dựng làm phá vỡ không gian tự nhiên, cảnh quan các di tích lịch sử (đặc biệt khu vực đền Hai Bà Trưng)

Chuyển đổi chức năng đất trồng hoa, cây cảnh đã được phê duyệt sang đất xây dựng công trình. Các hoạt động xây dựng gây ô nhiễm môi trường.

Lấn chiếm hành lang sông Hồng, sông Cà Lồ và đầm Vân Trì và các không gian mặt nước sinh thái của khu vực.

Bố trí các cơ sở công nghiệp nhỏ lẻ nằm trong đô thị.

+ Được phép có điều kiện:

Các dự án phục vụ vui chơi giải trí, du lịch nằm trong vùng cảnh quan sông Thiếp, đầm Vân Trì... được phép xây dựng nhưng đảm bảo mật độ xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xxaay dựng Việt Nam.

Các cơ sở sản xuất hiện hữu nằm trong khu vực đô thị trước mắt được phép tồn tại, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường và không ảnh hưởng đến cảnh quan chung đô thị.

 

+ Khai thác hiệu quả không gian, kiến trúc cảnh quan:

Khai thác môi trường tự nhiên: Sông Hồng, sông Cà Lồ, đầm Tiền Phong và hệ thống mương, hồ ao.

Tổ chức các công trình công cộng cấp đô thị, khu vực dọc tuyến đường chính đô thị (đường có mặt cắt ngang 100m và 60m) trung tâm thương mại, hành chính ..

 Tổ chức trung tâm văn hóa, thể thao du lịch, trung tâm y tế gắn kết với các khu công viên cây xanh. Khai thác không gian cảnh quan sông Hồng, sông Cà Lồ, đầm Tiền Phong, đầm Vân Trì.

Tổ chức mô hình khu ở hiện đại gắn kết với cây xanh mặt nước. Tạo lập không gian đô thị mới hiện đại Bắc sông Hồng

+ Kết nối hạ tầng kỹ thuật:

Kết nối giao thông (trục không gian) với giao thông khu vực.

Kết nối hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện, thoát nước thải đồng bộ chung khu vực

+ Tổ chức không gian:

Phân bố khu vực nghiên cứu thành các khu vực trên cơ sở ranh giới nghiên cứu với các không gian cảnh quan tự nhiên hoặc các tuyến đường giao thông chính đô thị. Hình thành trung tâm cấp đô thị, khu vực và các khu ở hoặc đơn vị ở độc lập.

Tại các khu ở hình thành các đơn vị ở, với hạt nhân khu ở là khu công viên, vườn hoa cây xanh, trung tâm thương mại dịch vụ và trường trung học phổ thông.

Các đơn vị ở tổ chức các nhóm ở, với hạt nhân đơn vị ở là khu cây xanh, vườn hoa, công cồng đơn vị ở và cụm trường tiểu học, trung học cơ sở.

Theo đó hình thành hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật: trạm cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, bến bãi đỗ xe.

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được tính toán xác định nhu cầu diện tích các loại đất từng cấp phục vụ theo quy mô dân số, tổ chức phân bố đảm bảo quy mô, tính chất sử dụng và bán kính phục vụ theo từng cấp: đô thị, khu ở, đơn vị ở.

Đảm bảo cân đối các chỉ tiêu đất đai trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch phân khu cũng như các nhu cầu về công cộng cấp khu ở, trường trung học phổ thông đối với một phần dân số trong khu vực hành lang xanh lân cận (GN).

Đánh giá lựa chọn phương án:

-Phân khu đô thị được nghiên cứu 02 phương án cơ cấu quy hoạch, trong đó phân tích các ưu nhược điểm cụ thể về cấu trúc đô thị, phân bố chức năng sử dụng đất… của từng phương án. Phương án chọn đã được Hội đồng Thẩm định Thành phố, UBND Thành phố Hà Nội chấp thuận và tiếp tục được cụ thể hóa trong quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất.

IV.3. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất:

IV.3.1. Quy hoạch sử dụng đất:

Quy hoạch sử dụng đất:

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng, nghiên cứu cơ cấu phương án chọn và quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư, đề xuất nguyên tắc và giải pháp phân bố sử dụng đất khu vực nghiên cứu xem trên bản vẽ QH04B và được xác định như sau:

- Phân khu đô thị được chia thành các khu, với các ô quy hoạch (được giới hạn bởi các tuyến đường chính khu vực trở lên) và đường giao thông để kiểm soát phát triển, trong đó  các ô quy hoạch tương đương các đơn vị ở, nhóm ở độc lập và ô đất chức năng.

- Trong ô quy hoạch gồm các lô đất chức năng đô thị; Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của từng ô quy hoạch được xác lập tại bản vẽ là các chỉ tiêu của đơn vị ở nhằm kiểm soát phát triển chung.

- Các lô đất chức năng bao gồm đất: công cộng thành phố; cây xanh TDTT thành phố; công cộng khu ở; trường trung học phổ thông; cây xanh TDTT khu ở; công cộng đơn vị ở; trường tiểu học, trung học cơ sở; trường mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo); cây xanh TDTT đơn vị ở; nhóm nhà ở xây dựng mới; nhóm nhà ở hiện có (cải tạo chỉnh trang); bãi đỗ xe; đất hỗn hợp; cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo…; di tích, tôn giáo; công nghiệp kho tàng; an ninh quốc phòng; đất đầu mối HTKT.

- Vị trí, ranh giới các lô đất chức năng được xác định trên bản vẽ làm cơ sở nghiên cứu quy hoạch chi tiết. Ranh giới, quy mô và các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc của các lô đất này sẽ được xác định cụ thể khi lập quy hoạch chi tiết hoặc dự án đầu tư xây dựng, đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các quy định hiện hành được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

- Đất nhóm nhà ở (bao gồm một số chức năng chính: Nhà ở; vườn hoa, sân chơi, tập luyện TDTT; đường nội bộ; bãi đỗ xe; công trình sinh hoạt cộng đồng…) sẽ được xác định cụ thể trong hồ sơ quy hoạch chi tiết hoặc dự án đầu tư xây dựng ở giai đoạn sau và được cấp thẩm quyền phê duyệt.

+ Đối với đất nhóm nhà ở xây dựng mới được nghiên cứu xây dựng đồng bộ hiện đại đảm bảo các yêu cầu về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật theo hướng chất lượng cao; tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối hài hòa với khu vực ở hiện có, ưu tiên, chọn lọc khai thác các hình thức kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng. Nhà ở được phát triển theo hướng đa dạng với nhiều loại hình nhà ở (chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn…) phù hợp với đặc trưng phát triển đô thị tại từng khu vực. Trong quá trình triển khai lập quy hoạch chi tiết (giai đoạn sau), đất ở xây dựng mới cần được xác định cụ thể quỹ đất để giải quyết nhu cầu nhà ở theo quy định của thành phố, với thứ tự ưu tiên: quỹ đất tái định cư phục vụ nhu cầu di dân giải phóng mặt bằng trong  khu vực và đô thị; nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp và các mục đích khác theo yêu cầu của thành phố. 

- Đối với nhóm nhà ở cải tạo chỉnh trang và các khu vực giáp ranh với đất làng xóm hiện có được thực hiện theo quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư xây dựng riêng. Trong đó, hạn chế san lấp hồ ao; quỹ đất trống (công) ưu tiên bố trí các công trình sinh hoạt cộng đồng, vườn hoa, sân chơi, bãi đỗ xe, trạm điện, điểm tập kết rác…, không gian giáp ranh tổ chức thành không gian chuyển tiếp giữa khu dân cư mới và cũ, đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững của khu vực làng xóm đô thị hóa.

- Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trước thời điểm quy hoạch phân khu này được duyệt), được thực hiện như sau:

+ Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng nằm trong danh mục 244 đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về nguyên tắc cho phép được phép triển khai đợt I (tại Văn bản số 1563/TTg-KTN ngày 31/8/2009), sẽ được thực hiện như sau:

     _ Các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng xếp loại 1 cho phép tiếp tục triển khai ngay (theo các văn bản số 1364/UBND-XD ngày 1/3/2010; số 306/TB-UBND ngày 27/8/2010; số 9189/UBND-XD ngày 11/11/2011 của UBND Thành phố Hà Nội) được cập nhật vào quy hoạch phân khu đô thị N1.

_ Các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng còn lại của đợt I, tùy từng đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng, trong đồ án quy hoạch phân khu đô thị N1 này được nghiên cứu sắp xếp, tổ chức, bố cục lại cơ cấu sử dụng đất, không gian kiến trúc cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật trên nguyên tắc: khớp nối hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật với khu vực xung quanh; phù hợp định hướng QHCHN2030; bổ sung hệ thống hạ tầng xã hội (trường học, nhà trẻ, cây xanh TDTT, công cộng, bãi đỗ xe...) còn thiếu so với QCXDVN cho bản thân dự án và khu vực làng xóm lân cận.

+ Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng mà nằm ngoài danh mục 244 đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng nêu trên, trong đồ án quy hoạch phân khu đô thị N1 này được nghiên cứu sắp xếp, tổ chức, bố cục lại cơ cấu sử dụng đất, không gian kiến trúc cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật trên nguyên tắc: phù hợp định hướng QHCHN2030; khớp nối hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật với khu vực xung quanh; bổ sung hệ thống hạ tầng xã hội (trường học, nhà trẻ, cây xanh TDTT, công cộng, bãi đỗ xe...) còn thiếu so với QCXDVN cho bản thân dự án và khu vực làng xóm lân cận.

- Đối với đất công nghiệp kho tàng (nhà máy, xí nghiệp nhỏ lẻ xen kẹt…) hiện có không phù hợp với quy hoạch phân khu này, từng bước di dời đến khu vực tập trung của thành phố. Quỹ đất sau khi di dời được thực hiện theo các chức năng quy hoạch  được duyệt.

- Đối với đất an ninh quốc phòng sẽ được thực hiện được thực hiện theo Luật định và dự án riêng do cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Đối với đất di tích, tôn giáo, danh thắng, quy mô diện tích và hành lang bảo vệ sẽ được xác định chính xác ở tỉ lệ 1/500 trên cơ sở quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Việc lập dự án, cải tạo, xây dựng trong khu vực này phải tuân thủ Luật Di sản văn hóa. Đối với Đền Hai Bà Trưng (thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh) được thực hiện theo Quyết định số 92/VHTT-QĐ ngày 10/7/1980 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch).

- Đối với các nghĩa trang, nghĩa địa và mộ hiện có không phù hợp quy hoạch, được di dời quy tập mộ đến khu vực nghĩa trang tập chung của Thành phố. Trong giai đoạn quá độ, khi thành phố chưa hoàn chỉnh hệ thống nghĩa trang tập trung, các mộ được tập kết về các nghĩa trang tập trung hiện có (trong đất cây xanh TDTT theo quy hoạch). Các nghĩa trang này phải được tổ chức lại thành khu khang trang, sạch sẽ, tiết kiệm đất và phải có hành lang cây xanh cách ly, hệ thống xử lý kỹ thuật đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường (tuyệt đối không được hung táng mới).

- Tuyến Quốc lộ 23 trước mắt được sử dụng để phục vụ giao thông cho khu vực về lâu dài sẽ được thay thế khi hình thành các tuyến đường quy hoạch (như đoạn đi qua khu đô thị AIC và khu đô thị Mê Linh - Đại Thịnh…)

- Đối với các tuyến đường quy hoạch (từ đường khu vực trở xuống) đi qua khu dân cư hiện có hiện có, sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn quy hoạch chi tiết, phù hợp với điều kiện hiện trạng.

- Trong ranh giới nghiên cứu hiện có các tuyến cống, mương phục vụ tưới tiêu thoát nước phục vụ chung cho khu vực Bắc Sông Hồng và huyện Mê Linh... khi lập dự án đầu tư xây dựng cần đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thống tưới tiêu thoát này.

- Hành lang bảo vệ hoặc cách ly các công trình di tích, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, đê điều được xác định cụ thể tại quy hoạch chi tiết, tuân thủ tiêu chuẩn quy chuẩn xây dựng Việt Nam. 

TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CƠ BẢN

TT

Chức năng sử dụng đất

Diện tích

Chỉ tiêu

Tỷ lệ

(ha)

(m2/người)

(%)

1

Đất dân dụng

2135,82

112,41

91,14

1.1

Đất công cộng thành phố

91,19

4,8

3,89

1.2

Đất cây xanh, TDTT thành phố (*)

116,74

6,14

4,98

1.3

Đất giao thông thành phố (**)

177,54

9,34

7,58

1.4

Đất khu ở

1750,35

92,12

74,69

1.4.1

Đất công cộng khu ở

32,56

1,71

1,39

1.4.2

Đất trường trung học phổ thông (****)

15,52

0,82

0,66

1.4.3

Đất cây xanh, TDTT khu ở (*)

218,29

11,49

9,31

1.4.4

Đất giao thông khu ở (***)

298,36

15,7

12,73

1.4.5

Đất đơn vị ở

1185,62

62,4

50,59

1.4.5.1

Đất công cộng đơn vị ở (phục vụ thường xuyên: thương nghiệp, văn hóa, y tế, hành chính cấp ĐVO)

34,96

1,84

1,49

1.4.5.2

Đất cây xanh (sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập)

64,65

3,4

2,76

1.4.5.3

Đất trường tiểu học, trường trung học cơ sở

48,86

2,57

2,08

1.4.5.4

Đất trường mầm non

25,95

1,37

1,11

1.4.5.5

Đất nhóm nhà ở

847,02

44,58

36,14

a

Đất nhóm nhà ở xây dựng mới

613,86

32,31

26,19

b

Đất nhóm nhà ở hiện có (cải tạo chỉnh trang)

233,16

12,27

9,95

1.4.5.6

Đất giao thông đơn vị ở

164,18

8,64

7,01

a

Đất đường đơn vị ở

113,31

5,96

4,83

b

Đất bãi đỗ xe

50,87

2,68

2,17

2

Các loại đất khác trong phạm vi khu dân dụng

151,49

 

6,46

2.1

Đất hỗn hợp (*****)

97,33

 

4,15

2.2

Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo…

33,54

 

1,43

2.3

Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng

20,62

 

0,88

3

Đất xây dựng ngoài phạm vi khu dân dụng

56,33

 

2,4

3.1

Đất công nghiệp, kho tàng

16,24

 

0,69

3.2

Đất an ninh, quốc phòng

0,81

 

0,04

3.3

Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật

4,96

 

0,21

3.4

Đất giao thông đối ngoại

34,32

 

1,46

 

Tổng cộng

2343,64

 

100,00

* Chú thích:

        - (*) Bao gồm cả hồ điều hòa

     - (**) Đường trục chính đô thị, đường chính đô thị, đường liên khu vực; đường sắt đô thị và ga đường sắt đô thị

        - (***) Đường chính khu vực, đường khu vực.

     - (****) Tương đương với 20 m2/học sinh.

     - (*****) Bao gồm nhiều chức năng, cơ quan, trụ sở, thương mại, văn phòng, nhà ở, công cộng Dân số và phân bố dân cư:

     + Dự báo đến năm 2030:                                                                 170.000 người

     + Tối đa đến năm 2050:                                                                  190.000người.

IV.3.2. Quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội và đô thị:

Tổng diện tích nghiên cứu khoảng:                                                    2343,64ha (100,00%)

Trong đó

- Đất dân dụng khoảng:                                                                        2135,82ha   (91,14%)

- Các loại đất khác trong phạm vi khu dân dụng khoảng:                 151,49ha     (6,46%)

- Đât xây dựng ngoài phạm vi khu dân dụng khoảng:                         56,33ha      (2,40%)

IV.3.2.1. Quy hoạch đất dân dụng:

Đất công trình công cộng cấp thành phố, khu ở:

- Đất công trình công cộng cấp thành phố, khu ở bao gồm các chức năng chính: Thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa, hành chính quản lý đô thị và công trinh công cộng hỗn hợp . 

- Các công trình công cộng cấp thành phố (công cộng cấp 3) phục vụ các nhu cầu chung của Thành phố và khu vực phía Bắc sông Hồng. Các công trình công cộng cấp thành phố cần tổ chức thành các trung tâm, trên cơ sở nhóm chức năng (thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa, quản lý hành chính, văn phòng giao dịch…) nhằm tiết kiệm và khai thác hiệu quả quỹ đất. Trong đất công trình công cộng cấp thành phố có thể bố trí khách sạn, nhà nghỉ, căn hộ cho thuê với thời gian lưu trú thời gian ngắn…

- Đất công trình công cộng cấp thành phố được bố trí tập trung tại một số khu vực sau:

+ Khu vực dọc tuyến đường chính đô thị MCN 100m và nằm ở ngã giao nhau với đường chính đô thị MCN 60m, bố trí tổ hợp trung tâm công cộng đa chức năng (thương mại, dịch vụ tài chính, văn hóa, y tế…); trung tâm quản lý đô thị (hiện là trung tâm hành chính chính trị huyện Mê Linh, gồm UBND, huyện ủy, Tòa án, Viện Kiểm soát, Trung tâm y tế, Nhà văn hóa...) 

+ Khu vực dọc tuyến đường chính đô thị MCN 60m: Tổ hợp công trình công cộng đa chức năng: thương mại, dịch vụ, bảo tàng hoa, trung tâm triển lãm

+ Khu vực dọc tuyến đường vành đai 4, kề cận ga đường sắt vành đai: Bố trí chợ đầu mối nông sản, là đầu mối phân phối nông sản của khu vực.

- Đất công cộng khu ở (công cộng cấp 2) phục vụ các nhu cầu thương mại, dịch vụ, văn hóa, y tế cho người dân trong khu ở và khu vực lân cận (thuộc các khu dân cư nằm trong vành đai xanh, nêm xanh liên kề). 

- Vị trí đất công trình công cộng thành phố khu vực xác định trên hồ sơ bản vẽ àm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình công cộng này có thể điều chỉnh trên cơ sở phù hợp với cơ cấu quy hoạch chung khu vực, thực tế, tiết kiệm đất và tuân thủ tiêu chuẩn, QCXDVN.

- Quy mô,chức năng và các chỉ tiêu sử dụng đất công cộng cấp thành phố và khu ở cụ thể sẽ được xác định trong giai đoạn sau tuân thủ tiêu chuẩn, QCXDVN.

- Tổng diện tích đất công cộng thành phố, khu ở khoảng 123,75ha chiếm 5,28% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 6,51m2/người.

Trong đó:

+ Diện tích đất công cộng thành phố khoảng 91,19ha, chiếm 3,89% đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 4,80m2/người

+ Diện tích đất công cộng khu ở khoảng 32,56ha, chiếm 1,39% đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 1,71m2/người.

* Công trình y tế:

- Trong đất công cộng thành phố, khu ở bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình y tế nhằm phục vụ dân cư trong khu vực.

- Đất xây dựng công trình y tế bao gồm: Bệnh viện, phòng khám đa khoa, trung tâm y tế, nhà hộ sinh, trạm vệ sinh phòng dịch, nhà thuốc….

- Ngoài Bệnh viện An Thịnh; Trung tâm y tế huyện Mê Linh và các cơ sở y tế hiện có, phù hợp với quy hoạch được cải tạo, chỉnh trang. Xây dựng mới các bệnh viện, phòng khám đa khoa,  trung tâm y tế, nhà hộ sinh, trạm vệ sinh phòng dịch, nhà thuốc đáp ứng nhu cầu của người dân. 

- Vị trí đất công trình y tế xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình y tế có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Quy mô,chức năng và các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình y tế sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

* Công trình văn hóa:

- Trong đất công cộng thành phố, khu ở bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình văn hóa phục vụ dân cư đô thị và khu vực.

- Đất xây dựng các công trình văn hóa bao gồm: nhà văn hóa, nhà hát, nhà hòa nhạc, rạp chiếu phim, triển lãm, thư viện, câu lạc bộ…

- Vị trí đất công trình văn hóa xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình văn hóa có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Quy mô,chức năng và các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình văn hóa sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

* Công trình thương mại, dịch vụ:

- Trong đất công cộng thành phố, khu ở bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ phục vụ dân cư đô thị và khu vực.

- Đất xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ bao gồm các công trình liên quan đến hoạt động thương mại, dịch vụ như: trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, chợ, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ,tài chính, ngân hàng…

- Chợ đầu mối nông sản, là đầu mối phân phối bán buôn, bán lẻ nông sản của khu vực phía Bắc sông Hồng.

- Các công trình phục vụ dịch vụ đô thị khác như: trạm sửa chữa ô tô, trạm xăng dầu, trạm cung cấp ga, khí ... được bố trí trong đất trạm trung chuyển phương tiện giao thông, bãi đỗ xe, đất công cộng thành phố, khu ở, nằm kề cận với tuyến đường khu vực trở lên thuận tiện cho phục vụ và hoạt động phòng chống cháy nổ, đảm bảo khoảng cách an toàn theo đối với các công trình khác theo tiêu chuẩn, QCXDVN.

- Vị trí đất công trình thương mại, dịch vụ xác định trên hồ sơ bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình thương mại, dịch vụ có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Quy mô,chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình thương mại, dịch vụ sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, QCXDVN.

* Công trình trụ sở hành chính phục vụ quản lý đô thị, văn phòng hoạt động kinh tế, xã hội… :

- Trong đất công cộng thành phố, khu ở bố trí bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình trụ sở hành chính phục vụ quản lý đô thị, văn phòng hoạt động kinh tế, xã hội, công cộng hỗn hợp …

- Trụ sở cơ quan hành chính huyện Mê Linh và các cơ sở quản lý hành chính trực thuộc Huyện hiện có, phù hợp với quy hoạch được cải tạo, chỉnh trang, mở rộng đảm bảo đủ quy mô. Khu vực này được xây dựng cần được nghiên cứu xây dựng tập trung, hợp khối đảm bảo tiết kiệm đất.

- Văn phòng hoạt động kinh tế, xã hội phục vụ đô thị và khu vực được xác định trên cơ sở quy mô quỹ đất còn lại sau khi bố trí đủ quỹ đất để xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa phục vụ cho khu vực. Vị trí, quy mô cụ thể các dự án văn phòng hoạt động kinh tế, xã hội do cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. 

- Vị trí đất xây dựng trụ sở hành chính phục vụ quản lý đô thị, văn phòng hoạt động kinh tế, xã hội, công cộng hỗn hợp… xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình công cộng này có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Quy mô,chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình công công khác sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

Đất cây xanh, TDTT thành phố, khu ở:

- Đất cây xanh, TDTT bao gồm: công viên; vườn hoa, cây xanh, mặt nước; quảng trường, đường dạo; khu vui chơi giải trí; công trình, sân bãi tập luyện TDTT; công trình thương mại, dịch vụ (quy mô nhỏ)…

- Đất cây xanh, TDTT cấp thành phố được bố trí theo dải dọc theo tuyến kênh Thạch Phú, Đầm Tiền Phong, kết nối với cây xanh sông Hồng, sông Sông Cà Lồ, Đầm Vân trì, cụ thể như sau:

+ Khu vực dải cây xanh dọc tuyến kênh Thạch Phú: Khai thác tuyến kênh hiện có, hình thành chuỗi hồ liên thông với nhau, tạo cảnh quan, không gian mở và hình thành công viên cây xanh, hồ điều hòa cải thiện vi khí hậu cho khu vực.

+ Khu vực dải cây xanh kết nối giữa kênh Thạch Phú và Đầm Tiền Phong: Dựa vào đặc điểm địa hình từ nhiên, hình thành tuyến kênh nhân tạo kết nối giữa kênh Thạch Phú và Đầm Tiền Phong thành hệ thống liên hoàn. Hai bên tuyến kênh là dải cây xanh công viên tạo cảnh quan và không gian mở cho khu đô thị.

- Đất cây xanh, TDTT khu ở được được bố trí tại hạt nhân khu ở. Đất cây xanh, TDTT khu ở chủ yếu là cây xanh, vườn hoa, đường dạo. Các khu cây xanh này được kết nối với cây xanh thành phố thành hệ thống liên hoàn. 

+ Các khu vực công viên, cây xanh, vườn hoa được nghiên cứu, khai thác triệt để không gian mặt nước hiện có, tạo lập các trục cảnh quan kết hợp với không gian đi bộ gắn kết với công viên khoa hoạc công nghệ. Tại đây bố trí các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ cho nhiều lứa tuổI.

+ Các công trình thể dục thể thao và sân thể thao cơ bản được bố trí trong khu vực công viên cây xanh với tỷ lệ thích hợp đảm bảo phục vụ nhu cầu nâng cao sức khỏe thể chất cho người dân. 

- Hệ thống cây xanh thành phố, khu ở được kết nối với nhau bằng hệ thống cây xanh đường phố, các trục không gian đi bộ gắn với cây xanh, vườn hoa đơn vị ở, nhóm ở và các công trình xây dựng. 

- Vị trí đất công trình TDTT, hồ điều hòa, mặt nước xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình TDTT này có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam

- Quy mô,chức năng và các chỉ tiêu sử dụng đất các thành phần đất cây xanh, TDTT cấp thành phố, khu ở cụ thể sẽ được xác định trong giai đoạn sau tuân thủ tiêu chuẩn, QCXDVN.

- Tổng diện tích đất cây xanh TDTT thành phố, khu ở khoảng 335,03ha chiếm 14,29% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 17,63m2/người.

Trong đó:

+ Diện tích đất cây xanh TDTT thành phố khoảng 116,74ha, chiếm 4,98% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 6,14m2/người (bao gồm cả hồ điều hòa).

+ Diện tích đất cây xanh TDTT khu ở khoảng 218,29ha, chiếm 9,31% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 11,49m2/người  (bao gồm cả hồ điều hòa).

Đất giao thông thành phố và khu ở:

- Đất đường, quảng trường, nhà ga và bến - bãi đỗ xe thành phố bao gồm các tuyến đường trục chính đô thị, đường chính đô thị, đường liên khu vực; đường sắt đô thị…. Trong đó, tuyến đường sắt đô thị số 7 chạy từ cầu Thượng Cát, dọc tuyến đường chính đô thị Mê Linh MCN 60m.

- Hệ thống quảng trường được tổ chức tại các điểm giao cắt của các tuyến giao thông, trước các không gian công viên cây xanh và công trình công cộng.

- Trong khu vực xác lập bãi đỗ xe công cộng tập trung tại các đầu mối giao thông nhằm giải quyết nhu trung chuyển hành khách trên các phương tiện xe buýt, taxi… Ngoài ra các bãi đỗ xe công công khác được xác lập trên nguyên tắc sau:

+ Đất dân dụng khác và đất ngoài dân dụng đô thị phải tự đảm bảo nhu cầu đỗ xe.

+ Các công trình dân dụng (đất công cộng; cây xanh, TDTT…)  phải tự đảm bảo nhu cầu của từng công trình và tuân thủ tiêu chuẩn, QCXDVN (cụ thể sẽ được xác định giai đoạn sau).

+ Bãi đỗ xe công cộng tính toán chủ yếu phục vụ khách vãng lai, thời gian đỗ ngắn (<6h) được xác định bằng 20% tổng nhu cầu đỗ xe của người dân trong khu vực. Theo đó tổng diện tích đất bãi đỗ xe công cộng khoảng 44,6ha đạt 3,94% diện tích đất đơn vị ở. Vị trí các bãi đỗ xe này nằm trong thành phần đất đơn vị ở (nên không tính vào chỉ tiêu đất giao thông từ cấp đường khu vực trở lên). Vị trí được lựa chọn cần đảm bảo bán kính phục vụ không quá 800m. Vị trí và quy mô cụ thể các bãi đỗ xe công cộng này sẽ được xác định trong các quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết 1/500.

- Tổng diện tích đất giao thông thành phố, khu ở (tính từ đường khu vực trở lên) khoảng 475,90ha chiếm 20,31% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 25,04m2/người.

Trong đó:

+ Diện tích đất giao thông thành phố khoảng 177,54ha, chiếm 7,58% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 9,34m2/người.

+ Diện tích đất giao thông khu ở khoảng 298,36ha, chiếm 12,73% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 15,70m2/người.

Đất trường trung học phổ thông:

- Đất trường trung học phổ thông bao gồm: trường trung học phổ thông, trường dạy nghề, hướng nghiệp

- Trường trung học phổ thông bố trí tại hạt nhân của khu ở với quy mô được xác lập là đảm bảo đủ phục vụ cho học sinh trong khu ở và khu vực lân cận.

 - Vị trí đất trường trung học phổ thông xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất trường trung học phổ thông, trường dạy nghề, hướng nghiệp sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Tổng diện tích đất trường trung học phổ thông khoảng 15,52ha chiếm 0,66% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 0,82m2/người (tương đương 20m2/học sinh).

e) Đất đơn vị ở

Các đơn vị ở với quy mô dân số từ 4500-14500 và một nhóm nhà ở độc lập (ô quy hoạch I.2.1). Các  đơn vị ở, bao gồm: đất công cộng đơn vị ở, cây xanh, trường tiểu học, trung học cơ sở, mầm non, các nhóm nhà ở và giao thông. Hạt nhân đơn vị ở là vườn hoa, cây xanh, công trình công cộng đơn vị ở và trường học.

- Tổng diện tích đất đơn vị ở khoảng 1185,62ha chiếm 50,59% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 62,40m2/người.

Trong đó:

+ Diện tích đất công cộng đơn vị ở khoảng 34,96ha, chiếm 1,49% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 1,84m2/người.

+ Diện tích đất cây xanh đơn vị ở khoảng 64,65ha, chiếm 2,76% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 3,40m2/người .

+ Diện tích đất trường tiểu học, trung học cơ sở, mầm non  khoảng 74,81ha, chiếm 3,19% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 3,94m2/người (Bao gồm: Diện tích đất trường tiểu học, trung học cơ sở  khoảng 48,86ha, chiếm 2,08% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 2,57m2/người; Diện tích đất trường mầm non khoảng 25,95ha, chiếm 1,11% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 1,37m2/người) .

+ Diện tích đất nhóm nhà ở khoảng 847,02ha, chiếm 36,14% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 44,58m2/người.

+ Diện tích đất giao thông đơn vị ở khoảng 164,18ha, chiếm 7,01% diện tích đất nghiên cứu, đạt chỉ tiêu 8,64m2/người .

Cụ thể các thành phần đất đơn vị ở trong phân khu đô thị như sau:

* Đất công cộng đơn vị ở:

Đất công cộng đơn vị ở là đất xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa, quản lý hành chính phục vụ nhu cầu thường xuyên cho dân cư trong đơn vị ở, bao gồm: Chợ, siêu thị, cửa hàng; trạm y tế; nhà văn hóa, phòng truyền thống, thư viện, bưu điện; trụ sở quản lý hành chính đơn vị ở (tương đương cấp phường)...

- Vị trí đất công cộng đơn vị ở xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình công cộng đơn vị ở có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Quy mô,chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình công cộng đơn vị ở sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

* Đất cây xanh đơn vị ở:

Đất cây xanh đơn vị ở nhằm giải quyết các nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng và thể dục thể thao cho người dân trong đơn vị ở, bao gồm: Các vườn hoa, sân bãi TDTT (như: sân thể thao cơ bản, bể bơi (nếu có), nhà tập đơn giản…) và các khu vui chơi giải trí phục vụ các lứa tuổI...

- Vị trí đất cây xanh đơn vị ở xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Trong quá trình nghiên cứu nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu này, vị trí các công trình TDTT, vui chơi giải trí có thể điều chỉnh để phù hợp với thức tế, tiết kiệm đất và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Quy mô,chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình TDTT, vui chơi giải trí sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

* Đất trường tiểu học, trung học cơ sở

- Trường tiểu học, trung học cơ sở được bố trí tại trung tâm đơn vị ở đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ trong đơn vị ở. Xây dựng mới kết hợp cải tạo chinh trang nâng cấp các trường tiểu học, trung học cơ sở hiện có.

- Vị trí đất trường tiểu học, trung học cơ sở xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất trường tiểu học, trung học cơ sở sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

* Đất trường mầm non

- Trường mầm non bố trí tại trung tâm nhóm nhà ở đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ trong nhóm nhà ở. Xây dựng trường mầm non mới kết hợp cải tạo chinh trang nâng cấp các trường mầm non hiện có.

- Đất các trường mầm non được bố trí trong đất nhóm nhà ở. Vị trí, quy mô, các chỉ tiêu sử dụng đất trường mầm non sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

* Đất nhóm nhà ở

Đất nhóm nhà ở bao gồm đất ở, cây xanh, dịch vụ công cộng nhóm nhà ở, trường mầm non, vườn hoa, đư­ờng nội bộ, sân chơi luyện tập TDTT, bãi đỗ xe… Trong đất ở bao gồm nhà ở chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn.

Vị trí đất nhóm nhà ở xác định trên bản vẽ làm cơ sở để nghiên cứu trong giai đoạn sau. Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất nhóm nhà ở sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

Đất nhóm nhà ở phân loại thành đất nhóm nhà ở xây dựng mới; nhóm nhà ở hiện có cải tạo chỉnh trang để kiểm soát phát triển, cụ thể như sau:

- Đất nhóm nhà ở xây dựng mới được nghiên cứu xây dựng đồng bộ hiện đại về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối hài hòa với khu vực ở hiện có, khai thác các hình thức kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng. Nhà ở được phát triển đa dạng với các loại hình nhà ở chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn…đảm bảo hài hòa với không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh.

- Đất nhóm nhà ở hiện có cải tạo xây dựng chỉnh trang chủ yếu thuộc khu vực làng xóm hiện có. Theo đó, các khu vực này cần được nghiên cứu cải tạo chỉnh trang, bổ sung đủ hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật, kiểm soát không gian kiến trúc cảnh quan theo hướng mật độ xây dựng thấp, thấp tầng, đi đôi với bảo tồn, khai thác các kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng (hạn chế san lấp ao hồ). Nhà ở được phát triển đa dạng với các loại hình nhà ở chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn…đảm bảo hài hòa với không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh. Khu vực nằm kề cận các tuyến đường giao thông từ đường phân khu vực trở lên hoặc các trục không gian kiến trúc cảnh quan chủ đạo của phân khu đô thị được đề xuất cải tạo xây dựng lại với các hình thức nhà ở đa dạng: chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn...

* Đất giao thông đơn vị ở:

Đất giao thông đơn vị ở bao gồm đường giao thông từ đường chính khu vực trở xuống và bãi đỗ xe.

Đường giao thông xác lập trên bản vẽ được định hướng về hướng tuyến, mặt cắt ngang theo cấp đường nhằm kết nối với hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, làm cơ sở để cụ thể hóa mạng lưới giao thông trong giai đoạn sau. Đối với mạng đường từ đường phân khu vực trở xuống mà đi qua các khu ở hiện có, có thể  được nghiên cứu điều chỉnh để phù hợp với thực tế và phải đam bảo kết nối giao thông và HTKT chung khu vực.

Bãi đỗ xe trong đơn vị ở nằm trong thành phần các chức năng đất đơn vị ở, vị trí và quy mô sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau.

IV.3.2.2. Quy hoạch  đất khác trong phạm vi khu dân dụng:

Đất hỗn hợp:

Đất hỗn hợp bao gồm nhiều chức năng, cơ quan, trụ sở, văn phòng, thương mại, dịch vụ… trong đất hỗn hợp có thể bố trí căn hộ để ở (song phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật về an toàn, sức khỏe của người dân sống trong khu vực đó, đồng thời không ảnh hưởng tới hoạt động công cộng văn phòng, thương mại, dịch vụ chung khu vực); quy mô nhà ở trong đất công trình hỗn hợp chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng diện tích sàn của công trình công cộng (quy mô cụ thể tùy thuộc vị trí của dự án do cấp có thẩm quyền xem xét quyết định). Quy mô dân số trong đất hỗn hợp được cân đối theo ô quy hoạch và được xác định cụ thể ở giai đoạn sau.

Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo:

- Đất cơ quan, trường đào tạo chủ yếu được xác định trên cơ sở cơ quan, trường đào tạo hiện có.

- Nhu cầu xác lập đất cơ quan, trường đào tạo sẽ được xác định trên cơ sở quỹ đất công cộng thành phố, khu ở và được cụ thể hóa ở giai đọan sau được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Vị trí đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo được xác định tại bản vẽ trên cơ sở quỹ đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo hiện có (sau khi mở đường theo quy hoạch - nếu có). Quy mô, chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất các công trình cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

Đất công trình di tích, tôn giáo – tín ngưỡng

- Đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng là đất các công trình di tích nằm trong khu vực nghiên cứu bao gồm cả hành lang bảo vệ các công trình di tích này theo Luật định.

- Bảo tồn tôn tạo các công trình, cụm công trình di tích, tôn giáo phải đảm bảo các hành lang bảo vệ theo luật định.

- Đối với Đền Hai Bà Trưng (thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh) là di tích lịch sử cấp Quốc gia, được bảo tồn tôn tạo, hình thành quẩn thể di tích và được thực hiện theo Quyết định số 92/VHTT-QĐ ngày 10/7/1980 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch).

- Đối với đất di tích danh thắng, quy mô diện tích và hành lang bảo vệ sẽ được xác định chính xác ở tỉ lệ 1/500 trên cơ sở quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Việc lập dự án, cải tạo, xây dựng trong khu vực này phải tuân thủ Pháp lệnh bảo vệ di tích và danh thắng, do cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Vị trí đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng được xác định tại bản vẽ trên cơ sở quỹ đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng (sau khi mở đường theo quy hoạch - nếu có). Quy mô sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau.

IV.3.2.3. Quy hoạch đất ngoài phạm vi khu dân dụng:

Đất công nghiệp, kho tàng:

- Di dời các nhà mãy xí nghiệp nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư đến khu vực công nghiệp tập trung của thành phố. Chuyển đổi quỹ đất này thành đất dân dụng, ưu tiên phát triển hạ tầng xã hội phục vụ chung khu vực.

- Xây dựng hoàn chỉnh khu vực nhà máy Bia theo hướng kỹ thuật cao, cải tiến dây truyền sản xuất, lắp đặt hệ thống xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Đất an ninh, quốc phòng:

- Đất an ninh quốc phòng được bố trí như hiện trạng với quy mô là quỹ đất còn lại sau khi mở đường theo quy hoạch.

Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và hành lang cách ly:

- Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật bao gồm đất xây dựng trạm bơm, trạm xử lý nước thải, trạm điện, trạm trung chuyển trung tâm tiếp vận, bến bãi đỗ xe đầu mối, tuyến điện, đường sắt, mương và hành lang bảo vệ.

* Lưu ý: Đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa và các mộ nằm dải rác hiện có phải di dời đến nghĩa trang tập trung của thành phố.

IV.4. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan.

IV.4.1. Bố cục không gian kiến trúc toàn phân khu:

     - Phát triển đô thị theo hình thái tự nhiên, dựa vào cảnh quan tự nhiên hiện có, bao gồm hệ thống mặt nước, sông hồ đầm hiện có: kênh Thạch Phú, Đầm Tiền Phong, sông Hồng. Tạo sự kết nối không gian xanh giữa khu vực hành lang xanh của Thành phố với các dải, lõi xanh trong phân khu đô thị.

     - Khai thác tối đa yếu tố cây xanh mặt nước kênh Thạch Phú, đầm Tiền Phong.

     - Cấu trúc không gian được tổ chức theo các tuyến trục lõi trung tâm, đường ngang vuông góc với các tuyến giao thông chính đô thị theo dạng xương cá, tạo thành lõi trung tâm khu ở từ đó phát triển tiếp hệ thống lõi không gian đến các đơn vị ở hay ô quy hoạch nhỏ hơn.

- Không gian đô thị được xác lập chủ yếu là công trình thấp tầng và trung tầng mật độ thấp.

- Cấu trúc không gian đô thị được tổ chức theo các tuyến trục lõi trung tâm, đường ngang vuông góc với các tuyến giao thông chính đô thị.

- Các công trình cao tầng dọc đường chính đô thị MCN 100m và tuyến đường MCN 60m.

- Không gian trong các khu ở, đơn vị ở được tổ chức theo cấu trúc trục lõi trung tâm tạo được sự hài hòa giữa các công trình thương mại cao tầng, chung cư cao tầng với khu nhà ở sinh thái thấp tầng, làng xóm cũ và các công trình hạ tầng xã hội khác.

- Các công trình di tích đình chùa khác được tôn tạo, quản lý về hình thức kiến trúc, chiều cao khoảng cách công trình xung quanh di tích không làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu di tích.

- Đối với khu vực làng xóm cũ cải tạo theo hướng tăng cường hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cây xanh hạ tầng xã  hội, giữ được cấu trúc làng xóm cũ : mật độ xây dựng thấp, nhiều sân vườn, hình thức công trình kiến trúc truyền thống. Tạo ra những vùng đệm giữa khu vực phát triển đô thị mới cao tầng và khu làng xóm cũ tạo sự hài hòa chuyển đổi dần về không gian cũng như giải quyết các vấn đề về kết cấu hạ tầng kỹ thuật.

 IV.4.2. Khu vực trọng tâm, các tuyến, điểm nhấn và điểm nhìn quan trọng

Khu vực trọng tâm:

Khu vực trọng tâm của phân khu đô thị là là nút giao cắt giữa đường chính đô thị MCN 100m và tuyến đường MCN 60m.

Các tuyến quan trọng:

Các tuyến quan trọng là hai bên trục đường chính đô thị MCN 100m: được tổ chức đa dạng với những đặc trưng riêng từng phân đoạn của tuyến đường: khu cây xanh cảnh quan, khu thương mại văn hóa, khu tài chính quốc tế.  Tổ chức những không gian mở, kết nối về giao thông và công trình chức năng với khu vực Kênh Thạch Phú, đầm Tiền Phong. Chiều cao, hình thức kiến trúc, thiết kế đô thị trên toàn tuyến tuyến tạo được điểm nhấn tại các điểm nhìn quan trọng. Không gian cao nhất được tổ chức tại khu vực  nút giao với đường MCN 60m.

- Không gian hai bên trục chính đô thị (MCN 60m) và các đường liên khu vực: tổ chức kiến trúc hiện đại, tầng cao công trình có nhịp điệu đan xen giữa khu cao tầng và thấp tầng, hành lang xanh, khu sinh thái.

Các điểm nhấn:

Các điểm nhấn quan trọng dọc tuyến đường chính đô thị MCN 100m và 60m; trên tuyến đường liên khu vực (MCN 48m).

Điểm nhìn quan trọng:

Các điểm nhìn quan trọng là các hướng:

- Trên tuyến đường vành đai 4

- Trên tuyến đường chính đô thị MCN 100m theo hướng từ đường Bắc Thăng Long đến đường Vành đai 4 và ngược lại;

- Trên tuyến đường chính đô thị MCN 60m theo hướng từ cầu Thượng Cát đến khu công nghiệp Quang Minh và ngược lại;

- Kênh Thạch Phú và đầm Tiền Phong.

IV.4.3. Các yêu cầu về tổ chức và bảo vệ cảnh quan :

- Tạo lập các không gian xanh: Khu công viên, văn hóa giải trí kết nối với hệ thống hành lang xanh sông Hồng, sông Cà Lồ, Kênh Thạch Phú, Đầm Tiền Phong..

 - Cải tạo chỉnh trang các khu vực làng xóm giữ được đặc trưng truyền thống, bảo tồn các công trình di tích lịch sử văn hóa tôn giáo.

- Tổ chức khu nhà ở chất lượng cao, nhà ở sinh thái hiện đại. Các khu nhà ở thu nhập thấp, nhà ở phục vụ di dân GPMB.

- Bổ sung nâng cấp hệ thống dịch vụ hạ tầng xã hội: giáo dục, y tế, văn hóa...

- Tổ chức hệ thống đầu mối giao thông: tuyến đường Vành đai 4, tuyến đường chính đô thị, liên khu vực và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác: trạm điện, cấp nước, khu xử lý nước thải, bến bãi tiếp vận...

IV.4.4. Cấu trúc quy hoạch đô thị và các khu chức năng đô thị hiện nay:

Cấu trúc đô thị được xác lập trên các yếu tố:

- Địa hình cảnh quan tự nhiên: Sông Hồng, sông Cà Lồ, Kênh Thạch Phú, đầm Tiền Phong và hệ thống mương, hồ ao.

- Yếu tố văn hóa lịch sử: của khu vực làng xóm hiện có, liên kết không gian văn hóa đền Hai Bà Trưng.

- Các làng xóm, khu xây dựng hiện hữu.

- Khung kết cấu giao thông đường bộ, sắt, thủy.

* Tổ chức không gian xanh:

Cấu trúc không gian xanh đô thị lấy không gian xanh sông Hồng, sông Cà Lồ, kênh Thạch Phú, đầm Tiền Phong làm yếu tố tự nhiên để xác định hình thái đô thị. Từ khu vực không gian hành lang xanh tổ chức các dải xanh kết nối qua hệ thống mương, hồ đầm tự nhiên vào các khu công viên cây xanh lớn trong các phân khu đô thị, tạo nên hình ảnh đô thị sinh thái gắn kết với tự nhiên.

* Tổ chức hệ thống công cộng:

Hệ  thống công cộng đô thị được xác định phù hợp với QHCHN2030, với các trung tâm công cộng lớn nằm trên các tuyến đường chính đô thị MCN 100m, MCN 60m và đường vành đai 4.

Phát triển cấu trúc lõi công cộng theo trục hướng đường ngang theo các khu nhà ở, tạo thành trung tâm khu ở, từ đó phát triển tiếp hệ thống công cộng cấp đơn vị ở.

* Tổ chức phân khu chức năng các khu quy hoạch, ô quy hoạch:

Trên cơ sở mạng lưới giao thông và cấu trúc công cộng, cây xanh, tổ chức phân thành các khu chức năng và ô quy hoạch nhằm cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất và xác định quy mô dân số, bán kính phục vụ phù hợp với quy chuẩn xây dựng.

IV.4.5. Các vùng, khu vực đặc trưng cần kiểm soát:

Vị trí, quy mô các vùng, khu vực đặc trưng cần kiểm soát:

Kiểm soát không gian chung là thấp và trung tầng mật độ thấp.

Vị trí và các khu vực đặc trưng cần kiểm soát gồm:

- Khu vực dọc hai bên tuyến đường chính đô thị MCN 100m và MVN 60m bao gồm các công trình công cộng, nhà ở.

- Không gian đền Hai Bà Trưng.

- Không gian công viên cây xanh thể dục thể thao gắn với mặt nước, hồ điều hòa.

- Các khu vực làng xóm hiện hữu.

Quy mô sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn sau

Nội dung cần thực hiện tại các vùng, khu vực kiểm soát:

Trên cơ sở các vị trí và khu vực cần kiểm soát nêu trên, các nội dung cần thực hiện bao gồm:

- Lập quy hoạch chi tiết và các quy định quản lý.

- Kiểm soát quy mô dân số và chống lấn chiếm đất đai.

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

V.1. Đánh giá đặc trưng về môi trường và cảnh quan kiến trúc:

- Khu vực nghiên cứu nằm kề cận với sông Hồng, đầm Tiền Phong và đầm Vân Trì là không gian cảnh quan thiên nhiên có giá trị.

- Trong khu vực nghiên cứu có nhiều ao hồ phục vụ tưới tiêu thoát nước sẽ là cơ sở để tạo lập không gian cây xanh mặt nước, cải tạo môi trường đô thị.

- Các cụm làng xóm với đặc trưng kiến trúc của vùng Bắc Bộ.

V.2. Các nguyên tắc, yêu cầu chung thiết kế đô thị:

V.2.1. Các nguyên tắc chung thiết kế đô thị:

- Tuân thủ định hướng phát triển không gian quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (QHCHN2030) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011.

- Đảm bảo tính thống nhất từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể thuộc đô thị; phải có tính kế thừa kiến trúc, cảnh quan đô thị và phù hợp với điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đồng thời tôn trọng tập quán, văn hoá địa phương; phát huy các giá trị truyền thống để gìn giữ bản sắc của từng vùng, miền trong kiến trúc, cảnh quan đô thị.

- Khai thác hợp lý cảnh quan thiên nhiên nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹ, gắn với tiện nghi, nâng cao hiệu quả sử dụng không gian và bảo vệ môi trường đô thị.

- Tuân thủ quy định khống chế chiều cao tĩnh không sân bay quốc tế Nội Bài.

- Tuân thủ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, các chỉ tiêu khống chế đã được xác lập trong quy hoạch phân khu.

- Tuân thủ các yêu cầu, quy định được xác lập theo tiêu chuẩn, QCXDVN.

- Tuân thủ quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố đối với các công trình  có liên quan.

V.2.2. Yêu cầu chung về tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Bố cục quy hoạch công trình cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện vi khí hậu của khu đất thiết kế, phải lựa chọn được giải pháp tối ưu về bố cục công trình để hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió đối với điều kiện vi khí hậu trong công trình, hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng năng lượng cho mục đích hạ nhiệt hoặc sưởi ấm trong công trình.

- Quy mô đất công trình tuân thủ quy định về quy mô đã được xác lập trong quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Vị trí và quy mô cụ thể các chức năng sẽ được nghiên cứu trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Mật độ xây dựng công trình tối đa, tối thiểu phải đáp ứng theo theo quy định về đã được xác lập trong quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Tùy từng chức năng sử dụng và vị trí cụ thể mật độ xây dựng công trình tối đa, tối thiểu phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Tầng cao công trình tối đa, tối thiểu phải đáp ứng theo theo quy định về đã được xác lập trong quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Tùy từng chức năng sử dụng và vị trí cụ thể, tâng cao công trình tối đa, tối thiểu phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Chiều cao công trình phải đảm bảo hài hòa, đảm bảo tính thống nhất và mối tương quan về chiều cao các công trình lân cận cho từng khu chức năng và cho toàn khu vực;

- Chiều cao các tầng nhà, mái đón, mái hè phố, bậc thềm, ban công và các chi tiết kiến trúc (gờ, chỉ, phào…), phải đảm bảo hài hòa, đảm bảo tính thống nhất và mối tương quan về chiều cao với các công trình lân cận cho từng khu chức năng và cho toàn khu vực; khuyến khích xây dựng công trình có chiều cao các tầng nhà, mái đón, mái hè phố, bậc thềm, ban công và các chi tiết kiến trúc (gờ, chỉ, phào…) bằng nhau. 

- Khoảng lùi của công trình trên các đường phố chính và các ngã phố chính tuân thủ khoảng lùi tối thiểu đã được quy định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam, đảm bảo tính thống nhất trên các tuyến phố; khuyến khích nghiên cứu khoảng lùi lớn hơn nhằm tạo không gian quảng trường đối với các ngã phố chính.

- Hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc, hệ thống cây xanh, mặt nước, quảng trường phải phù hợp với không gian chung và tính chất sử dụng của công trình.

- Tỷ lệ đất trồng cây xanh trong các lô đất không thấp hơn các quy định đã được xác lập trong tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam, khuyến khích tạo lập hệ thống cây xanh lớn hơn theo quy định và nghiên cứu xây dựng công trình theo hướng đô thị xanh.

- Độ vươn ra của các chi tiết kiến trúc như mái đón, mái hè phố, bậc thềm, ban công và các chi tiết kiến trúc (gờ, chỉ, phào…) phải đảm bảo hài hòa, đảm bảo tính thống nhất và mối tương quan về độ vươn ra với các công trình lân cận cho từng khu chức năng và cho toàn khu vực; khuyến khích nghiên cứu xây dựng độ vươn ra của các chi tiết kiến trúc công trình bằng nhau. 

- Cổng ra vào, biển hiệu quản cáo phải đảm bảo hài hòa, đảm bảo tính thống nhất và mối tương quan về kích thước (chiều cao, chiều rộng), hình thức kiến trúc với các công trình lân cận cho từng khu chức năng và cho toàn khu vực; khuyến khích nghiên cứu xây dựng đảm bảo tính thống nhất bằng nhau.

V.3. Giải pháp thiết kế đô thị phân khu:

V.3.1. Cấu trúc không gian đô thị phân khu:

Phân bố khu vực nghiên cứu thành các khu vực trên cơ sở ranh giới nghiên cứu với các không gian cảnh quan tự nhiên hoặc các tuyến đường giao thông chính đô thị. Hình thành trung tâm cấp đô thị, khu vực và các khu ở hoặc đơn vị ở độc lập.

Phát triển các khu đô thị mới đồng bộ hiện đại gắn với cải tạo, chỉnh trang, xây dựng lại các khu ở hiện có, tạo dựng một phân khu đô thị hoàn chỉnh, đáp ứng các nhu cầu hạ tầng xã hội và nhà ở phục vụ khu công nghiệp.

Tổ chức không gian cảnh quan thấp tầng và trung tầng, đảm bảo chiều cao công trình phù hợp quy định về tĩnh không của sân bay Quốc tế Nội Bài. Hình thành các trục đô thị, trục cảnh quan và các không gian điểm nhấn trọng tâm, đảm bảo sự liên kết hài hòa với không gian xung quanh.

Tại các khu ở hình thành các đơn vị ở, với hạt nhân khu ở là khu công viên, vườn hoa cây xanh, trung tâm thương mại dịch vụ và trường trung học phổ thông.

Các đơn vị ở tổ chức các nhóm ở, với hạt nhân đơn vị ở là khu cây xanh, vườn hoa, công cồng đơn vị ở và cụm trường tiểu học, trung học cơ sở.

Theo đó hình thành hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật: trạm cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, bến bãi đỗ xe.

V.3.2. Phân vùng thiết kế đô thị:

Phân vùng thiết kế đô thị trên cơ sở các khu vực dựa trên cơ sở ranh giới nghiên cứu với các không gian cảnh quan tự nhiên hoặc các tuyến đường giao thông chính đô thị đã được xác lập trong quy hoạch sử dụng đất.

Phân vùng thiết kế đô thị trong phân khu bao gồm các khu chức năng đô thị, các ô quy hoạch, trục đường chính, khu vực không gian mở, khu vực điểm nhấn, cụ thể như sau:

- Các khu chức năng đô thị, gồm: công trình công cộng thành phố, khu ở, đơn vị ở; công viên, cây xanh mặt nước; công trình thể dục thể thao; đường giao thông và các tiện ích đô thị; các nhóm nhà.

- Các ô quy hoạch đã xác lập trong phân khu đô thị  

- Các trục tuyến chính, quan trọng là là hai bên trục đường chính đô thị MCN 100m, MCN 60m, tuyến đường vành đai 4 và các đường liên khu vực.

- Các điểm nhấn quan trọng dọc tuyến đường chính đô thị MCN 100m, MCN 60m, tuyến đường vành đai 4.

- Các không gian mở: kết nối với Kênh Thạch Phú, đầm Vân Trì và sông Hồng.

V.3.3. Thiết kế đô thị đối với khu chức năng

Công trình công cộng cấp thành phố, khu ở, đơn vị ở:

* Chức năng:

Công trình công cộng cấp thành phố, khu ở, đơn vị ở bao gồm các chức năng chính: Thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa, hành chính quản lý đô thị và công trinh công cộng hỗn hợp khác. 

 * Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

 - Tuân thủ định hướng phát triển không gian QHCHN2030.

- Đảm bảo tính thống nhất từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể thuộc phân khu đô thị.

- Khai thác hợp lý cảnh quan thiên nhiên nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹ, gắn với tiện nghi, nâng cao hiệu quả sử dụng không gian và bảo vệ môi trường đô thị.

- Tuân thủ quy định khống chế chiều cao tĩnh không sân bay quốc tế Nội Bài.

- Tuân thủ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, các chỉ tiêu khống chế đã được xác lập trong quy hoạch phân khu về quy mô diện tích, mật độ xây dựng tối đa, tối thiểu ; hệ số sử dụng đất tối đa, tối thiều; tầng cao công trình tối đa, tối thiểu.

- Tuân thủ các yêu cầu, quy định được xác lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam đối với các chức năng thành phần của đất công cộng thành phố, khu ở, đơn vị ở về công trình Thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa, hành chính quản lý đô thị và công trinh công cộng hỗn hợp khác 

- Tuân thủ quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố đối với các công trình  Thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa, hành chính quản lý đô thị và công trình công cộng hỗn hợp khác như : Quyết định 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp ; Quyết định 260/2006/QĐ-TTg ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp; Quyết định số 07/2008/QĐ-BXD ngày 27/5/2008 của Bộ Xây dựng về ban hành thiết kế điển hình...

* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Được thực hiện như yêu cầu chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan.

Công trình giáo dục, dạy nghề:

* Chức năng:

Công trình giáo dục, dạy nghề bao gồm các trường trung học phổ thông, dạy nghề; trung học cơ sở; tiểu học; mầm non.

* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Được thực hiện như yêu cầu chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan.

* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Được thực hiện như yêu cầu chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan.

- Đảm bảo giao thông đường phố tại khu vực cổng ra vào công trình được an toàn và thông suốt, không bị tắc nghẽn: có diện tích tập kết người và xe trước cổng (còn gọi là vịnh đậu xe); cổng và phần hàng rào giáp hai bên cổng lùi sâu khỏi ranh giới lô đất, tạo thành chỗ tập kết có chiều sâu tối thiểu 4m, chiều ngang tối thiểu bằng 4 lần chiều rộng của cổng.

Đất cây xanh:

* Chức năng:

Đất cây xanh trong phân khu đô thị gồm cây xanh thành phố, khu ở, đơn vị ở (công viên, vườn hoa, cây xanh đường phố). Cây xanh đô thị bao gồm cả công trình thể thao, khu vui chơi giải trí, đường đi, sân bãi, mặt nước và một số công trình kiến trúc trong khuôn viên công viên, vườn hoa.

Trong đất cây xanh thành phố cần có chức năng riêng biệt (như: công viên thiếu nhi, công viên thể thao, vườn bách thú, bách thảo, công viên nước …).

Trong đất cây xanh khu ở cần có chức năng riêng biệt (như: khu cây xanh, khu vui chơi, thể thao …)

Trong đất cây xanh đơn vị ở bao gồm: Vườn hoa (tổ chức dành cho dạo chơi, thư giãn, nghỉ ngơi)  sinh hoạt văn hóa (như biểu diễn nghệ thuật quần chúng, triển lãm hay hoạt động tập luyện TDTT…)

* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Được thực hiện như các nguyên tắc chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan

- Khai thác hợp lý không gian mặt nước nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹ, gắn với tiện nghi, nâng cao hiệu quả sử dụng không gian và bảo vệ môi trường đô thị.

- Tuân thủ các yêu cầu, quy định được xác lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam đối với các chức năng thành phần của đất cây xanh.

- Tuân thủ quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố đối với các công trình  xây dựng trong khu cây xanh...

* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

Được thực hiện như yêu cầu chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh.

Cây xanh trong phân khu đô thị phải được gắn kết chung với các loại cây xanh sử dụng hạn chế, cây xanh chuyên môn, và vành đai xanh ngoài phân khu đô thị (kể cả mặt nước) thành một hệ thống hoàn chỉnh, liên tục.

Cây xanh phải thoả mãn yêu cầu thông gió, chống ồn, điều hoà không khí và ánh sáng, cải thiện tốt môi trường vi khí hậu để đảm bảo nâng cao sức khoẻ vận động viên và người tham gia thể thao.

Bố cục cây xanh công viên, vườn hoa, cây xanh đường phố cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện vi khí hậu của khu đất thiết kế, phải lựa chọn được giải pháp tối ưu về bố cục công trình để hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió đối với điều kiện vi khí hậu trong công trình, hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng năng lượng cho mục đích hạ nhiệt hoặc sưởi ấm trong công trình.

Tổ chức không gian xanh phải tận dụng, khai thác, lựa chọn đất đai thích hợp, phải kết hợp hài hoà với mặt nước, với môi trường xung quanh, tổ chức thành hệ thống với nhiều dạng phong phú : tuyến, điểm, diện

- Khi thiết kế công viên, vườn hoa phải lựa chọn loại cây trồng và giải pháp thích hợp nhằm tạo được bản sắc địa phương, dân tộc và hiện đại, không xa lạ với tập quán địa phương  Ngoài ra, lựa chọn cây trồng trên các vườn hoa nhỏ phải đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển không ảnh hưởng đến tầm nhìn các phương tiện giao thông.

- Các loại cây trồng phải đảm bảo các yêu cầu sau: Cây phải chịu được gió, bụi, sâu bệnh; Cây thân đẹp, dáng đẹp; Cây có rễ ăn sâu, không có rễ nổi; Cây lá xanh quanh năm, không rụng lá trơ cành hoặc cây có giai đoạn rụng lá trơ cành vào mùa đông nhưng dáng đẹp, màu đẹp và có tỷ lệ thấp; Không có quả thịt gây hấp dẫn ruồi muỗi; Cây không có gai sắc nhọn, hoa quả mùi khó chịu; Có bố cục phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt.

- Về phối kết các loại cây, hoa nên: Nhiều loại cây, loại hoa; Cây có lá, hoa màu sắc phong phú  theo 4 mùa; Nhiều tầng cao thấp, cây thân gỗ, cây bụi và cỏ, mặt nước , tượng hay phù điêu và công trình kiến trúc.

- Sử  dụng các quy luật trong nghệ thuật phối kết cây với cây, cây với mặt nước, cây với công trình và  xung quanh hợp lý, tạo nên sự hài hoà, lại vừa có tính tương phản vừa có tính tương tự, đảm bảo tính hệ thống tự nhiên.

Đât nhóm nhà ở:

* Chức năng:

Đất nhóm nhà ở bao gồm đất ở, cây xanh, dịch vụ công cộng nhóm nhà ở, trường mầm non, vườn hoa, đư­ờng nội bộ, sân chơi luyện tập TDTT, bãi đỗ xe… Trong đất ở bao gồm nhà ở chung cư, liền kế, biệt thự, nhà vườn.

Đất nhóm nhà ở phân loại thành đất nhóm nhà ở xây dựng mới; nhóm nhà ở hiện có cải tạo xây dựng lại và nhóm nhà ở hiện có cải tạo chỉnh trang để kiểm soát phát triển

- Được thực hiện như các nguyên tắc chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh.

- Tuân thủ các yêu cầu, quy định được xác lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam đối với các chức năng thành phần của đất nhóm nhà ở

* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Được thực hiện như các nguyên tắc chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh.

- Tuân thủ các yêu cầu, quy định được xác lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam đối với các chức năng thành phần của đất nhóm nhà ở

* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Được thực hiện như yêu cầu chung về tổ chức không gian, kiến trúc.

Đât hỗn hợp:

* Chức năng:

Đất hỗn hợp bao gồm nhiều chức năng, cơ quan, trụ sở, thương mại, văn phòng, nhà ở, công cộng …

* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Được thực hiện như các nguyên tắc chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh.

* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Được thực hiện như yêu cầu chung về tổ chức không gian, kiến trúc.

Đât di tích, tôn giáo tín ngưỡng:

* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

 - Được thực hiện như các nguyên tắc chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan

- Tuân thủ quy định Luật di sản.

* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Đảm bảo khu vực bảo vệ I của di tích theo Luật định; Khu vực bảo vệ II là khu vực bao quanh hoặc tiếp giáp với khu vực bảo vệ I để bảo vệ cảnh quan và môi trường – sinh thái của di tích và là khu vực được phép xây dựng các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.Việc xác định khu vực bảo vệ II được thực hiện theo Luật định.

- Bố cục quy hoạch công trình cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện vi khí hậu của khu đất thiết kế, phải lựa chọn được giải pháp tối ưu về bố cục công trình để hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió đối với điều kiện vi khí hậu trong công trình, hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng năng lượng cho mục đích hạ nhiệt hoặc sưởi ấm trong công trình và phù hợp với tổng thể khu di tích.

- Việc thiết kế cải tạo xây dựng lại công trình di tích không làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích (như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích) hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch; Không làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.

- Việc thiết kế cải tạo xây dựng lại công trình di tích được thực hiện theo Luật định và phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc, hệ thống cây xanh, mặt nước phải phù hợp với không gian chung của di tích.

Đât cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo:

* Chức năng:

- Đất cơ quan, trường đào tạo chủ yếu được xác định trên cơ sở hiện có.

- Nhu cầu xác lập đất cơ quan, trường đào tạo sẽ được xác định trên cơ sở quỹ đất công cộng thành phố, khu ở và được cụ thể hóa ở giai đọan sau được cấp thẩm quyền phê duyệt.

 * Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Được thực hiện như nguyên tắc chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh.

* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Được thực hiện như yêu cầu chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan

- Đảm bảo giao thông đường phố tại khu vực cổng ra vào công trình được an toàn và thông suốt, không bị tắc nghẽn: có diện tích tập kết người và xe trước cổng (còn gọi là vịnh đậu xe); cổng và phần hàng rào giáp hai bên cổng lùi sâu khỏi ranh giới lô đất, tạo thành chỗ tập kết có chiều sâu tối thiểu 4m, chiều ngang tối thiểu bằng 4 lần chiều rộng của cổng.

Đât công nghiệp kho tàng:

 * Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Được thực hiện như nguyên tắc chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh.

 * Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Tuân thủ các quy định về thiết kế đô thị được xác lập trong quy hoạch và dự án đầu tư đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Đât giao thông:

* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

 - Tuân thủ định hướng phát triển không gian QHCHN2030.

- Đảm bảo tính thống nhất từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể thuộc phân khu đô thị.

- Khai thác hợp lý cảnh quan thiên nhiên nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹ, gắn với tiện nghi, nâng cao hiệu quả sử dụng không gian và bảo vệ môi trường đô thị.

- Tuân thủ quy hoạch giao thông đã được xác lập trong quy hoạch phân khu.

- Tuân thủ các yêu cầu, quy định được xác lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

. * Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Tuân thủ quy hoạch giao thông và quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đã được xác lập trong phân khu đô thị.

- Mặt cắt ngang đường gồm nhiều bộ phận cấu thành: phần xe chạy, hè đường, lề đường, phần phân cách (phần phân cách giữa, phần phân cách ngoài), phần trồng cây, các làn xe phụ... Tuỳ theo loại đường phố và nhu cầu cấu tạo từng vị trí mà có thể có đầy đủ hoặc không có đầy đủ các bộ phận này.

- Việc lựa chọn hình khối và quy mô mặt cắt ngang điển hình phải xét đến loại đường phố và chức năng, kết hợp với điều kiện xây dựng, điều kiện tự nhiên, kiến trúc cảnh quan đô thị và giải pháp xây dựng theo giai đoạn, đặc biệt chú trọng vấn đề an toàn giao thông và nguyên tắc nối mạng lưới đường.

- Công trình xây dựng, cây xanh không được làm hạn chế tầm nhìn và che khuất các biển báo hiệu, tín hiệu điều khiển giao thông. Các công trình công cộng có đông người ra vào, chờ đợi, các công trình trên hè phố như ki-ốt, bến chờ phương tiện giao thông công cộng, biển quảng cáo, cây xanh phải không được làm ảnh hưởng tới sự thông suốt và an toàn của giao thông.

- Đường xe đạp:  dọc theo đường phố từ cấp đường chính khu vực trở lên, phải bố trí đường riêng cho xe đạp và phải có dải ngăn cách hoặc vạch phân cách với đường ô-tô. Trên các loại đường khác có thể bố trí chung đường xe đạp với đường ô-tô. Bề rộng đường xe đạp tối thiểu 3,0m.

- Khoảng cách đi bộ từ nơi ở, nơi làm việc đến bến xe công cộng không quá 500m.

- Khoảng cách giữa các bến giao thông công cộng trong đô thị:Đối với bến ô-tô buýt, ô-tô điện và tàu điện: không lớn hơn 600m; Đối với bến ô-tô buýt và ô-tô điện tốc hành, tàu điện cao tốc ngầm hoặc trên cao: tối thiểu là 800m. Trạm chuyển xe từ phương tiện này sang phương tiện khác với chiều dài đi bộ nhỏ hơn 200m.

- Hè và đường đi bộ: Chiều rộng đường đi bộ qua mặt đường xe chạy ở cùng độ cao phải đảm bảo lớn hơn 6m đối với đường chính và lớn hơn 4m đối với đường khu vực.

- Khoảng cách giữa 2 đường đi bộ qua đường xe chạy ở cùng độ cao phải lớn hơn 300m đối với đường chính và lớn hơn 200m đối với đường khu vực.

- Hè đi bộ - đường đi bộ cần được phủ mặt bằng vật liệu cứng liền khối hoặc lắp ghép đảm bảo cho bộ hành đi lại thuận lợi và thoát nước tốt.

- Cây xanh đường phố phải căn cứ phân cấp tầng bậc và tính chất các loại đường mà bố trí cây trồng: hàng trên vỉa hè, hàng trên dải phân cách, hàng rào và cây bụi, kiểu vườn hoa.

- Kích thước chỗ trồng cây được quy định như sau: Cây hàng trên hè, lỗ để trống lát hình vuông: tối thiểu 1,2mx1,2m; hình tròn đường kính tối thiểu 1,2m.

- Một số quy định đối với cây xanh trồng trên vỉa hè: Cây có thân thẳng, gỗ dai đề phòng bị giòn gẫy bất thường, tán lá gọn, thân cây không có gai, có độ phân cành cao; Lá cây có bản rộng để tăng cường quá trình quang hợp, tăng hiệu quả làm sach môi trường; Hoa quả (hoặc không có quả) không hấp dẫn ruồi nhặng làm ảnh hưởng đến VSMT; Tuổi thọ cây phải dài (50 năm trở lên), có tốc độ tăng trưởng tốt, có sức chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết, ít bị sâu bệnh, mối mọt phá hoại; Cây phải có hoa đẹp, có những biểu hiện đặc trưng cho các mùa….

- Cầu vượt, hầm chui cho người đi bộ phải được bố trí tại: các nút giao thông có lưu lượng xe và người đi bộ lớn; nút giao thông khác độ cao; nút giao nhau giữa đường đô thị với đường sắt; các vị trí gần ga tàu điện ngầm, điểm đỗ ô-tô, sân vận động. Khoảng cách giữa các hầm và cầu đi bộ ³500m.

- Quảng trường: Đối với quảng trường chính bố trí ở trung tâm đô thị không cho phép xe thông qua; chỉ cho phép các phương tiện giao thông vào phục vụ các công trình ở quảng trường. Trên quảng trường trước các công trình công cộng có nhiều người qua lại, phải tách đường đi bộ và đường giao thông nội bộ ra khỏi đường giao thông chạy thông qua. Phần dành cho giao thông nội bộ phải bố trí bãi đỗ xe và bến xe công cộng. Quảng trường giao thông và quảng trường trước cầu, phải theo sơ đồ tổ chức giao thông. Quảng trường nhà ga cần tổ chức rõ ràng phân luồng hành khách đến và đi, đảm bảo an toàn cho hành khách đi đến bến giao thông công cộng và đến bãi đỗ xe với khoảng cách ngắn nhất. Quảng trường đầu mối các công trình giao thông cần có quy hoạch phân khu rõ ràng để hành khách có thể chuyển từ phương tiện này sang phương tiện khác được thuận tiện, nhanh chóng và an toàn.

- Tĩnh không là giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ đối với phần không gian bên trên. Không cho phép tồn tại bất kì chướng ngại vật nào, kể cả các công trình thuộc về đường như biển báo, cột chiếu sáng… nằm trong phạm vi tĩnh không. Khổ tĩnh không tối thiểu của đường là 4,75m tính từ chỗ cao nhất của phần xe chạy theo chiều thẳng đứng. Trường hợp giao thông xe đạp (hoặc bộ hành) được tách riêng khỏi phần xe chạy của đường ôtô, tĩnh không tối thiểu của đường xe đạp và đường bộ hành là hình chữ nhật cao 2,5m, rộng 1,5m.

V.3.4. Thiết kế đô thị đối với ô quy hoạch:

* Chức năng:

Chức năng trong các ô quy hoạch được xác lập trên bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; Tùy từng ô quy hoạch các chức năng được xác lập bao gồm đất dân dụng, dân dụng khác và ngoài dân dụng, trong đó gồm có: đất công cộng thành phố, khu ở, đơn vị ở ; giáo dục, dạy nghề ; cây xanh thành phố, khu ở, đơn vị ở ; di tích ; cơ quan viện nghiên cứu; công nghiệp kho tàng, hạ tầng kỹ thuật và giao thông các cấp. 

* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan

- Được thực hiện như nguyên tắc chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh.    

* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Được thực hiện như yêu cầu chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh.

V.3.5. Thiết kế đô thị đối với các trục tuyến chính, quan trọng:

* Chức năng:

- Các trục tuyến chính, quan trọng là là hai bên trục đường chính đô thị MCN 100m, MCN 60m, tuyến đường vành đai 4 và các đường liên khu vực.

- Chức năng trên các trục tuyến chính, quan trọng được xác lập trên bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; Tùy từng trục, tuyến chính, các chức năng được xác lập bao gồm  đất công cộng thành phố, khu ở, đơn vị ở ; giáo dục, dạy nghề ; cây xanh thành phố, khu ở, đơn vị ở ; di tích ; cơ quan viện nghiên cứu ; công nghiệp kho tàng, hạ tầng kỹ thuật và giao thông các cấp. 

* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan

- Được thực hiện như nguyên tắc chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh.   

* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Được thực hiện như yêu cầu chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh.

V.3.6. Thiết kế đô thị đối với các điểm nhấn trọng tâm:

* Chức năng:

- Các điểm nhấn quan trọng dọc tuyến đường chính đô thị MCN 100m, MCN 60m, tuyến đường vành đai 4 và các đường liên khu vực.

- Chức năng khu vực trọng tâm chủ yếu là công trình công cộng thành phố, khu ở và công viên cây xanh. 

* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan

- Được thực hiện như nguyên tắc chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh.   

* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Được thực hiện như yêu cầu chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh.

V.3.7. Thiết kế đô thị đối với các không gian mở:

* Chức năng:

- Các không gian mở bao gồm công viên, vườn hoa, mặt nước hồ điều hòa kết nối với Kênh Thạch Phú, đầm Tiền phong, đầm Vân Trì và sông Hồng.

* Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan

- Được thực hiện như các nguyên tắc chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh.  

* Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Được thực hiện như yêu cầu chung về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh.

           

QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

VI.1. Quy hoạch giao thông

VI.1.1. Hiện trạng

Khu đất lập quy hoạch hiện nay cơ bản vẫn thuộc khu vực nông nghiệp, chủ yếu là ruộng canh tác nên chỉ có các tuyến đường ngoài đô thị, bao gồm các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến giao thông liên huyện, liên xã liên thôn và các tuyến đường dân sinh.

* Quốc lộ:

Đi cắt qua khu đất lập quy hoạch hiện có quốc lộ 23 với chiều dài khoảng 8km. Hiện nay Quốc lộ 23 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng với nền đường rộng khoảng 9m, mặt đường xe chạy rộng khoảng 5,5-6m (mặt cắt 1A – 1A và 1B – 1B). Một số đoạn đang được cải tạo mở rộng với nền đường rộng 15,5 – 16m, mặt đường xe chạy rộng 10,5 – 11,0m (mặt cắt 1C – 1C và 1D – 1D)

* Tỉnh lộ

- Đường đê sông Hồng là tuyến giao thông quan trọng đi qua các xã nằm ven sông Hồng. Đoạn qua khu đất lập quy hoạch có chiều dài khoảng 3km, mặt đường bê tông xi măng rộng khoảng 3,5m, lề hai bên rộng 1m (mặt cắt 2-2)

* Đường liên huyện

- Đường Nam Hồng - chợ Yên (mặt cắt 3-3) là tuyến giao thông liên huyện nối quốc lộ 23 tại Chợ Yên với quốc lộ 3 tại khu vực thị trấn Đông Anh. Tuyến đường này mới được xây dựng cải tạo với mặt đường nhựa rộng 7,0-7,5m, nền đường rộng khoảng 10,0 – 10,5m. Đoạn đi qua khu dân cư làng xóm đã được xây dựng hệ thống cống nắp đan thoát nước dọc.

- Đường 35: nối quốc lộ 23 với khu công nghiệp Quang Minh và các xã nằm dọc theo sông Cà Lồ. Tuyến đường này có chiều dài qua khu đất quy hoạch khoảng 2km, đi dọc theo nhánh sông Cà Lồ, có nền đường rộng 5,0 – 5,5m, mặt đường nhựa rộng khoảng 3,0 – 3,5m (mặt cắt 4-4).

* Các tuyến đường liên xã và các tuyến đường khác

- Đường Liễu Trì  - phố Hạ: nối quốc lộ 23 với đường đê sông Hồng, có chiều dài qua khu đất lập quy hoạch khoảng 2,3km, nền đường rộng khoảng 7,0 - 7,50m, mặt đường rộng 5,0 – 5,5m (mặt cắt 5 – 5).

- Đường vào đền thờ Hai Bà Trưng: có chiều qua khu đất lập quy hoạch khoảng 1,7km, nền đường rộng khoảng 7,0 - 7,50m, mặt đường rộng 5,0 – 5,5m (mặt cắt 5 – 5).

- Các tuyến liên thôn, xóm: có nền đường rộng khoảng 5,0m.

- Các tuyến đường dân sinh

- Các tuyến đường đã xây dựng theo quy hoạch tại khu đô thị mới Cienco 5: gồm các tuyến đường chính khu vực 4 làn xe rộng 24m (lòng đường rộng 15m, hè hai bên rộng 4,5m), các tuyến đường phân khu vực rộng 13,5, 15,5 và 18,5m (lòng đường rộng 7,5m, hè hai bên rộng 3-5,5m).

- Trong khu đô thị Hà Phong hiện cũng đã xây dựng nền các tuyến đường nội bộ theo quy hoạch rộng 11,5 – 13,5m. Đường vào khu đô thị Hà Phong có nền đường rộng 17m, mặt đường xe chạy rộng 14m.

VI.1.2. Quy hoạch

VI.1.2.1. Nguyên tắc và giải pháp thiết kế

            - Tuân thủ Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung khu Đô thị Mê Linh tỷ lệ 1/5000 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu đô thị Mê Linh đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt.

            - Khớp nối thống nhất các dự án;

            - Hệ thống giao thông phải đảm bảo khả năng liên hệ nhanh chóng và an toàn giữa các khu chức năng trong khu quy hoạch với nhau và với các tuyến đường đã xác định trong quy hoạch chung;

            - Hệ thống các công trình phục vụ giao thông trong khu vực phải đáp ứng nhu cầu phát triển, đảm bảo thuận tiện cho các đối tượng tham gia giao thông;

            - Mạng lưới đường được thiết kế theo tầng bậc. Các đường cấp thấp hơn chủ yếu chỉ đấu nối với các tuyến đường cao hơn một cấp. Trường hợp đường cấp thấp đấu nối ra đường cao hơn hai cấp trở lên sẽ tổ chức giao thông để chỉ được rẽ phải giao nhập vào dải giao thông địa phương. Vị trí các điểm đấu nối phải đảm bảo không gây ảnh hưởng nhiều đến dòng giao thông trên các tuyến đường cấp cao hơn nhưng cũng phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân trong khu vực quy hoạch;

Theo quy định, tại quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, chỉ nghiên cứu và thể hiện đến các tuyến đường cấp phân khu vực. Các tuyến đường cấp nội bộ sẽ tiếp tục được bổ sung tại các quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500;

            - Mật độ mạng lưới đường (tính đến cấp đường phân khu vực) tại khu vực xây dựng mới phải đạt từ 10km/km2 trở lên (tương ứng với khoảng cách giữa các tuyến khoảng 150 - 250m).

VI.1.2.2. Nội dung thiết kế

            Khu vực lập quy hoạch phân khu đô thị N1 tỷ lệ 1/2000 có quy mô khoảng 2343ha, với dân số 220 nghìn người. Khu quy hoạch nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông do có các tuyến đường quy hoạch lớn xung quanh và đi cắt qua khu quy hoạch. Trong khu vực lập  quy hoạch còn có các làng xóm cũ do đó mạng lưới giao thông cần có sự kết nối giữa các khu làng xóm cũ với khu ở mới.

VI.1.2.2.1. Giao thông đối ngoại

            Theo Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đi dọc theo ranh giới phía Tây phân khu đô thị N1 là đường vành đai 4 và tuyến đường sắt vành đai.

            - Đường vành đai 4:

            Được xác định là tuyến đường vành đai đối ngoại của thành phố trung tâm. Có chiều dài qua khu quy hoạch khoảng 3,46km, mặt cắt ngang điển hình rộng 120m với 6 làn xe cao tốc ở giữa, đường gom hai bên, đường dành riêng cho xe buýt nhanh (BRT) và tuyến đường sắt vành đai là đường đôi, khổ đường 1,435m (mặt cắt 1-1)

            - Tuyến đường sắt vành đai:

            Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, tuyến đường sắt vành đai đi chung hành lang với đường vành đai 4.

            Tại khu vực Mê Linh, tuyến đường sắt vành đai và đường vành đai 4 đi qua, vừa phải vượt qua sông Hồng bằng cầu. Do đường sắt và đường bộ có độ dọc chênh lệch đáng kể nên vị trí tiếp đất của tuyến đường sắt vành đai và đường vành đai 4 sẽ cách nhau khá xa. Việc bố trí đường sắt quốc gia có tải trọng lớn và đường bộ đi chung cầu rất phức tạp về kết cấu, khó phân đợt xây dựng và việc tổ chức nút giao thông đầu cầu rất phức tạp. Hơn nữa, khi đường sắt đi trong hành lang xây dựng đường vành đai 4 sẽ rất khó khăn trong việc tổ chức nút giao.

            Vì vậy, tại đồ án này, ngoài phương án tuyến đường sắt vành đai đi chung hành lang với đường vành đai 4, đề xuất thêm phương án tuyến đường sắt vành đai và đường vành đai 4 sẽ vượt qua sông Hồng bằng cầu riêng. Cầu đường sắt sẽ ở phía thượng lưu và cách cầu đường bộ khoảng 150m.

VI.1.2.2.2. Giao thông đô thị

a/ Đường sắt đô thị:

            Theo quy hoạch chung, tại phân khu đô thị N1 có tuyến đường sắt đô thị số 7 theo quy hoạch dự kiến đi nổi dọc theo dải phân cách trung tâm tuyến đường cầu Thượng Cát - đô thị Mê Linh (đường vành đai 3,5).

   Đoạn tuyến đường sắt đô thị số 7 đi qua phân khu quy hoạch N1 có chiều dài khoảng 5,48km, dự kiến bố trí 6 nhà ga, trong đó hai nhà ga tại trung tâm đô thị Mê Linh và các khu đất công cộng đô thị.

b/ Các tuyến đường cấp đô thị:

            Theo Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, xung quanh và đi cắt qua khu quy hoạch có các tuyến đường cấp đô thị như sau:

            - Tuyến đường trục trung tâm Mê Linh là đường trục chính đô thị, tuyến đường này đã được UBND Thành phố phê duyệt chỉ giới đường đỏ tại Quyết định số 1510/QĐ-UBND ngày 30/3/2011. Chiều dài trong phạm vi lập quy hoạch khoảng 6,50km, mặt cắt ngang điển hình rộng 100m (mặt cắt 2-2). Tại một số đoạn được mở rộng cục bộ (đoạn đi qua khu đô thị CIENCO 5, đoạn qua khu trung tâm hành chính huyện Mê Linh) có mặt cắt ngang rộng 143m và 185m – 197,5m (mặt cắt 2A-2A, 2B-2B)..

            - Tuyến đường trục chính đô thị nối cầu Thượng Cát với đường vành đai 3 (đường vành đai 3,5) có chiều dài trong phạm vi lập quy hoạch khoảng 5,49km, mặt cắt ngang điển hình rộng 60m (10-12 làn xe). Trên tuyến đường này còn dự kiến bố trí tuyến đường sắt đô thị số 7, nối khu vực nội đô mở rộng ở phía Nam sông Hồng với khu đô thị Mê Linh - Đông Anh. Do đó, thành phần mặt cắt tuyến đường bao gồm: 2 dải xe cao tốc rộng 12mx2 (6 làn xe); 2 dải xe địa phương rộng 7mx2 (4 làn xe); dải phân cách trung tâm rộng 4m, có dự phòng để xây dựng hệ thống trụ của tuyến đường sắt đô thị trong trường hợp tuyến này được bố trí đi trên cao, hè hai bên rộng 7m x 2; (mặt cắt 3-3). Đoạn giao với tuyến đường trục trung tâm Mê Linh bố trí cầu vượt đường bộ và đường sắt (mặt cắt 3* - 3*)

            * Các tuyến đường chính đô thị và liên khu vực

            + Tuyến đường có hướng tuyến song song và cách đường vành đai 4 về phía Đông khoảng 830-840m (tuyến 1), đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ tại Quyết định số 6327/QĐ-UBND ngày 23/12/2010. Chiều dài trong phạm vi lập quy hoạch khoảng 2,33km, mặt cắt ngang rộng 48m. Thành mặt cắt ngang tuyến đường gồm hai dải xe chạy rộng 15mx2 (8 làn xe, trong đó có thể bố trí 2 làn đỗ xe dọc đường), dải phân cách trung tâm rộng 2m và hè hai bên rộng 8mx2 (mặt cắt 4-4).

            - Tuyến đường có hướng tuyến song song với trục trung tâm Mê Linh và đi qua khu vực Chợ Yên (tuyến 2), có chiều dài trong phạm vi lập quy hoạch khoảng 3,35km, mặt cắt ngang rộng 48m. Dự kiến thành mặt cắt ngang tuyến đường gồm hai dải xe chạy rộng 11,25-15m mỗi dải (6 hoặc 8 làn xe), dải phân cách trung tâm rộng 2-9,5m và hè hai bên rộng 8mx2 (mặt cắt 4-4).

            - Tuyến đường có hướng tuyến song song với tuyến đường vành đai 3,5 và đi qua khu vực chợ Yên ở phía Đông Nam huyện Mê Linh (tuyến 3), có chiều dài trong phạm vi lập quy hoạch khoảng 2,59km, mặt cắt ngang rộng 48m. Dự kiến thành mặt cắt ngang tuyến đường gồm hai dải xe chạy rộng (11,25-15m mỗi dải (6 hoặc 8 làn xe), dải phân cách trung tâm rộng 2-9,5m và hè hai bên rộng 8mx2 (mặt cắt 4-4). Riêng đoạn đi qua đầm Tiền Phong được thu hẹp cục bộ, mặt cắt ngang rộng 40m (mặt cắt 5-5), nằm ngoài ranh giới quy hoạch.

            - Tuyến đường có hướng tuyến song song với trục trung tâm Mê Linh và đi qua khu vực Tráng Việt (tuyến 4), có chiều dài trong phạm vi lập quy hoạch khoảng 2,36km, mặt cắt ngang rộng 48m. Dự kiến thành mặt cắt ngang tuyến đường gồm hai dải xe chạy rộng 11,25-15m mỗi dải (6 hoặc 8 làn xe), dải phân cách trung tâm rộng 2-9,5m và hè hai bên rộng 8mx2 (mặt cắt 4-4).

            Các tuyến đường cấp đô thị nói trên được cập nhật từ Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung khu Đô thị Mê Linh tỷ lệ 1/5000, Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu đô thị Mê Linh, các quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt và được chính xác hóa trên cơ sở chỉ giới đường đỏ các tuyến đường đã được phê duyệt.

            Tổng chiều dài các tuyến đường cấp đô thị trong phạm vi lập quy hoạch khoảng 22,62km, diện tích chiếm đất khoảng 163,35ha.

c/ Các tuyến đường cấp khu vực:

            Các tuyến đường cấp khu vực được cập nhật từ Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung khu Đô thị Mê Linh tỷ lệ 1/5000, Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu đô thị Mê Linh và được chính xác hóa trên cơ sở chỉ giới đường đỏ các tuyến đường đã được phê duyệt và từ việc khớp nối các quy hoạch chi tiết và các dự án.

            Trong phạm vi lập quy hoạch, các tuyến đường cấp khu vực gồm có các tuyến đường chính khu vực và các tuyến đương khu vực.

            - Hầu hết các tuyến đường chính khu vực đều có mặt cắt ngang điển hình rộng 24m (mặt cắt 6A-6A) với thành phần mặt cắt ngang gồm phần đường xe chạy rộng 7mx2 (4 làn xe), dải phân cách trung tâm rộng 1m và hè hai bên rộng 4,5mx2. Các tuyến đường chính khu vực khác có mặt cắt ngang rộng 27m (30m, 36m, 40m) (mặt cắt 6B-6B, 6C-6C), cũng là các tuyến đường 4 làn xe, tuy nhiên dải phân cách trung tâm được mở rộng đểu phù hợp với chức năng sử dụng đất khu vực tuyến đường đi qua. Riêng tuyến đường đê sông Hồng có mặt cắt ngang dao động từ 31-43m, gồm 4 làn xe trong đo 2 làn xe đi trên mặt đê, hai làn xe đi dưới chân đê (mặt cắt 6D-6D). Các tuyến đường chính khu vực phần lớn có hướng tuyến song song và vuông góc với các tuyến đường cấp đô thị, các tuyến còn lại được cải tạo nâng cấp trên cơ sở các tuyến đường hiện có (quốc lộ 23, đường 35) hoặc đi dọc theo các hành lang xanh, nêm xanh.

            Tổng chiều dài các tuyến đường chính khu vực trong phạm vi lập quy hoạch khoảng 87,14km, diện tích chiếm đất khoảng 191,25ha.

            - Các tuyến đường khu vực là các tuyến đường có mặt cắt ngang rộng 17 – 21,25m, lòng đường rộng 10,5m-11,25m, hè hai bên rộng (3,25-5m)x2 (mặt cắt 7-7).

            Tổng chiều dài các tuyến đường khu vực trong phạm vi lập quy hoạch khoảng 72,18km, diện tích chiếm đất khoảng 107,11ha.

            Tổng chiều dài các tuyến đường cấp khu vực trong phạm vi lập quy hoạch khoảng 159,32km, diện tích chiếm đất khoảng 298,36ha.

d/ Các tuyến đường cấp nội bộ:

            Tại quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, nghiên cứu và thể hiện đến các tuyến cấp phân khu vực là đường 2 làn xe rộng (3,5-3,75m)x2. Các tuyến cấp nội bộ khác (đường nhóm nhà ở, vào nhà; đường đi xe đạp và đường đi bộ) mới chỉ là gợi ý, sẽ được xác định cụ thể tại quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.

            Các tuyến đường phân khu vực trong phạm vi lập quy hoạch có mặt cắt ngang điển hình rộng 13 – 17,5m với lòng đường rộng 7-7,5m, hè hai bên rộng 3-5m, một số tuyến được mở rộng thành đường đôi rộng 27m. Các tuyến đường phân khu vực chủ yếu đấu nối vào các tuyến đường chính khu vực rộng 24m, đường gom các đường cấp đô thị. Tại các vị trí giao với các tuyến đường cấp đô thị về cơ bản phải đảm bảo khoảng cách đến nút giao gần nhất khoảng 250-300m, trừ những trường hợp đặc biệt. Hầu hết các nút giao giữa các tuyến đường phân khu vực với các tuyến đường cấp đô thị chỉ tổ chức giao thông rẽ phải (không mở dải phân cách trung tâm hoặc dải phân cách giữa phần đường xe chạy suốt và đương gom trên các tuyến đường cấp đô thị)

            Về dạng lưới tại phân khu đô thị N1, các đường phân khu vực cùng với các đường cấp đô thị tạo thành mạng lưới dạng ô cờ kết hợp với đường cụt, đường vòng để đảm bảo phân cấp mạng lưới rõ ràng trong hệ thống giao thông đô thị.

            Tổng chiều dài các tuyến đường phân khu vực trong phạm vi lập quy hoạch khoảng 85,16km, diện tích chiếm đất khoảng 113,31ha.

e/ Các nút giao thông:

* Nút giao khác cốt:

            Trong phân khu đô thị N1, các nút giao thông giữa đường vành đai 4 (đường cao tốc đô thị) với các đường cấp đô thị khác, đường trục trung tâm đô thị Mê Linh (đường trục chính đô thị) với các đường chính đô thị khác là các nút giao khác cốt theo đúng quy định.

            Về hình thức nút giao, dự kiến nút giao giữa đường vành đai 4 và các đường cấp đô thị là nút giao liên thông. Các nút giao giữa đường trục trung tâm đô thị Mê Linh với các đường cấp đô thị khác dự kiến là nút giao trực thông.

* Nút giaobằng:

Các nút giao còn lại là các nút giao bằng, trong đó:

            - Các nút giao cắt giữa các tuyến đường cấp liên khu vực với nhau là các nút giao thông lớn, cần bố trí đèn điều khiển tín hiệu giao thông, các đảo dẫn hướng.

            - Các nút giao cắt giữa các tuyến đường cấp liên khu vực với các tuyến đường cấp thấp hơn khác phải đảm bảo khoảng cách giữa các nút giao này từ 250m trở lên.  Trường hợp không đạt, chỉ cho phép rẽ phải vào (ra) từ các làn xe tốc độ thấp ở sát bó vỉa, không được mở dải phân cách giữa kết hợp biển báo, sơn kẻ phân luồng

Tại một số đoạn trên các tuyến đường liên khu vực bố trí thêm đường gom có chức năng như đường địa phương, cho phép các tuyến đường cấp nội bộ đấu nối trực tiếp với dải đường gom này.

g/ Trạm xe buýt:

            Các trạm xe buýt được bố trí trên các tuyến đường liên khu vực và chính khu vực. Nguyên tắc bố trí trạm: không bố trí trạm xe buýt trước khi vào nút giao thông chính; khoảng cách các trạm khoảng 300-500m và không quá 800m; xây dựng vịnh đón trả khách tại các điểm đỗ để không gây ùn ứ giao thông trên tuyến đường. Cụ thể sẽ được xác định theo quy hoạch chuyên ngành.

h/ Giao thông tĩnh:

* Nguyên tắc bố trí:  

- Đất ngoài dân dụng đô thị phải tự đảm bảo nhu cầu đỗ xe.

- Nhu cầu đỗ xe của các công trình nhà ở cao tầng, thấp tầng và công cộng chủ yếu tự cân đối tại các bãi đỗ xe, gara nằm trong khuôn viên, tầng một, tầng hầm các công trình này. Các gara và bãi đỗ xe này nằm trong khuôn viên các khu đất xây dựng công trình nên không tính vào chỉ tiêu đất giao thông.

- Các bãi đỗ xe tập trung (phục vụ nhu cầu đỗ xe vãng lai) được bố trí trong  các khu đất công cộng, đất xây xanh, diện tích chiếm đất không vượt quá 20% tổng diện tích khu đất.

- Lựa chọn vị trí bãi đỗ xe tập trung:

+ Bán kính phục vụ trong phạm vi từ  400-500m.

+ Tiếp giáp với khu vực làng xóm hiện có, khu vực Đông dân cư, nhũng khu vực không tự đảm bảo được khả năng đỗ xe trong bản thân đất xây dựng công trình. Tại các vị trí này có thể  xây dựng thành các bãi đỗ nhiều tầng để nâng cao sức chứa và tiết kiệm đất đai.

* Tính toán diện tích bãi đỗ xe công cộng:

- Với dân số tính đến năm 2050 của khu quy hoạch là 190.000 người, tổng nhu cầu diện tích bãi đỗ xe là 76,0ha (4m2/người).

- Trên cơ sở nguyên tắc bố trí và thực tế quỹ đất của phân khu đô thị N1, dự kiến bố trí các điểm bãi đỗ xe tập trung (phục vụ nhu cầu đỗ xe vãng lai) nằm trong các đơn vị ở với tổng diện tích là 50,87ha (chiếm 66,93% tổng nhu cầu diện tích bãi đỗ xe; chiếm khoảng  4,3% diện tích đất đơn vị ở). Đối với phần diện tích đỗ xe còn lại 25,13ha (33,07%) sẽ được nghiên cứu bổ sung trong bản thân các công trình: công cộng; chung cư cao tầng; cơ quan; trường đào tạo ... để đảm bảo đáp ứng đủ chỉ tiêu đất bãi đỗ xe 4m2/người.

   - Các bãi đỗ xe công cộng tập trung khác:

Sẽ theo khả năng quỹ đất thực tế, chủ yếu phục vụ xe taxi và các nhu cầu khác trên cơ sở tận dụng tối đa quỹ đất trong các nút giao khác cốt, gầm cầu cạn đường bộ, dải phân cách (nằm trong thành phần đất đường phố); các bãi đỗ trong các nút giao khác cốt phải đảm bảo không ảnh hưởng đến giao thông tại nút giao và an toàn giao thông.

            Cụ thể trong phân khu đô thị N1 như sau:

            - Các trung tâm vận tải đa phương tiện, điểm trung chuyển xe buýt:

            Được bố trí tại nơi giao nhau giữa các tuyến đường sắt đô thị và các đường giao thông chính dự kiến có nhiều tuyến xe buýt. Cụ thể, tại phân khu đô thị N1, dự kiến bố trí trung tâm vận tải đa phương tiện được bố trí tại các vị trí dự kiến bố trí ga tuyến đường sắt đô thị số 7 đi dọc theo tuyến đường vành đai 3,5, tại khu vực các nút giao nhau giữa tuyến đường vành đai 3,5 với các tuyến đường cấp đô thị và đường chính khu vực. Các trung tâm vận tải đa phương tiện này được bố trí hai bên đường vành đai 3,5, có quy mô diện tích từ 0,28ha đến 2 ha.

            Tổng diện tích các trung tâm vận tải đa phương tiện (ĐP1, ĐP2,..ĐP12) khoảng 9,41ha.

            - Các điểm trung chuyển xe buýt:

            Gồm các điểm trung chuyển được bố trí kết hợp với các trung tâm vận tải đa phương tiện dọc theo tuyến đường vành đai 3,5, các điểm điểm trung chuyển xe buýt dọc theo đường trục trung tâm Mê Linh và các điểm trung chuyển được bố trí tại khu vực Chợ Yên, trên tuyến đường liên khu vực B= 48m (tuyến số 3).

            + Dự kiến bố trí 08 điểm trung chuyển xe buýt dọc theo đường trục trung tâm Mê Linh. Các điểm trung chuyển xe buýt này được bố trí hai bên trục trung tâm Mê Linh, tại vị trí các nút giao giữa trục trung tâm Mê Linh với các tuyến đường cấp đô thị và đường chính khu vực, có diện tích từ 0,54ha đến 1,48ha, tổng diện tích khoảng 3,22ha.

            + Điểm trung chuyển được bố trí tại khu vực Chợ Yên có diện tích khoảng 1,56ha.

            Tổng diện tích các điểm trung chuyển xe buýt (TC1, TC2,...TC9) khoảng 4,78ha

* Tổng diện tích các trung tâm vận tải đa phương tiện và điềm trung chuyển xe buýt14,19ha. Ngoài ra còn có các bãi đỗ xe được bố trí trong gầm cầu cạn, nút giao thông khác cốt, đất cây xanh thành phố và đất ngoài dân dụng không tính chỉ tiêu.

* Các chỉ tiêu đạt được :

            - Tổng diện tích khu vực quy hoạch          : 2343,64 ha(100%)

            - Dân số                                                         : 190000 người

            - Diện tích đất giao thông                            : 623,53ha (26,60%)

Trong đó :

+ Đường vành đai 4                                     : 34,32 (1,46%)

+ Đường cấp đô thị                                      : 197,67 ha (8,43%)

+ Đường cấp khu vực                                  : 496,03 ha (21,16%)

+ Đường phân khu vực                                : 609,34ha (26,00%)

+ Điểm trung chuyển đa phương tiện, điểm trung chuyển và đầu cuối xe buýt                                                                                              : 14,19ha (0,6%)

- Mật độ mạng lưới giao thông:     

            + Đến đường cấp khu vực                           : 7,90km/km2

            + Đến đường cấp phân khu vực                 : 11,54km/km2

* Đối với đất đơn vị ở:

- Tổng diện tích đất đơn vị ở                         : 1188,24ha(100%)  

- Diện tích bãi đỗ xe tập trung                      : 50,87ha (4,3%)

Bảng các chỉ tiêu đạt được của mạng lưới giao thông phân khu đô thị N1

TT

Chỉ tiêu mạng lưới giao thông tính đến

Chỉ tiêu theo Quy chuẩn xây dựng VN

Chỉ tiêu đạt được

của khu quy hoạch

Tỉ lệ

(%)

Mật độ

(km/km2)

Tỉ lệ

(%)

Mật độ

(km/km2)

1

Đường khu vực

13

6,50-8,0

21,35

7,90

2

Đường phân khu vực

18

10,0-13,3

26,19

11,54

VI.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật

VI.2.1. Hiện trạng:

* Hiện trạng nền:

Khu đất lập quy hoạch có địa hình khá bằng phẳng. Cao độ nền phổ biến từ 8,5m – trên 10m. Khu vực ruộng canh tác có cao độ nền thấp hơn khu vực dân cư, làng xóm, các cơ quan, đơn vị quân đội, cơ sở sản xuất kinh doanh khoảng 0,5 – 1,5m.

Đê tả Hồng ở phía Nam có cao độ mặt đê khoảng 15,5-16m.

Trong phạm vi lập quy hoạch tồn tại một số khu vực trũng thấp ở phía Nam (dọc theo mương Thạnh Phú và các khu vực ven đầm Tiền Phong - đầm Và có cao độ tự nhiên khoảng 6-7,5m.

* Thủy văn:

Trong khu đất lập quy hoạch có các tuyến sông, đầm hồ khá lớn là: nhánh sông Cà Lồ - mương Thạnh Phú và đầm Và - Tiền Phong thuộc hệ thống sông Ngũ Huyện Khê.

- Mương Thạnh Phú là tuyến mương tiêu lớn ra sông Cà Lồ thông qua tuyến nhánh sông Cà Lồ, có chiều rộng đoạn qua khu vực lập quy hoạch dao động từ 11-39m (mặt cắt A-A). Khi mực nước sông Cà Lồ cao, không đảm bảo thoát nước tự chảy, việc tiêu nước từ kênh Thạnh Phú vào nhánh sông Cà Lồ được thực hiện thông qua trạm bơm đầu mối Thường Lệ. Chiều dài kênh Thanh Phú đoạn qua khu vực lập quy hoạch khoảng 1.9km. Nhánh sông Cà Lồ đoạn qua khu đất lập quy hoạch có chiều dài khoảng 1.5km, chiều rộng khoảng 14m, dọc theo huyện lộ 35 (mặt cắt B-B). Dọc theo nhánh sông Cà Lồ hiện còn có các trạm bơm tưới phục vụ nông nghiệp.

- Sông Ngũ Huyện Khê có 2 nhánh chính:

+ Nhánh phía Bắc (đầm Tiền Phong) dài khoảng 6,8km chảy qua xã Thanh Lâm thị trấn Quang Minh và xã Tiền Phong.

+ Nhánh phía Nam (đầm Và) dài khoảng 2,7km bắt đầu từ ranh giới xã Tráng Việt và Tiền Phong, chạy dọc theo ranh giới huyện Mê Linh và Đông Anh, sau đó hợp lưu với nhánh phía Bắc.

Đầm Tiền Phong đoạn nối với đầm Vân Trì ở phía Nam chỗ rộng nhất lên tới 350m. Các đoạn đầu nguồn gồm 2 nhánh phía Bắc và phía Nam chỗ rộng nhất khoảng 160-140m và nhỏ dần về phía thượng lưu.

Hiện trên đầm Tiền Phong có đập Tiền Phong được xây dựng để trữ nước tưới phục vụ nông nghiệp và xả lũ vào mùa mưa với 4 cống kích thước 1,5m x 2,5m.

* Hiện trạng tưới:

Đất canh tác nông nghiệp trong phạm vi lập quy hoạch đã có hệ thống tưới chủ động khá hoàn chỉnh. Nguồn nước tưới được lấy từ sông Cà Lồ và đầm Tiền Phong thông qua hệ thống các trạm bơm tưới, tiêu.

* Hiện trạng tiêu:

 Khu đất quy hoạch tiêu nước ra hai trục tiêu chính của huyện Mê Linh, trong đó:

- Mương Thạnh Phú – nhánh sông Cà Lồ là tuyến tiêu lớn nhất của huyện Mê Linh ra sông Cà Lồ. Trên tuyến tiêu này hiện có  thông qua tuyến nhánh sông Cà Lồ, đảm nhận lưu vực tiêu khoảng 5200ha thuộc huyện Mê Linh. Lưu vực tiêu ra sông Thạnh Phú là lưu vực  kết hợp tiêu tự chảy khi mực nước sông Cà Lồ thấp, bơm cưỡng bức ra sông Cà Lồ thông qua trạm bơm Thường Lệ tại xã Đại Thịnh với công suất 24,4m3/s.

- Đầm Tiền Phong và đầm Và là đoạn thượng lưu của sông Ngũ Huyện Khê thuộc địa phận huyện Mê Linh. Sông Ngũ Huyện Khê bình thường tiêu tự chảy ra sông Cầu. Khi mực nước sông Cầu cao, không đảm bảo tiêu tự chảy, việc tiêu nước cho các lưu vực thuộc huyện Mê Linh và Đông Anh được bơm ra sông Hồng thông qua trạm bơm Phương Trạch, công suất 7,11m3/s và Hải Bối, công suất 20m3/s.

     VI.2.2 Quy hoạch

            VI.2.2.1. Quy hoạch thoát nước mưa

a) Nguyên tắc thiết kế:

- Hệ thống thoát nước mưa trong khu đất quy hoạch là hệ thống thoát nước hỗn hợp, chủ yếu là thoát nước riêng tự chảy, chu kỳ tính toán là 2 năm, riêng các tuyến cống có kích thước tương đương D1500mm trở lên và thoát nước cho các tuyến đường lớn xung quanh khu quy hoạch, chu kỳ tính toán là 5 năm.

- Phù hợp với tình hình hiện trạng khu vực, thuận lợi cho phân kỳ xây dựng.

- Các tuyến cống thoát nước mưa ngoài việc đảm bảo thoát nước mặt cho khu vực  lập quy hoạch còn đảm bảo tiêu thoát nước cho các khu vực lân cận.

b) Hướng thoát nước:

- Theo định hướng quy hoạch chung, khu đất lập quy hoạch thuộc lưu vực thoát nước về sông Cà Lồ thông qua hệ thống mặt nước kênh Thạch Phú và thoát về sông Ngũ Huyện Khê thông qua hệ thống đầm Tiền Phong, đầm Và, đầm Vân Trì.

+ Lưu vực thoát về sông Cà Lồ: khi mực nước sông Cà Lồ thấp (Hmn<8m), tiêu tự chảy ra sông Cà Lồ. Khi mực nước sông Cà Lồ cao (Hmn≥8m) đập trên hệ thống thoát nước, tại vị trí giao cắt với tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai đóng lại, toàn bộ lưu vực tiêu động lực ra sông Hồng thông qua trạm bơm Hoàng Kim (công suất 35-62m3/s);

+ Lưu vực thoát ra sông Ngũ Huyện Khê: bình thường tiêu tự chảy ra sông Cầu. Khi mực nước sông Cầu cao, ứng với cao độ mực nước tại đập Cổ Loa Hmn>6,50m, lưu vực này sẽ thoát ra sông Hồng thông qua các trạm bơm Hải Bối, Phương Trạch, Vĩnh Thanh, Long Tửu

- Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai thực hiện dự án xây dựng trạm bơm Văn Khê, công suất 24 – 52m3/s, thay thế cho trạm bơm Hoàng Kim, đảm bảo tiêu thoát nước cho khu vực huyện Mê Linh và một phần thị xã Phúc Yên

c) Tính toán hệ thống thoát nước mưa

* Phương pháp tính toán:

Sử dụng phương pháp cường độ giới hạn với công thức:

Q = q x  x F (l/s; m3/s)

Trong đó:

Q - lưu lượng tính toán (l/s; m3/s)

q - lưu lượng đơn vị (l/s.ha; m3/s.ha ).

 - Hệ số dòng chảy:  0,6.

F - diện tích lưu vực (ha)

* Các hồ điều hòa thoát nước:

Theo quy hoạch chung, trong phân khu đô thị N1 bố trí hệ thống mặt nước lớn nối thông với đầm Tiền Phong ở phía Tây và hệ thống mặt nước nối thông với hồ đầu mối trước trạm bơm Hoàng Kim ở phía Nam. Ngoài ra, phân khu đô thị N1 còn nằm kề cận  hệ thống mặt nước lớn của thành phố là hệ thống đầm Tiền Phong, đầm Vân Trì và sông Cà Lồ ở phía Bắc, có cao độ nền tự nhiên phần lớn đảm bảo thoát nước tự chảy nên khá thuận lợi cho thoát nước đô thị.

Tổng diện tích mặt nước trong phân khu đô thị N1 khoảng 110ha, chiếm khoảng 4,6% diện tích phân khu đô thị, phần diện tích còn thiếu hụt so với chỉ tiêu diện tích hồ điều hòa chiếm 5% diện tích đô thị sẽ được bù dắp bởi hệ thống mặt nước nằm trong phân khu đô thị GN.

* Các lưu vực thoát nước:

Trên cơ sở hướng thoát nước, phân khu đô thị N1 được chia ra 2 lưu vực thoát nước lớn sau đây:

- Lưu vực nằm phía Tây phân khu đô thị (lưu vực 1A) có cao độ nền phổ biến từ 10,5 – 11m, thuộc lưu vực thoát nước tự chảy ra sông Cà Lồ khi mực nước sông Cà Lồ thấp (Hmn<8,0m) hoặc bơm cưỡng bức ra sông Cà Lồ, khi mực nước sông Cà Lồ cao (Hmn≥8,0m), thoát ra sông Hồng thông qua trạm bơm Thường Lệ công suất 24,4m3/s và trạm bơm Văn Khê (thay thế trạm bơm Hoàng Kim) công suất 24-52m3/s.

- Lưu vực nằm phía Đông phân khu đô thị (lưu vực 1B) thoát nước về đầm đầm Tiền Phong ở phía Đông và đầm Và ở phía Nam. Lưu vực này thoát tự chảy, khi mực nước sông Cầu thấp (ứng với cao độ mực nước tại đập Cổ Loa Hmn<6,50m). Khi mực nước sông Cầu cao (cao độ mực nước tại đập Cổ Loa Hmn≥6,50m) lưu vực này sẽ thoát ra sông Hồng thông qua các trạm bơm Hải Bối, Phương Trạch, Vĩnh Thanh, Long Tửu

Lưu vực 1A:

+ Lưu vực 1A.1: nằm phía Đông đường vành đai 4, phía Bắc trục trung tâm Mê Linh và phía Tây hệ thống mặt nước dọc theo kênh Thạnh Phú. Lưu vực này thoát nước về kênh Thạnh Phú.

Các tuyến cống chính ở lưu vực được xây được dọc theo các tuyến đường cấp đô thị và đường chính khu vực, hướng thoát nước chính là Bắc - Nam và Tây - Đông. Các tuyến cống nhánh thu gom nước mưa từ các tiểu lưu vực về các tuyến cống chính.

Các tuyến cống chính chủ yếu là các tuyến cống hộp có kích thước B x H=2,5m-3,5m x 1,5m-2,0m, được tính toán với chu kỳ 5 -10 năm.

+ Lưu vực 1A.2: nằm phía Đông đường vành đai 4, phía Nam trục trung tâm Mê Linh, phía Tây và phía Bắc hệ thống mặt nước nối với kênh Thạnh Phú. Lưu vực này thoát nước về hệ thống mặt nước nối với Thạnh Phú.

Các tuyến cống chính ở lưu vực được xây được dọc theo các tuyến đường cấp đô thị và đường chính khu vực, hướng thoát nước chính là Bắc - Nam và Tây - Đông. Các tuyến cống nhánh thu gom nước mưa từ các tiểu lưu vực về các tuyến cống chính.

Các tuyến cống chính chủ yếu là các tuyến cống hộp có kích thước B x H=1,5m-2,0m x 1,5m-3,0m, được tính toán với chu kỳ 5 -10 năm.

+ Lưu vực 1A.3: nằm phía phía Nam trục trung tâm Mê Linh, phía Đông hệ thống mặt nước nối với kênh Thạnh Phú (khu vực Hạ Lôi), thoát nước về hệ thống mặt nước nối với Thạnh Phú.

Các tuyến cống chính ở lưu vực được xây được dọc theo các tuyến đường cấp đô thị và đường chính khu vực, hướng thoát nước chính là Nam - Bắc và Đông - Tây. Các tuyến cống nhánh thu gom nước mưa từ các tiểu lưu vực về các tuyến cống chính.

Các tuyến cống chính chủ yếu là các tuyến cống hộp có kích thước B x H=2,0m-3,5m x 2,0m, được tính toán với chu kỳ 5 -10 năm.

Lưu vực 1B:

được chia thành 5 lưu vực nhỏ hơn sau đây:

+ Lưu vực 1B.1: nằm phía Đông Bắc phân khu đô thị, phía Bắc là tuyến mặt nước quy hoạch nối thông với đầm Tiền Phong. Các tuyến cống chính xây dựng dọc theo tuyến đường vành đai 3,5 và tuyến đường chính khu vực B =24m còn đảm nhận việc thoát nước cho một phần phân khu đô thị N2 và GN nằm giáp phía Bắc phân khu đô thị N1 và phía Nam đường vành đai 3. Lưu vực này thoát nước trực tiếp vào tuyến mặt nước quy hoạch nối thông với đầm Tiền Phong ở phía Nam.

Các tuyến cống chính ở lưu vực được xây dựng dọc theo các tuyến đường cấp đô thị và đường chính khu vực, hướng thoát nước chính là Bắc - Nam. các tuyến cống nhánh có hướng thoát nước là Đông - Tây và Tây - Đông, thu gom nước mưa từ các tiểu lưu vực về các tuyến cống chính.

Các tuyến cống chính chủ yếu là các tuyến cống hộp có kích thước B x H=2,0m-3,0m x 2,0m, được tính toán với chu kỳ 5 -10 năm.

+ Lưu vực 1B.2: phía Nam tuyến mặt nước quy hoạch nối thông với nhánh phía Bắc của đầm Tiền Phong, phía Bắc trục trung tâm Mê Linh. Lưu vực này thoát nước trực tiếp vào tuyến mặt nước quy hoạch nối thông với đầm Tiền Phong ở phía Bắc.

Các tuyến cống chính ở lưu vực được xây được dọc theo các tuyến đường cấp đô thị và đường chính khu vực, hướng thoát nước chính là Nam - Bắc. Các tuyến cống nhánh có hướng thoát nước là Đông - Tây và Tây - Đông, thu gom nước mưa từ các tiểu lưu vực về các tuyến cống chính.

Các tuyến cống chính chủ yếu là các tuyến cống hộp có kích thước B x H=1,5m-2,0m x 1,5m-2,0m, được tính toán với chu kỳ 5 -10 năm.

+ Lưu vực 1B.3: nằm phía Nam trục trung tâm Mê Linh, phía Tây nhánh phía Nam của đầm Tiền Phong, thoát nước vào đầm Tiền Phong ở phía Đông.

Các tuyến cống chính ở lưu vực được xây được dọc theo các tuyến đường cấp đô thị và đường chính khu vực, hướng thoát nước chính là Nam - Bắc và Tây - Đông. Các tuyến cống nhánh thu gom nước mưa từ các tiểu lưu vực về các tuyến cống chính.

Các tuyến cống chính chủ yếu là các tuyến cống hộp có kích thước B x H=2,0m-1,0m-2,0, được tính toán với chu kỳ 5 -10 năm.

+ Lưu vực 1B.4: nằm hai bên tuyến đường B=60m có hướng tuyến Đông Tây đi qua khu vực chợ Yên, thoát nước vào đầm Tiền Phong ở phía Đông.

Các tuyến cống chính ở lưu vực được xây được dọc theo các tuyến đường B =48m,  hướng thoát nước Tây - Đông về đầm Tiền Phong. Các tuyến cống nhánh thu gom nước mưa từ các tiểu lưu vực về các tuyến cống chính.

Các tuyến cống chính chủ yếu là các tuyến cống hộp có kích thước B x H=2,5m-5,0m x 2,0m-2,5m, được tính toán với chu kỳ 5 -10 năm.

+ Lưu vực 1B.5: nằm ở phía Nam phân khu đô thị N1, thoát nước trực tiếp vào đầm Tiền Phong ở phía Nam và phía Đông.

Các tuyến cống chính ở lưu vực được xây được dọc theo các tuyến đường cấp đô thị và đường chính khu vực,  hướng thoát nước chính là Bắc - Nam và Tây - Đông. Các tuyến cống nhánh thu gom nước mưa từ các tiểu lưu vực về các tuyến cống chính.

Các tuyến cống chính chủ yếu là các tuyến cống hộp có kích thước B x H=1,0m x 1,0m được tính toán với chu kỳ 5năm.

Đối với các khu vực làng xóm cũ xây dựng các tuyến rãnh nắp đan, bố trí dọc theo các tuyến đường thôn, xóm... thu gom nước mưa sau đó thoát ra các tuyến cống chính trong khu vực. Các tuyến rãnh này cụ thể sẽ được xác định trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết sau này.

            VI.2.2.2. Quy hoạch san nền

a) Cao độ nền:

- Lưu vực thoát nước về sông Cà Lồ, cao độ nền được căn cứ vào cao độ mực nước tính toán của sông Cà Lồ với Hmax ứng với P=10% là 8,99m và tính toán thủy lực hệ thống cống thoát nước, cơ bản bám sát cao độ tự nhiên.

- Lưu vực thoát nước về đầm Tiền Phong, cao độ nền được căn cứ vào cao độ mực nước tính toán của đầm Tiền Phong (Hmax = 7,60m) và tính toán thủy lực hệ thống cống thoát nước.

- Lưu vực thoát nước về đầm Vân Trì, cao độ nền được căn cứ vào cao độ mực nước tính toán của đầm Vân Trì (Hmax = 7,40-7,50m) và tính toán thủy lực hệ thống cống thoát nước.

- Cao độ tim đường tại các ngả giao nhau được xác định trên cơ sở các cao độ đã khống chế, quy hoạch mạng lưới cống thoát nước mưa, đảm bảo độ sâu chôn cống.

- Cao độ nền các ô đất được thiết kế đảm bảo thoát nước tự chảy, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước các ô đất.

- Đối với các khu vực công viên cây xanh, hồ điều hòa sẽ được thực hiện theo dự án riêng.

- Đối với các khu vực nằm trong danh mục các dự án đợt 1 (khu ĐTM Thanh Lâm – Đại Thịnh 2, khu Biệt thự nhà vườn Nhung Nga, khu Đô thị Hà Phong...) các khu vực đã được đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (khu đô thị CIENCO5)... cao độ san nền cũng như hệ thống thoát nước mưa sẽ được thực hiện theo các dự án đã được phê duyệt và đầu tư xây dựng.

- Đối với các khu vực làng xóm hiện có sẽ được san gạt cục bộ, cụ thể sẽ được xác định trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết cải tạo chỉnh trang trong các khu dân cư,làng xóm hiện có.

- Cao độ san nền khu đất: Hmin » 8,60m ; Hmax » 10,30m.

b) Tính toán khối lượng san nền:

- Khối lượng san nền được tính toán theo 2 phương pháp sau:

+ Phương pháp 1: Sử dụng lưới ô vuông để tính toán khối lượng cho các ô đất.

+ Phương pháp 2: Sử dụng mặt cắt ngang thi công để tính toán khối lượng cho các tuyến đường.

Công thức tính toán:

         + Phương pháp 1:

               H1 + H2 + H3 + H4

         W1 =  -------------------------   x Fô

                           4

         Trong đó:

         W1                              : Khối lượng cát san nền các ô đất (m3).                                     H1, H2, H3, H4        : Độ cao thi công tại các điểm góc tính toán (m)

         Fô                               : Diện tích ô vuông tính toán (m2)

+ Phương pháp 2:

                                             F1 + F2

                                 W2 =  ----------- x L,

                                                  2

Trong đó:

W2                             : Khối lượng san nền đường

        F1,F2                          : Diện tích các mặt cắt (m2)

         L                                 : Khoảng cách giữa 2 mặt cắt

VI.2.2.3 Tổng hợp khối lượng và khái toán giá thành

a) Khối lượng xây dựng hệ thống thoát nước mưa

- Cống tròn bê tông cốt thép kích thước từ D600mm – D1500mm : 7900m

- Cống bản bê tông cốt thép có kích thước B x H = 0,8m – 5,0m x H1,0m – 2,5m: 2670m

- Kinh phí xây dựng: khoảng 36,744,662 nghìn đồng

b) Khối lượng san nền

- Tổng khối lượng đắp nền : khoảng 673,929 m3.

- Tổng khối lượng đào nền : khoảng 82,124 m3

- Kinh phí xây dựng           : khoảng 52,464,847 nghìn đồng

     VI.3. Quy hoạch cấp nước

            VI.3.1. Hiện trạng

   Hiện nay, trong phạm vi lập quy hoạch chưa có mạng lưới cấp nước sạch. Dân cư trong khu vực chủ yếu sử dụng nước từ giếng khoan có xử lý hoặc không xử lý, giếng khơi hoặc nước mưa. Một số cơ quan, đơn vị và cơ sở sản xuất kinh doanh đã có trạm xử lý nước cục bộ cấp nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

            * Nhận xét:

   Để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị và cải thiện tình hình cung cấp nước sạch cho các khu dân cư hiện có, cần xây dựng hoàn thiện mạng lưới đường ống truyền dẫn, phân phối bao trùm khu vực phát triển đô thị để đảm bảo nhu cầu cấp nước cho toàn bộ khu vực đô thị cũng như các khu vực làng xóm nông thôn trên địa bàn huyện.

            VI.3.2. Quy hoạch

            a/ Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu áp dụng:

   Chỉ tiêu cấp nước cho sinh hoạt, công trình công cộng, dịch vụ, nước tưới cây, rửa đường như sau:

+ Sinh hoạt:

180

l/người/ngày đêm

+ Công trình công cộng thành phố, khu ở, trường đạo tạo, viện nghiên cứu, trường THPT:

40

m3/ha/ ngày đêm

+ Công trình công cộng đơn vị ở, trường mầm non:

15

% nước sinh hoạt

+ Đất khu, cụm công nghiệp tập trung:

40

m3/ha/ ngày đêm

+ Đất cây xanh, TDTT thành phố, khu vực:

30

m3/ha/ ngày đêm

+ Phục vụ cho tưới rửa đường thành phố, khu vực:

5

m3/ha/ ngày đêm

+ Đất công trình đầu mối HTKT

30

m3/ha/ ngày đêm

+ Đất công nghiệp

40

m3/ha/ ngày đêm

+ Đất an ninh quốc phòng

30

m3/ha/ ngày đêm

+ Nước dự phòng, rò rỉ

25

% tổng công suất

   *Tiêu chuẩn về hệ số không điều hòa:

   - Hệ số không điều hòa ngày:   = 1,2 ¸ 1,4 Þ lấy  = 1,3

   - Hệ số không điều hòa giờ :  =              

   Trong đó:

   +: Hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trình, chế độ làm việc của các cơ sở sản xuất và các điều kiện địa phương khác = 1,2 ¸ 1,5 lấy  = 1,3

   + : Hệ số kể đến số dân trong khu vực

               Dân số khu vực N = 190.000 người Þ   » 1,0

           Vậy  = 1,3 * 1,0 » 1,3

      b/ Dự báo nhu cầu dùng nước:

Tổng nhu cầu dùng nước ngày cao nhất khoảng : 96.265 m3/ng.đ

      c/ Nguồn nước:

Nguồn chính cấp nước chính: Từ nhà máy nước mặt sông Hồng  với công suất đến năm 2020 là: 300.000 m3/ngày đêm; Công suất đến năm 2030 là: 450.000 m3/ngày đêm Thông qua các tuyến ống truyền dẫn  đường kính Æ300 - Æ1500mm xây dựng dọc theo các tuyến đường quy hoạch.

   Ngoài nguồn chính nêu trên, khu quy hoạch còn được bổ sung nguồn nước từ nhà máy nước ngầm Bắc Thăng Long hiện có với công suất đến năm 2020 là 50.000m3/ngày đêm và nhà máy nước mặt sông Hồng.

   Trước mắt, khi các nhà máy nước mặt chưa được xây dựng, phân khu đô thị N1 có thể được cấp nước từ: Nhà máy nước Bắc Thăng Long

      d/ Mạng lưới cấp nước:               

Ống truyền dẫn: Ngoài các tuyến ống truyền dẫn Æ1500mm chạy dọc trục đường từ Cầu Thượng Cát lên trung tâm hành chính huyện Mê Linh cấp nước từ nhà máy nước Sông Hồng tới còn có tuyến ống cấp nước Æ1200 - Æ600mm chạy dọc trục đường trung tâm hành chính huyện Mê Linh, các tuyến ống cấp nước Æ800 - Æ600mm từ nhà máy nước Bắc Thăng Long đến tạo thành mạng lưới cấp nước truyền dẫn theo dạng mạch vòng.

   Ống phân phối: Các tuyến ống phân phối được xác định với khoảng cách giữa các tuyến ống truyền dẫn, các đường ống phân phối này được bố trí dọc theo các tuyến đường quy hoạch (chủ yếu là đường cấp khu vực), lấy nước từ các tuyến ống truyền dẫn cấp nước cho các ô quy hoạch.

   Các tuyến ống phân phối được tính toán thủy lực theo giờ dùng nước lớn nhất với  vận tốc kinh kế khoảng 0,3 -1 m/s và cho trường hợp có cháy cho kết quả các tuyến ống này có đường kính từ Æ150mm đến Æ200mm.

      e/ Cấp nước chữa cháy:

      Dọc theo các tuyến ống cấp nước đường kính từ F100 trở lên dự kiến đặt một số họng cứu hoả, khoảng cách giữa các họng cứu hoả theo quy định, quy phạm hiện hành. Các họng cứu hoả này sẽ có thiết kế riêng và phải có sự phối hợp thống nhất với cơ quan phòng cháy chữa cháy của khu vực. Đối với các công trình cao tầng, cần có hệ thống chữa cháy riêng cho từng công trình.

   Do trong phân khu quy hoạch có nhiều hồ điều hoà nên sẽ được sử dụng vào mục đích chữa cháy bằng cách xây dựng các hố thu chữa cháy. Các hố thu này sẽ có thiết kế riêng.

            g/ Khối lượng và kinh phí xây dựng:

      - Khối lượng xây dựng đường ống theo quy hoạch chung  F300 ¸ F1500: 52.680 m

      - Khối lượng xây dựng đường ống thiết kế F150 ¸ F200: 117.165 m

      - Họng cứu hỏa : 750 họng

      - Kinh phí xây dựng: 258.637.500.000 đồng

   IV.4. Quy hoạch cấp điện và thông tin liên lạc:

            IV.4.1.Quy hoạch cấp điện:

            VI.4.1.1. Hiện trạng

            * Nguồn điện:

Khu đất lập quy hoạch hiện nay được cấp nguồn từ  trạm biến áp 110KV Quang Minh thông qua các tuyến điện trung thế 35KV để cấp điện cho các nhà máy xí nghiệp và khu dân cư trong khu đất

            * Tuyến điện cao thế 110KV:

Phía Bắc khu đất hiện có tuyến điện 110kv Vân Trì – Mê Linh.

            * Mạng trung thế:

   Đường dây trung áp chủ yếu sử dụng lưới điện 35KV, 10KV các tuyến cáp này được xuất tuyến từ trạm 110KV Quang Minh.

            * Trạm biến áp:

Các trạm biến áp được xây dựng trong những năm gần đây đều có hai cấp điện áp (cấp 22KV để chờ), thuận lợi cho việc cải tạo sang lưới 22KV.

            * Mạng điện hạ thế 0,4KV

Chủ yếu mạng 3 pha, 4 dây đi nổi dọc theo các tuyến đường chính và đường ngõ xóm để cấp cho các phụ tải dùng điện.

            * Nhận xét:

- Kết cấu mạng trung thế dạng hình tia xuất tuyến từ các trạm biến áp nêu trên đã lạc hậu, vận hành phức tạp vì tồn tại nhiều cấp điện áp. Do đó:

+ Đối với các tuyến trung thế hiện có về lâu dài sẽ cần phải từng bước được thay thế hoặc di chuyển, hạ ngầm theo đường quy hoạch, đảm bảo mỹ quan, thuận lợi cho việc thiết kế kiến trúc cảnh quan khu quy hoạch và đưa về cấp điện áp chuẩn 22KV.

 + Đối với các tuyến điện cao thế 110KV cần đảm bảo hành lang an toàn tuyến điện hiện có, về lâu dài cần có giải pháp hạ ngầm theo các tuyến đường quy hoạch để sử dụng đất có hiệu quả.

            VI.4.1.2. Quy hoạch

a) Tiêu chuẩn thiết kế:

+ Điện sinh hoạt

:

0,8

KW/người

+ Đất công cộng thành phố. Cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo

:

450

KW/ha

+ Công trình công cộng, cây xanh, trường học, đường giao thông … trong khu ở, đơn vị ở

:

25

% điện sinh hoạt

+ Đất công nghiệp

:

200

KW/ha

+ Đất công trình đầu mối HTKT

:

200

KW/ha

+ Đất an ninh quốc phòng

:

200

KW/ha

+ Đất cây xanh thành phố

:

10

KW/ha

+ Đất giao thông đối ngoại, đường cấp đô thị và khu vực

:

12

KW/ha

b) Dự báo nhu cầu sử dụng điện:

Việc tính toán nhu cầu sử dụng điện được xác định trên cơ sở số liệu quy hoạch sử dụng đất và chỉ tiêu cấp điện cụ thể như sau:

Tổng phụ tải: 295,4MW

Công suất kể tới hệ số công suất phụ tải cực đại (K1=0,6): 177,24MW.

Công suất kể tới hệ số đồng thời (K2=0,7): 124,07MW.

Công suất trạm (cosj=0,92, điều kiện bình thường trạm mang tải 65-75% công suất): 207,5-179,8MVA.

c) Nội dung và giải pháp thiết kế:

* Phạm vi thiết kế:

- Cập nhật hệ thống mạng lưới đường dây 220KV, 110 KV và trạm 220KV, 110 KV trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch theo các quy hoạch được phê duyệt.

- Phân vùng cấp điện trên cơ sở vị trí và công suất các trạm 110/22KV.

- Thiết kế quy hoạch mạng trung thế 22 KV trên cơ sở các số liệu sử dụng đất, đảm bảo cấp điện ổn định cho toàn bộ các phụ tải tiêu thụ trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch.

* Nguồn cấp và mạng lưới điện cao thế:

- Nguồn cấp: Theo Quy hoạch chung, phân khu đô thị N1 được cấp điện từ 5 trạm biến áp 110/22KV là: 

+ Trạm 110/22KV Mê Linh công suất 2x63MVA nằm ở phía Bắc phân khu đô thị N1.

+ Trạm 110/22KV Mê Linh 2 công suất 2x63MVA nằm trong phạm vi nghiên cứu phân khu đô thị N1.

+ Trạm 110/22KV Vân Trì công suất 2x63MVA nằm ở phía Đông  phân khu đô thị N1.

+ Trạm 110/22KV Nam Hồng công suất 2x40MVA nằm ở phía Đông Nam phân khu đô thị N1.

+ Trạm 110/22KV Đông Anh 2 công suất 2x63MVA nằm ở phía Nam phân khu đô thị N1

- Mạng lưới điện cao thế: Các tuyến điện 220KV; 110KV

+ Xây dựng các tuyến điện 220KV Vân Trì- Đông Anh 2- Chèm; 110KV Vân Trì- Nam Hồng- Đông Anh 2; 110KV Mê Linh- Mê Linh 2 đi ngàm dọc theo đường quy hoạch.

+ Các tuyến 110KV khác là các tuyến nhánh vào các trạm 110/22KV, đi ngầm và là các lộ kép để đảm bảo mỗi trạm 110/22KV đều được cấp điện từ 2 đường dây.

+ Tiết diện dây 110 KV được xác định trên cơ sở tính toán mạch vòng trên toàn Thành phố.

* Phân vùng phụ tải:

- Trên cơ sở  nguồn cấp điện, quy hoạch sử dụng đất và giao thông và nhu cầu tiêu thụ điện của các phụ tải trong khu vực. Các phụ tải của phân khu đô thị N1 sẽ được phân bổ về 5 trạm biến áp 110/22Kv. Cụ thể việc tính toán phân  phân vùng phục vụ được thể hiện tại bảng sau:

- Tuy nhiên, các trạm này sẽ được liên thông đấu nối với nhau bằng các tuyến cáp trục 22kv để đảm bảo cung cấp điện liên tục và hỗ trợ nhau khi 1 trạm có sự cố.

* Mạng trung thế:

- Trên cơ sở các tuyến cáp trục 22KV đã xác định trong quy hoạch chung với nguồn cấp từ 2 trạm 110/22KV nêu trên, thiết kế bổ sung các tuyến cáp trục và nhánh 22KV đi ngầm theo các tuyến đường quy hoạch từ cấp khu vực trở lên.

- Kết cấu lưới mạng:

Các tuyến cáp trục 22KV được thiết kế theo mạng vòng vận hành hở mạch vòng vận hành hở, các tuyến cáp 22KV ở chế độ làm việc bình thường chỉ mang tải từ 60%-70% công suất so với công suất mang cực đại cho phép để đảm  bảo an toàn cấp điện khi sự cố. Dây cáp 22KV dùng dây cáp ngầm khô ruột đồng cách điện XLPE-240mm2, 300mm2 và 400mm2, ứng với công suất mang tải từ 7 – 14MW trong điều kiện bình thường.

Như vậy, từ một trạm biến áp 110/22KV có thể xuất tuyến khoảng 10 đến 15 lộ cáp 22KV. Các tuyến cáp ngầm này được bố trí đi trong hào cáp hoặc tuy nen kỹ thuật và đoạn đầu trong một hào có thể bố trí 5 – 8 tuyến cáp. Để đảm bảo tổn thất cho phép, chiều dài tối đa của một tuyến cáp 22KV không quá 8km.

Mạng lưới các tuyến cáp trục và cáp nhánh 22 KV được thiết kế đảm bảo khi bố trí các trạm hạ thế 22/0,4KV trong các khu quy hoạch có bán kính phục vụ xa nhất không quá 300m. Do đó, khoảng cách giữa các tuyến cáp nhánh sẽ không quá 500-600m.

* Nguyên tắc bố trí các trạm biến áp 22/0,4KV.

+ Đối với các trạm biến áp hiện có:

- Các trạm biến áp hiện có đang sử dụng các cấp diện áp 6/0,4KV và 35/0,4KV sẽ được tiếp tục sử dụng và cải tạo nâng cấp công suất trạm và chuyển đổi thành trạm 22/0,4KV. Về lâu dài, các trạm này sẽ được cải tạo và di chuyển theo đường quy hoạch cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và giao thông.

+ Đối với các trạm dự kiến xây dựng mới:

- Bán kính phục vụ < 300m

- Trạm biến áp được bố gần đường giao thông để tiện thi công, quản lý và sử chữa khi có sự cố.

- Trạm biến áp được bố trí gần trung tâm phụ tải tiêu thụ điện hoặc trong khu đất cây xanh đơn vị ở.

Mạng hạ thế 0,4kv chiếu sáng đèn đường:

         - Đối với hệ thống chiếu sáng đèn đường trong phạm vi khu đất sẽ được cấp nguồn từ các trạm biến áp công cộng.

          - Lưới hạ thế 0,4KV cấp điện cho chiếu sáng đèn đường thiết kế đi ngầm trên hè, cách bó vỉa 0,5m, hoặc đi ngầm trên giải phân cách giữa, dải phân cách phần đường xe cơ giới và xe thô sơ.

         - Đối với các tuyến đường còn lại trong khu quy hoạch, những tuyến có bề rộng lòng đường ≥14m được bố trí chiếu sáng hai bên, những tuyến có bề rộng lòng đường từ ba làn xe chạy trở xuống được bố trí chiếu sáng một bên.

            IV.4.2.Quy hoạch mạng lưới thông tin liên lạc:

a) Nguồn cấp:

Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khu đất lập quy hoạch thuộc phạm vi phục vụ của trạm HOST Mê Linh nằm trong phạm vi nghiên cứu phân khu đô thị N1.

b) Giải pháp và nội dung thiết kế:

* Tiêu chuẩn thiết kế:

+ Thuê bao sinh hoạt

:

2máy/hộ (tương ứng 1 hộ 4 người)

+ Thuê bao công cộng thành phố. Cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo

:

150 máy/ha

+ Thuê bao công trình công cộng, cây xanh, trường học, đường giao thông … trong khu ở, đơn vị ở

:

25% nhu cầu sinh hoạt

+ Thuê bao công nghiệp

:

25 máy/ha

+ Thuê bao công trình đầu mối HTKT

:

15 máy/ 1 công trình đầu mối

+ Thuê bao an ninh quốc phòng

:

25 máy/ha

+ Thuê bao cây xanh thành phố

:

10 máy/ha

* Dự báo số lượng thuê bao: 

Việc dự báo số lượng thuê bao được xác định trên cơ sở số liệu quy hoạch sử dụng đất và tiêu chuẩn thiết kế.            

* Tổng số máy thuê bao:

Căn cứ chỉ tiêu tính toán và quy mô các công trình trong khu quy hoạch, tính toán tổng nhu cầu thuê bao của khu quy hoạch khoảng 153.600 số.

* Phạm vi và giải pháp thiết kế

- Thiết kế đến tổng đài vệ tinh và mạng cáp trục.

- Dung lượng tổng đài vệ tinh không quá 30.000 số.

- Bán kính phục vụ của tổng đài vệ tinh khoảng 2-3km.

- Tổng đài vệ tinh đặt ở các khu đất công cộng, khu cây xanh công viên, gần đường giao thông và trung tâm vùng phục vụ.

* Phân vùng phục vụ:

- Trên cơ sở vị trí trạm HOST Mê Linh, quy hoạch sử dụng đất và giao thông, dự kiến phân khu đô thị N1 sẽ xây dựng 7 tổng đài vệ tinh.

- Các tổng đài Vệ tinh liên kết với Tổng đài điều khiển(Trạm Host) bằng các tuyến cáp trục xây dựng dọc theo một số tuyến đường quy hoạch.

 - Từ tổng đài vệ tinh xây dựng các tuyến cáp trung kế đến các tủ cáp thuê bao. Các tuyến cáp trung kế sẽ được xác định cụ thể ở giai đoan thiết kế sau.

- Các tuyến cáp trung kế được bố trí song song với các tuyến cáp 22kv và sẽ được xác định cụ thể ở giai đoan thiết kế sau.

- Các tủ cáp dự kiến được bố trí kết hợp với các trạm biến áp 22/0,4KV.

* Lưu ý: Tại thời điểm lập đồ án này, chưa có các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định cụ thể về chỉ tiêu tính toán nhu cầu thông tin liên lạc. Do đó các tính toán về nhu cầu thong tin liên lạc trong hồ sơ này chỉ xác định sơ bộ dựa trên định hướng quy hoạch chung thủ đô Hà Nội. Chi tiết sẽ được nghiên cứu cụ thể ở giai đoạn sau.

            IV.4.3.Khái toán giá thành xây dựng hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc:

   - Khối lượng xây dựng tuyến cáp trục 22KV: 125,675Km

   - Khối lượng xây dựng tuyến cáp gốc: 15,7Km

   - Tổng đài vệ tinh: 7 trạm

   - Kinh phí xây dựng: 1. 942.493 triệu đồng

     VI.5. Quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang

            VI.5.1 Hiện trạng

* Thoát nước thải

- Phân khu đô thị N1 thuộc địa giới hành chính các xã Đại Thịnh, Thanh Lâm, Mê Linh, Tiền Phong, Tráng Việt, Văn Khê - huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

- Khu vực nghiên cứu quy hoạch là khu dân cư và ruộng canh tác. Khu vực dân cư diện tích khoảng 281,5 ha (chiếm 13% tổng diện tích đất nghiên cứu) gồm xã Tiền Phong có thôn Trung Hậu Đông, phố Yên nơi tập trung các công trình công cộng của xã như chợ Yên, Nhà văn hóa, trường tiểu học, trung học cơ sở và cơ quan hành chính UBND xã; xã Đại Thịnh có thôn Nội Đồng, Tân Châu, Đại Bái, Thượng Lệ; xã Tráng Việt có xóm 6 và cơ quan hành chính UBND xã, trạm y tế, tượng đài liệt sĩ... .Còn lại chủ yếu là ruộng canh tác, mặt nước và đất trống (chiếm 84% tổng diện tích đất nghiên cứu) của các xã Đại Thịnh, Thanh Lâm, Mê Linh, Tiền Phong, Tráng Việt, Văn Khê, một phần nhỏ của xã Kim Hoa-Mê linh và Đại mạch-Đông Anh.

- Hiện tại địa bàn chưa có hệ thống thoát nước thải riêng, tại khu vực mới xây dựng hầu hết các hộ dân, các cơ sở dịch vụ công cộng, các cơ quan nói trên đều có bể tự hoại, nước thải được dẫn vào các ga thu (chung) bằng hệ thống cống ngầm hoặc các rãnh thoát nước chung sau đó đấu nối với hệ thống thoát nước mưa. Tại khu vực làng xóm cũ, nước thải một phần được thu gom làm phân bón, một phần thoát theo rãnh hoặc các vệt trũng ra ao, mương.

*  Chất thải rắn

- Theo báo cáo số 157/BC-UBND tháng 10 năm 2010 của UBND huyện Mê Linh, UBND thành phố Hà Nội đặt hàng công tác duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Mê Linh cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch Sông Hồng (theo Quyết định số 1881/QĐ-UBND ngày 6/1/2008) thu gom, vận chuyển bằng xe cuốn ép rác, xe chuyên dùng kéo (xe container, xe hooclip) về điểm trung chuyển. Có 8 điểm trung chuyển rác quy mô cấp xã tại các thôn Khê Ngoại-Văn Khê, Cầu Ải-Kim Hoa, Nghĩa Trang-Thạch Đà, Lò Gạch-Tiến Thịnh, Thanh Vân-Thanh Lâm, Trường cấp III-Chi Đông, Cư An-Tam Đồng, Trạm Bơm-Mê Linh. Lượng rác thải sinh hoạt thu gom khoảng 110 tấn/ngày ( khoảng >70% tổng lượng rác phát sinh trên toàn huyện), hàng ngày có xe tải chuyên dụng vận chuyển về khu liên hợp xử lý rác Nam Sơn.

- Khối lượng phát sinh, thu gom rác

+ Khối lượng rác phát sinh :                            21.492,71 (tấn/năm)

+ Khối lượng rác thu gom :                              15.560,00 (tấn năm)

+ Tỷ lệ thu gom đạt:                                          72,4%

* Nghĩa Trang

Trong khu quy hoạch có các nghĩa trang không tập trung, nằm rải rác trong đất ruộng cach tác, tại 3 xã Tiền Phong, Mê Linh và Đại Thịnh. Diện tích đất khoảng 4,17 ha (chiếm 0,19% tổng diện tích đất nghiên cứu), hiện đang tiếp nhận hung, cát táng cho dân địa phương. Trong đó, nghĩa trang xã Tiền Phong diện tích 4,9 ha(gồm 2 khu: 43.365 m2 và 5971m2); nghĩa trang xã Mê Linh diện tích 1,1 ha (gồm 3 khu: 5.066m2, 1.439m2 và 4.537m2); nghĩa trang xã Đại Thịnh diện tích 3,09 ha. Ngoài ra,  xã Tiền Phong còn có Nghĩa trang liệt sỹ và một số ngôi mộ nằm rải rác trong ruộng canh tác của các xã.

* Nhận xét:

Qua điều tra hiện trạng thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

Khu vực nghiên cứu quy hoạch có cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đầy đủ, hệ thống thoát nước chung không đảm bảo vệ sinh môi trường cho khu vực. Tại nơi khu vực làng xóm cũ cho thấy có việc ô nhiễm nước, rác. Các ao, hồ, mương trên địa bàn là nơi chứa nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý, rác thải sinh hoạt chưa được thu gom và vận chuyển triệt để một phần vì khu vực nghiên cứu là huyện ngoại thành, người dân vẫn có thể tận dụng rác thải sinh hoạt hữu cơ cho chăn nuôi và làm phân bón trong trồng trọt, rác thải vô cơ như chai lọ thủy tinh, hộp nhựa...được sử dụng lại hoặc bán cho cơ sở tái chế, cộng vào đó là các nghĩa trang tồn tại lâu đời, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước ngầm và đất. 

Các số liệu về cống ngầm, ga thu được thể hiện trên bản vẽ và các rãnh thoát nước chung được thống kê trong phần thoát nước mưa.  

VI.5.1 Quy hoạch thoát nước thải

a/ Nguyên tắc:

- Hệ thống cống thoát n­ước thải chính đ­ược thiết kế tuân thủ theo định hư­ớng quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, các quy hoạch chi tiết đã đ­ược duyệt trong khu vực, có khớp nối, bổ sung cho phù hợp với các nghiên cứu mới.

- Thiết kế đ­ường cống theo nguyên tắc tự chảy, đảm bảo thoát n­ước triệt để cho từng ô đất, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch thoát n­ước mư­a - san nền.

b/ Các chỉ tiêu thoát nước thải: lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước, cụ thể:

+ Sinh hoạt:

180

l/người/ngày đêm

+ Công trình công cộng thành phố, khu ở, trường đạo tạo, viện nghiên cứu, trường THPT:

40

m3/ha/ ngày đêm

+ Công trình công cộng đơn vị ở, trường mầm non:

10

% nước sinh hoạt

+ Đất khu, cụm công nghiệp tập trung:

40

m3/ha/ ngày đêm

+ Đất công trình đầu mối HTKT

30

m3/ha/ ngày đêm

+ Đất công nghiệp

40

m3/ha/ ngày đêm

+ Đất an ninh quốc phòng

30

m3/ha/ ngày đêm

c/ Giải pháp và nội dung:

* Định hướng thoát nước:

+ Lưu vực 1, phía Tây kênh Thạch Phú, với lưu lượng tính toán khoảng: 17.000m3/ng.đ thoát về nhà máy xử lý nước thải Đại Thịnh, dự kiến bố trí tại khu vực cây xanh xã Đại Thịnh.

+ Lưu vực 2, nằm giữa kênh Thạch Phú và đầm Tiền Phong với lưu lượng tính toán khoảng: 38.600 m3/ng.đ thoát về nhà máy xử lý nước thải Tiền Phong  dự kiến bố trí tại khu vực hành lang cây xanh đầm Vân Trì.

(Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội công suất của nhà máy xử lý nước thải Đại Thịnh là khoảng 40.000 m3/ngđ, diện tích khoảng 4ha; Công suất nhà máy xử lý nước thải Tiền Phong là khoảng 60.000 m3/ngđ, diện tích khoảng 6ha. Tuy nhiên, công suất và diện tích các nhà máy xử lý nước thải thực tế sẽ được xác định cụ thể theo quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang nghiên cứu trình bộ Xây Dựng xem xét thẩm định và theo dự án riêng)

* Dự báo tổng lưu lượng nước thải tính toán

            Tổng lưu lượng nước thải trung bình khoảng:  49.220 m3/ngày.đêm.

               Qtt = Qtb x kng = 49.220 x 1,15 » 55.600 m3/ngày.đêm.

            * Giải pháp thiết kế:

   Do trong phạm vi lập quy hoạch có các khu dân cư làng xóm lâu đời, việc xây dựng hệ thống cống riêng là khó khả thi. Vì vậy, lựa chọn hệ thống thoát nước thải là hệ thống kết hợp theo đó:

   - Đối với khu vực dân cư làng xóm hiện có sử dụng hệ thống nửa riêng. Về giải pháp thiết kế, sẽ xây dựng các tuyến cống bao thu gom nước mưa và nước thải từ khu vực làng xóm. Tại vị trí đấu nối tuyến cống bao với tuyến cống thoát nước thải của Thành phố sẽ xây dựng các ga tách nước thải.

   - Đối với khu vực xây dựng mới sử dụng hệ thống cống riêng hoàn toàn.

   - Nước thải của khu vực công nghiệp phải được xử lý bước 1 tại các nhà máy và khu công nghiệp, sau khi đạt các tiêu chuẩn cho phép mới được xả vào hệ thống thoát nước thải chung của đô thị.

   - Nước thải từ nhà ở, các công trình công cộng, cơ quan... phải được xử lý sơ bộ trước khi xả ra cống nhánh, từ đó dẫn ra các tuyến cống chính và đưa về các trạm xử lý.

   * Thiết kế hệ thống thoát nước thải:

   - Việc thiết kế hệ thống thoát nước thải được căn cứ theo đồ án quy hoạch chung đã được phê duyệt. Theo đó, việc phân chia lưu vực và thiết kế mạng lưới cống thoát nước thải nhánh căn cứ theo các tuyến cống thoát nước thải chính (đường kính từ 400-1000mm) đã xác định trong quy hoạch chung.

   - Trên cơ sở tính toán lưu lượng và thuỷ lực, xác định kích thước các tuyến cống nhánh, độ dốc, cao độ đặt cống và xác định vị trí và số lượng các trạm bơm chuyển bậc. Các tuyến cống nhánh có đường kính D300mm, được bố trí dọc theo các tuyến đường quy hoạch.

   - Đối với các khu đã được lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 sẽ được thực hiện trên cơ sở quy hoạch chi tiết được phê duyệt.

   Tổng chiều dài các tuyến cống thoát nước thải kích thước D300-1000mm khoảng 141,135 km.

   - Có khoảng 15 trạm bơm chuyển bậc được bố trí trên nguyên tắc đảm bảo độ sâu chôn cống không vượt quá giới hạn cho phép (trong đất chắc ướt 5-6m; trong đất khô không lở 7-8m); được đặt trong các khu vực cây xanh để đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh, trường hợp khó khăn có thể xây ngầm hoàn toàn. Vị trí, công suất các trạm bơm chuyển bậc sẽ được chính xác hoá tại các quy hoạch chi tiết.

d/ Tổng hợp khối lượng và kinh phí xây dựng

- Khối lượng: khoảng 141.135 m cống

- Ga thăm khoảng: 4.600 ga

- Trạm bơm; 16 trạm

- Kinh phí xây dựng: khoảng :118.669.140.000 đồng

            VI.5.2.2. Quản lý chất thải rắn:

   a/ Các chỉ tiêu tính toán, khối l­ượng chất thải rắn và giải pháp quy hoạch:

            * Các chỉ tiêu tính toán

   - Tiêu chuẩn tính toán chất thải rắn sinh hoạt: 1,3 kg/ người.ngày

   - Tiêu chuẩn tính toán chất thải rắn công nghiệp: 0,2tấn/ha.ngày

   - Hệ số chất thải rắn công cộng và khách vãng lai: K=1,2

            * Dự báo tổng khối lượng chất thải rắn

            Tổng khối lượng chất thải rắn khoảng: 300 tấn/ngày

b/ Nguyên tắc tổ chức thu gom chất thải rắn: Theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình HTKT đô thị QCVN 07:2010/BXD. Chất thải rắn được thu gom theo các phương thức phù hợp với quy hoạch chung của đô thị:

- Tiến hành phân loại chất thải rắn ngay từ nguồn thải, CTR thải thông thường từ các  nguồn thải khác nhau được phân loại theo hai nhóm chính: nhóm các chất có thể thu hồi tái sử dụng, tái chế và nhóm các chất phải xử lý chôn lấp hoặc tiêu huỷ theo quy định của pháp luật; tối thiểu là phân loại thành 2 loại: CTR hữu cơ dễ phân hủy và các loại CTR khác.

- Mỗi khu, cụm công nghiệp thành lập cơ sở trao đổi thông tin về chất thải rắn công nghiệp có thể tái sử dụng, tái chế. Chất thải rắn công nghiệp nguy hại phải được đăng kí chi tiết với các đơn vị chuyên ngành, vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường về khu xử lý tập trung theo quy định.

c/ Chất thải rắn sinh hoạt:

 Do trong phạm vi lập quy hoạch có các khu dân cư làng xóm lâu đời, việc cải tạo, xây dựng đường ngõ xóm cho xe cơ giới vào thu gom chất thải rắn sinh hoạt theo khu vực là không khả thi. Vì vậy, lựa chọn phương thức thu gom kết hợp theo khu vực và thu gom bên lề đường. Theo đó:

+ Tại khu vực xây dựng mới có đường sá rộng, thuận tiện cho xe cơ giới ra vào sẽ áp dụng hình thức cho xe thu gom đi theo lịch trình đã định, dừng tại các ngã ba, ngã tư, các hộ gia đình mang những túi rác đến đổ vào xe gom hoặc các hộ đặt sẵn các túi rác trước cửa nhà, xe thu gom sẽ vận chuyển đến nơi quy định.

+ Tại khu vực làng xóm có đường ngõ nhỏ hẹp, áp dụng hình thức sử dụng xe đẩy tay loại nhỏ để thu gom, sau đó tập kết tại một địa điểm chung (điểm tập kết rác là thùng bằng kim loại hoặc compozit thể tích từ 250 – 660 lít đặt tại ngã ba, ngã tư) sau đó, sau đó xe chuyên dụng của cơ quan chức năng sẽ chuyên chở đến nơi xử lý chất thải rắn quy định của Thành phố. Số lượng, vị trí các thùng chứa rác được tính toán theo bán kính phục vụ khoảng 100m/thùng.

- Đối với khu vực xây dựng nhà cao tầng: Có hệ thống thu gom chất thải rắn từ trên cao xuống bể rác cho từng đơn nguyên.

- Đối với khu vực xây dựng nhà thấp tầng: chất thải rắn sinh hoạt được thu gom trực tiếp bằng xe đẩy tay theo giờ cố định hoặc thu gom vào các thùng rác và công ten nơ kín dung tích tối thiểu là 100lít và không lớn hơn 700 lít. Số lượng, vị trí các thùng và công ten nơ chứa rác được tính toán theo bán kính phục vụ khoảng 100m/thùng. Thu gom và vận chuyển hàng ngày về các điểm tập kết rác, sau đó xe chuyên dụng của cơ quan chức năng sẽ chuyên chở đến nơi xử lý chất thải rắn quy định của Thành phố. (Điểm tập kết CTR sinh hoạt sẽ được xác định cụ thể với việc cải tạo đường ngõ xóm)

             d/ Chất thải rắn công cộng:

- Đối với khu  vực công trình công cộng, cơ quan, trường học... chất thải rắn được thu gom và vận chuyển thông qua hợp đồng trực tiếp với cơ quan chức năng.

- Với các nơi công cộng như các khu thương mại, khu vực công viên cây xanh, bến xe, đường trục chính... đặt các thùng thu gom có nắp kín dung tích tối thiểu là 100lít và không lớn hơn 700 lít khoảng cách 100m/thùng.

    e/ Nhà vệ sinh công cộng:

   Được xác định theo quy định về quản lý bùn cặn và nhà vệ sinh công cộng trong quy chuẩn xây dựng đô thị:

   - Trên các trục phố chính, các khu thương mại, khu công viên, các bến xe và các nơi công cộng khác phải bố trí nhà vệ sinh công cộng. Tại các khu vực có giá trị đặc biệt về cảnh quan đô thị (như khu công viên) phải xây dựng nhà vệ sinh công cộng ngầm, khoảng cách giữa các nhà vệ sinh công cộng trên các trục phố chính khoảng 1500m.

   - Nước thải của các nhà vệ sinh công cộng được thu gom theo hệ thống thoát nước thải riêng và chất thải phải được xử lý tại chỗ đạt tiêu chuẩnvệ sinh môi trường theo quy định về quản lý chất thải rắn.

   - Cụ thể sẽ được xây dựng trong các giai đoạn lập dự án chi tiết sau này.

VI.5.3. Nghĩa trang:

Trong khu quy hoạch có các khu đất là nghĩa trang của địa phương, theo quy hoạch sử dụng đất thì các khu đất này được chuyển đổi thành đất đô thị. Vì vậy phải ngừng chôn cất và di chuyển đến nghĩa trang tập trung theo đúng quy hoạch phát triển đô thị theo quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Giai đoạn chưa có nghĩa trang tập trung cho khu vực, các khu mộ hiện có nằm rải rác trong khu nghiên cứu quy hoạch sẽ được tập kết tạm về các nghĩa trang tập trung của xã (được xác định là đất cây xanh thể dục thể thao trong quy hoạch sử dụng đất). Các nghĩa trang này phải được cải tạo, xây dựng có hành lang cây xanh cách ly và hệ thống xử lý kỹ thuật đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường.

- Lâu dài, khi thành phố có quỹ đất dành cho nghĩa trang tập trung. Các ngôi mộ trong nghĩa trang tạm hiện có sẽ được di chuyển phù hợp với quy hoạch nghĩa trang của Thành phố, quỹ đất sau khi di chuyển mộ được sử dụng là đất cây xanh, thể dục thể thao theo quy hoạch sử dung đất.

     VI.5. Tổng hợp đường dây đường ống

            * Nguyên tắc thiết kế

   - Tuân thủ các quy định của Quy chuẩn xây dựng, các tiêu chuẩn quy phạm về khoảng cách giữa các đường dây đường ống; khoảng cách giữa các đường dây đường ống đến công trình, bó vỉa, cột chiếu sáng.

   - Việc bố trí các đường dây đường ống trên mặt bằng và chiều đứng được thực hiện theo nguyên tắc: ưu tiên các đường ống tự chảy, đường ống khó uốn, các tuyến ống có kích thước lớn.

   - Giảm tối đa việc bố trí đường dây, đường ống dưới phần đường xe chạy.

* Giải pháp và nội dung thiết kế:

   - Bố trí tổng hợp đường dây đường ống trên mặt bằng và mặt cắt ngang các tuyến đường trên cơ sở các bản vẽ:

   + Quy hoạch giao thông (QH-06A)

   + Quy hoạch thoát nước mưa (QH-07A)

   + Quy hoạch cấp nước (QH-07B)

   + Quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường (QH-07D)

   + Quy hoạch cấp điện và thông tin bưu điện (QH-07C)

   - Trên các tuyến đường có các tuyến cáp điện lực, thông tin bưu điện đi cùng một bên hè, bố trí các tuyến cáp này đi trong hào cáp kỹ thuật.

     VI.5. Chỉ giới đường đỏ, định vị tim đường

   Bản vẽ chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng được lập trên cơ sở bản vẽ Quy hoạch giao thông. Bản vẽ này là căn cứ để triển khai xác định mạng lưới đường ngoài thực địa.

            * Nguyên tắc định vị:

   - Định vị mạng lưới đường từ đường chính đến đường nhánh, từ đường lớn  đến đường nhỏ.

   - Đảm bảo khớp nối các chỉ giới đường đỏ đã xác định trong các hồ sơ khác.

            * Định vị tim đường:

   - Tim các tuyến đường được định vị bằng toạ độ kết hợp với các thông số kỹ thuật được ghi trên bản vẽ.

   - Tại bản vẽ tỷ lệ 1/2000 này xác định toạ độ tim các đường đô thị, đường trục chính đô thị, đường chính đô thị, đường cấp khu vực.

            * Chỉ giới đường đỏ:

   Trên cơ sở các tim đường đã được định vị, kết hợp các mặt cắt ngang đường áp dụng cho từng tuyến đường để xác định chỉ giới đường đỏ.

            * Chỉ giới xây dựng:

   Được xác định theo quy hoạch mặt bằng kiến trúc được duyệt đồng thời bảo đảm các khoảng cách an toàn tới các công trình kiến trúc, kỹ thuật hạ tầng khác theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

VII. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Văn bản pháp lý liên quan tới Đánh giá môi trường chiến lược:

- Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 của Chính phủ.

- Luật quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010

- nghị định số 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 22/11/2006 về “ Quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển”

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 9/8/2006 về việc “ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành mmột số điều của Luật bảo vệ môi trường”

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/2/2008 về việc sửa đổi một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.

- Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý QHĐT, ngày 7/4/2010. Thay thế cho các điều về QHXD đô thị và các khu vực trong đô thị của NĐ08/2005/NĐ-CP.

- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 8/11/2006 về “Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường”

- Thông tư số 06/2007/TT-BKH ngày 27/8/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.

- Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 và thay thế các quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án QHXD đô thị và các khu vực đô thị tại Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 7/4/2008 và Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

- Thông tư 01/2011/TT-BXD ngày 27/1/2011 hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.

- Các văn bản pháp quy khác có liên quan.

- Quy hoạch sử dụng đất và QH hạ tầng kỹ thuật của đồ án quy hoạch Phân khu đô thị N1.

   VII.1.Mục tiêu và nội dung đánh giá môi trường chiến lược:

            *Mục tiêu:

   Nhằm đạt được sự phát triển bền vững thông qua lồng ghép các vấn đề về môi trường, kinh tế và xã hội trong quá trình lập quy hoạch phân khu đô thị N1.

            *Nội dung:

   - Xác định các vấn đề môi trường chính: chất lượng không khí, tiếng ồn, đất, nước, cây xanh, nước ngầm, vệ sinh môi trường và điều kiện xã hội của khu vực

   - Dự báo diễn biến môi trường của phương án quy hoạch trên cơ sở mật độ xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, bố trí các khu chức năng.

   - Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện vấn đề môi trường trong đồ án quy hoạch, đề xuất các khoảng cách ly bảo vệ môi trường cho các khu chức năng, các khu vực cấm xây dựng. 

   VII.2. Phạm vi và giới hạn đánh giá:

- Phạm vi về không gian:

+ Không gian trực tiếp: Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng: 2.243,64 ha, thuộc địa giới hành chính các xã Đại Thịnh, Thanh Lâm, Mê Linh, Tiền Phong, Tráng Việt, Văn Khê – huyện Mê Linh - Thành phố Hà Nội.

 + Không gian ảnh hưởng: Khu vực hành lang xanh GN (đầm Tiền Phong -  sông Thiếp – đầm Vân Trì), khu đô thị N3, khu đô thị N4.

- Phạm vi về thời gian: đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gắn với ngưỡng phát triển đô thị tối đa trong Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội).

* Ranh giới nghiên cứu:

+ Phía Bắc đến hành lang xanh GN.

+ Phía Tây Bắc đến đường vành đai 4.

+ Phía Đông và Nam đến hành lang xanh đầm Vân Trì - sông Thiếp.

+ Phía Tây, Tây Nam đến đường đê sông Hồng.

* Định hướng quy hoạch:

Theo đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, phân khu đô thị N1 nằm trong khu vực phát triển mở rộng đô thị trung tâm và là một trong 11 phân khu đô thị thuộc chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng. Được định hướng phát triển đô thị dịch vụ công cộng, với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa nhằm dịch chuyển dân cư từ khu vực nội đô tới các khu ở mới. Phân khu đô thị N1 có vị trí nằm tiếp giáp với hành lang xanh sông Hồng - sông Thiếp - đầm Vân Trì là khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có tiềm năng đất đai lớn, và là địa bàn có tốc độ đô thị hóa khá nhanh...Tại khu vực hiện có nhiều dự án phát triển các khu đô thị mới, khu du lịch sinh thái, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị đang triển khai, đóng góp vai trò quan trọng đối với Thành phố trung tâm, trong việc tạo lập hình ảnh đô thị mới hiện đại chất lượng cao. 

   VII.3. Hiện trạng các vấn đề môi trường chính:

   *Môi trường tự nhiên:

- Khu vực nghiên cứu thuộc vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng, cao độ nền trung bình từ 8,5m – 10m, Địa chất, địa tầng được cấu tạo bởi các lớp á sét, á cát và sét trầm tích; nằm ở miền miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc bộ thuộc kiến tạo của Hà Nội.

- Thuộc vùng khí hậu của thành phố Hà Nội, có hai mùa nóng, lạnh rõ rệt với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tổng bức xạ trung bình trong năm từ 105-120Kcal/m2, số giờ nắng trung bình trong năm từ 1600-1750 giờ/năm, tháng nhiều nhất trong năm là tháng 7 khoảng 200-230 giờ/tháng, tháng ít nhất là tháng 2 và 3 vào khoảng 23-45 giờ/tháng. Mùa Đông gió có hướng thịnh hành là Đông Bắc, mùa hè các tháng 5,6,7 hướng gió ổn định, thịnh hành là Đông và Đông Nam, ảnh hưởng của gió đã làm ô nhiễm môi trường không khí, khả năng phát tán của mùi, đặc biệt là của bụi. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23oC, độ ẩm bình quân là 78%, ảnh hưởng đến tốc độ, dạng các hợp chất hữu cơ, nồng độ ôxy trong nước và quá trình hóa lý trong nước các vi sinh vật, vi khuẩn…Lượng mưa trung bình năm là 1600mm, theo kết quả thống kê của Viện khí tượng-thủy văn: các trận mưa lớn có lượng mưa từ 100-200mm, hay các trận mưa kéo dài liên tục tập trung trong vài ba ngày thường ảnh hưởng trực tiếp gây ra úng ngập cho những vùng trũng thấp, thậm chí ngay cả những vùng bằng phẳng khi hệ thống tiêu thoát kém cũng bị úng ngập, điều này đã ảnh hưởng đến môi trường nói chung và môi trường nước mặt và nước ngầm nói riêng.

- Khu vực nghiên cứu nằm trong lưu vực sông Hồng, chịu chế độ thủy văn của hệ thống sông Hồng nên có khả năng đe dọa bởi nước lũ, hàng năm sông Hồng thường có khoảng 4-8 trận lũ. Biên độ mực nước lũ của một trận lũ có nơi tới hơn 10m, tốc độ nước lũ lớn nhất tới 6-7 m/s, cường suất lũ có thể tới 7-8 m/ngày ở thượng nguồn. Đoạn tiếp giáp sông Hồng khoảng 3km, được bảo vệ bởi đê sông Hồng có cao độ 15,5 – 16m.

- Trong khu vực có nhiều kênh, mương, hồ, đầm kết nối xen lẫn vùng cây xanh nông nghiệp lúa và rau màu. Có quỹ đất lớn nên rất thuận lợi để phát triển và mở rộng đô thị, tạo điều kiện để phát triển hành lang xanh và phát triển đô thị bền vững; Có hệ thống thoát nước tự nhiên Kênh Thạch Phú, đầm Tiền Phong (đầm Và), đảm bảo việc tiêu thoát nước của khu vực.

* Hiện trạng chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn, đất, nước ngầm, nước mặt, cây xanh, vệ sinh môi trường:

- Môi trường không khí tương đối trong lành do có nhiều cây xanh nông nghiệp, hồ nước (hơn 80%). Diện tích canh tác chủ yếu là trồng hoa, trồng màu và mặt nước là kênh, mương thuỷ lợi, hồ ao đầm (kênh Thạch Phú, đầm Tiền Phong).

- Xu thế diễn biến môi trường khi không có quy hoạch phát triển đô thị:  hiện trạng khu vực nghiên cứu có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiếu thốn không đồng bộ và điều kiện kinh tế xã hội sẽ là áp lực lên môi trường:

+ Mạng lưới giao thông chưa hoàn chỉnh, tỷ lệ đất giao thông thấp, nhiều tuyến đường chưa có dải cây xanh cách ly hai bên đường gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường không khí.

+ Hệ thống thoát nước chung giữa nước thải với nước mưa vào ao hồ kênh mương thủy nông, việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và một số nghĩa trang tồn tại lâu đời hiện vẫn nhận mai táng cho dân địa phương nằm rải rác trong khu vực ruộng canh tác, việc tự phát đô thị hóa với tốc độ nhanh chóng đồng nghĩa với việc bê tông hóa nền đất, cộng vào đó là các điểm tập kết rác thải sinh hoạt lộ thiên không hợp vệ sinh, nguồn cấp nước sạch còn thiếu, chủ yếu sử dụng nước giếng khoan gây lún, sụt hủy hoại môi trường đất, môi trường nước.

- Nhiều dự án đang giải phóng mặt bằng và triển khai xây dựng (như: Trường đại học Tài chính - Ngân hàng, khu nhà ở để bán và cho thuê Hà Phong, khu đô thị Thanh Lâm - Đại Thịnh 1 và 2, Nhà vườn Kim Quy - Trí Anh, khu biệt thự nhà vườn Nhung Nga, khu nhà ở Minh Giang…); Khu vực phía Bắc nằm trong vùng tĩnh không cất hạ cánh của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và một số cơ sở sản xuất công nghiệp tiếp giáp khu dân cư không đủ khoảng cách ly môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí (tiếng ồn, bụi), môi trường đất, môi trường nước (nước ngầm, nước mặt).

* Điều kiện xã hội của khu quy hoạch:

- Nằm ở cửa ngõ phía Bắc của trung tâm Hà Nội kết nối với sân bay quốc tế Nội Bài, thuộc khu vực trung tâm của huyện Mê Linh có địa hình bằng phẳng, quỹ đất lớn, thuận lợi để phát triển và mở rộng đô thị:

+ Là vùng đô thị phát triển mạnh mẽ đối trọng với đô thị lõi trung tâm về phía Bắc, một loạt dự án đầu tư xây dựng đã và đang được triển khai sẽ tạo điều kiện để khu vực này phát triển mạnh mẽ. Là đầu mối giao thông quan trọng của thủ đô như đường cao tốc cầu Bắc Thăng Long- Nội Bài, đường Vành Đai 3, đường Vành Đai 4, tuyến đường 100m nối đường Bắc Thăng Long và QL 2, đường 23, gần sân bay, cảng sông và cơ sở công nghiệp… tạo điều kiện thu hút đầu tư trong tương lai.

+ Tiếp giáp với hành lang xanh đầm Và - đầm Vân Trì – Sông Thiếp – Kênh Thạch Phú, có đặc trưng là vùng chuyên canh trồng Hoa. Tạo điều kiện phát triển hành lang xanh và phát triển đô thị bền vững, sinh thái nối kết về không gian.

+ Là trung tâm hành chính, chính trị của huyện Mê Linh có sẵn một số cơ sở hạ tầng kinh tế và kỹ thuật đã và đang được xây dựng hoàn thiện gồm: HĐND và UBND, Đảng Ủy, Tòa Án, Viện Kiểm Soát, Chi cục Thuế, ngân hàng, hải quan, bưu điện, huyện đội, Trung tâm y tế huyện…, một số công trình xây mới có chất lượng tốt, hình thức kiến trúc hiện đại nằm rải rác trong khu vực nghiên cứu quy hoạch, dọc các tuyến đường lớn như: UBND xã Tiền Phong, NVH thôn Yên Nhân, Công ty Thủy Nông, Trung tâm XKLĐ forward – Ba Đình, Trung tâm đào tạo chất lượng cao, Công ty nước giải khát Vạn Xuân, Nhà máy Bia Hà Nội, Công ty dược TW Mediplantex…,các công trình y tế, công cộng, dịch vụ thương mại (UBND xã, nhà văn hóa, trạm y tế, bệnh viện, bưu điện, chợ...) được bố trí ở các xã và thôn xóm

+ Nằm lân cận khu công nghiệp Quang Minh là tiền đề để hình thành các khu đô thị mới.

+ Có nhiều công trình di tích có giá trị thu hút lượng lớn khách di lịch như: Đền Hai Bà Trưng, Chùa Trung Hậu…

- Tuy nhiên, khu vực quy hoạch là vùng nông thôn ngoại thành khá điển hình, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng có thể hủy hoại môi trường tự nhiên. Việc hình thành khu đô thị mới, chuyển đổi từ đất canh tác sang xây dựng đô thị sẽ gây xáo trộn lớn đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho địa phương và điều kiện xã hội còn những cản trở như:

+ Thiếu các liên kết về giao thông với trung tâm Hà Nội, thiếu cơ sở hạ tầng xã hội, thiếu chiến lược phát triển bền vững.

+ Thiếu nguồn lực đầu tư và chiến lược phát triển. Lực lượng lao động hạn chế, chủ yếu là lao động nông nghiệp, công nghiệp trình độ thấp. Thực tế, lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nên vấn đề chuyển đổi lao động, việc làm trước mắt cũng như lâu dài là vấn đề lớn cho chính quyền địa phương nói riêng và xã hội nói chung.

+ Vị trí tương đối xa với khu vực nội thành nên việc phối hợp thực hiện, quản lý giữa chính quyền các cấp chưa được chặt chẽ, hiệu quả.

+ Hệ thống giáo dục có quy mô nhỏ, nhiều công trình đã xuống cấp

+ Các cụm công nghiệp (như: nhà máy gạch Đại Thịnh, gạch Xuân Hòa, cao su Inoue)… và đường bộ chưa có được biện pháp giảm thểu ô nhiễm môi trường tối ưu về nước thải, chất thải rắn, không khí...

  VII.4. Dự báo diễn biến môi trường của đồ án quy hoạch trên cơ sở mật độ xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, bố trí các khu chức năng:

- Việc thực hiện quy hoạch phân khu đô thị, chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đô thị hóa có thể hủy hoại môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến cuộc sống, việc làm của dân cư nông thôn. Đồng thời, việc thực hiện triển khai xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật có thể sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước, tạo nên tiếng ồn và độ chấn động cho khu vực.

- Tuy nhiên, tất cả những diễn biến ảnh hưởng môi trường nói trên sẽ được khắc phục và chấm dứt vì việc thực hiện đồ án quy hoạch đã có được:

a/ Sự hợp lý về môi trường trong cơ cấu tổ chức không gian:

+ Tổ chức trục trung tâm đô thị với kiến trúc hiện đại, công trình cao tầng tại các trục giao thông chính và giảm tầng cao và mật độ xây dựng tại khu vực giáp công viên, hành lang xanh, khu làng xóm hiện có. Bố trí các công trình, cụm công trình cao tầng, tạo điểm nhấn tại các vị trí cửa ngõ, nút giao thông, vị trí có điểm nhìn đẹp, có không gian rộng, tại các tuyến đường giao thông chính khu vực.

+ Tổ chức chuỗi dịch vụ công cộng đô thị hiện đại hai bên trục đường chính của phân khu đô thị. Hệ thống công trình công cộng đư­ợc tổ chức theo tầng bậc từ cấp phục vụ thành phố, khu vực đến cấp phục vụ đơn vị ở… đảm bảo chất lượng sống cao cho ngư­ời dân đô thị và khu vực

+ Tổ chức mô hình khu ở sinh thái hiện đại gắn kết với cây xanh mặt nước, tạo dựng đô thị Mê Linh có đặc trưng riêng biệt gắn với vùng trồng hoa truyền thống, gắn kết khu vực phát triển đô thị trên địa bàn huyện Mê Linh với khu vực phát triển đô thị Đông Anh. Khai thác, kết nối hệ thống sông, kênh, mương đầm tự nhiên hình thành hệ thống công viên cây xanh, hành lang xanh: Cà Lồ - kênh Thạch Phú – Đền Hai Bà Trưng – Đầm Và.. gắn kết với hệ thống cây xanh và hành lang xanh thành phố: sông Hồng - Đầm Vân Trì – Cổ Loa.

b/ Sự hợp lý về môi trường trong quy hoạch sử dụng đất:

- Tổ chức các đơn vị ở, khu ở theo tầng bậc, cân đối các chỉ tiêu về cây xanh đô thị trong toàn khu đô thị theo ranh giới các xã. Theo đó phân khu quy hoạch N1 chia làm 3 khu vực A B C (gồm 9 khu nhà ở), chuỗi các khu ở liên kết trên hệ trục giao thông và cảnh quan.

+ Xác định được nhu cầu diện tích các loại đất từng cấp phục vụ theo quy mô dân số, trên cơ sở phân khu đô thị phân chia thành các khu vực và  các khu ở, đơn vị ở.

+ Xác định chỉ tiêu sử dụng đất đến cấp đơn vị ở: trường Tiểu học, Trung học cơ sở, cây xanh, công cộng, đường chính, bãi đỗ xe, nhóm ở; Chỉ tiêu đất công cộng, cây xanh khu ở được xác định theo QCXDViệt Nam về các chỉ tiêu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và áp dụng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản như Chỉ tiêu sử dụng đất: đất xây dựng đô thị 94 - 100m2/người; Đất dân dụng đô thị 64 - 80m2/người. Trong đó, đất đơn vị ở: 30 - 50m2/người, đất công trình công cộng >5m2/người, đất cây xanh TDTD >7m2/người và các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật: mật độ mạng lưới đường ≥ 6,5 km/km2 tính đến đường phân khu vực, với khoảng cách giữa hai đường từ 250-300m, diện tích hồ điều hòa ≥ 5% đất xây dựng đô thị, cấp nước sinh hoạt: 200l/người-ngày,đêm, nước thải sinh hoạt bằng cấp nước sinh hoạt, cấp điện sinh hoạt: 0,8KW/người, chất thải rắn sinh hoạt: 1,3kg/người-ngày...)

c/ Đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng không khí, tiếng ồn, tiêu chuẩn chất lượng nước, tiêu chuẩn cây xanh mặt nước, khoảng cách an toàn về môi trường  và tiện nghi môi trường cảnh quan qua việc:

- Khu vực nghiên cứu được bao bọc bởi hệ thống hành lang xanh: Phía Bắc: Hành lang xanh sông Cà Lồ - Vùng tĩnh không cất hạ cánh Sân bay Nội Bài; Phía Nam: Hành lang xanh sông Hồng; Phía Đông: Hành lang xanh Sông Thiếp - Đầm Vân Trì - Đầm Và – Kênh Thạch Phú. Tạo lập không gian xanh trong khu đô thị, Khu công viên cây xanh, TDTT kết hợp du lịch sinh thái kết nối với hệ thống cây xanh, nêm xanh thành phố.

- Bảo tồn các khu vực làng xóm truyền thống, các công trình di tích lịch sử văn hóa, các khu trồng hoa đặc trưng.

- Tổ chức chuỗi dịch vụ công cộng đô thị hiện đại hai bên trục đường chính của phân khu đô thị.

- Tổ chức mô hình khu ở sinh thái hiện đại gắn kết với cây xanh mặt nước. Tạo dựng đô thị Mê Linh có đặc trưng riêng biệt gắn với vùng trồng hoa truyền thống. Gắn kết khu vực phát triển đô thị trên địa bàn huyện Mê Linh với khu vực phát triển đô thị Đông Anh.

- Thiết kế quy hoạch đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo khớp nối với khu vực (kết nối giao thông, trục không gian với giao thông khu vực, hệ thống thoát nước riêng, mạng lưới điện chạy ngầm đảm bảo an toàn môi trường không khí, đất, nước ngầm, nước mặt…)

- Xác định hành lang cách ly, bảo vệ các công trình hạ tầng theo quy định hiện hành.

   VI.7.5. Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu cải thiện các vấn đề môi trường trong đồ án quy hoạch:

- Phát triển đô thị bền vững trên cơ sở hài hòa 3 yếu tố: kinh tế, môi trường, xã hội. Cụ thể:

+ Khai thác hiệu quả các yếu tố tự nhiên, vị trí địa lý, giao thông, tiết kiệm đất xây dựng. Xây dựng đô thị đồng bộ có bản sắc, tránh đầu tư nhỏ lẻ.

+ Xây dựng hoàn thiện đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Thiết kế quy hoạch giao thông có mạng lưới đường theo cấp hạng đúng quy chuẩn, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật và nhu cầu sử dụng về giao thông và bãi đỗ, tạo điều kiện giao thông thuận lợi, thông suốt làm giảm tiếng ồn và khói bụi từ các phương tiện giao thông gây ra; Thiết kế quy hoạch hệ thống thoát nước trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và môi trường, đảm bảo các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng và môi trường, đảm bảo các chức năng thoát nước đô thị theo quy chuẩn, thoát nước nhanh chóng không gây ngập úng cục bộ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước ngầm và nước mặt; Hệ thống cấp điện được nối với hệ thống cấp điện quốc gia và chịu sự điều phối của Trung tâm điều độ quốc gia, đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng điện của đô thị cho hiện tại và sau 10 năm; Hệ thống cấp nước phù hợp với sơ đồ cấp nước của quy hoạch vùng, quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đảm bảo việc bảo vệ và sử dụng tổng hợp các nguồn nước về chất lượng và nhu cầu theo quy chuẩn.

+ Giải quyết vấn đề chuyển đổi kinh tế sang dịch vụ thương mại là chủ yếu: xây dựng các cơ sở dịch vụ thương mại, văn phòng, giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề. ổn định đời sống dân cư hiện có; Xây dựng các cơ sở dịch vụ hạ tầng xã hội: văn hóa, giáo dục, y tế, hành chính đáp ứng quy mô chỉ tiêu, chất lượng phục vụ.

+ Giải quyết vấn đề nhà ở bao gồm: nhà ở di dân tái định cư, nhà ở cho nhiều đối tượng thu nhập. Cải tạo các làng xóm dân cư hiện có giữ được những đặc trưng truyền thống đồng thời nâng cao điều kiện môi trường sống.

- Cần lựa chọn đúng đắn các dự án ưu tiên, nhà đầu tư có năng lực thực sự. Phân đợt các giai đoạn xây dựng theo nguyên tắc ưu tiên các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, cơ sở kinh tế, nhà ở, khả năng đầu tư thuận lợi.

- Nghiêm cấm xây dựng lấn chiếm không gian, lấn chiếm hành lang xanh, phá vỡ cảnh quan, các điểm di tích lịch sử văn hóa, công trình tôn giáo tín ngưỡng

            VII.6. Kết luận:

Phần đánh giá môi trường chiến lược của đồ án quy hoạch phân khu đô thị N1 tại các xã Đại Thịnh, Thanh Lâm, Mê Linh, Tiền Phong, Tráng Việt, Văn Khê – huyện Mê Linh và xã Đại Mạch – huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, đã xác định được các vấn đề môi trường chính. Đánh giá diễn biến môi trường của đồ án quy hoạch, đưa ra biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện các vấn đề môi trường.

Cụ thể sẽ được đánh giá tác động môi trường theo quy định kèm theo dự án đầu tư xây dựng trong khu vực.


VIII. QUY HOẠCH KHÔNG GIAN XÂY DỰNG NGẦM ĐÔ THỊ

VIII.1. Hiện trạng không gian xây dựng ngầm đô thị:

VIII.1.1. Khái quát hiện trạng:

Địa hình, địa mạo:

Khu vực nghiên cứu có địa hình bằng phẳng. Cao độ tự nhiên trung bình khoảng 8,5-10m.

Khí hậu :

Khu vực nghiên cứu cùng chung với khí hậu của Thành phố Hà Nội. Trong vùng bị ảnh hưởng của khí hậu gió mùa.

Địa chất thuỷ văn, địa chất công trình :

Khu vực nghiên cứu chịu chế độ thủy văn của hệ thống sông Hồng; sông Thiếp, đầm Vân Trì (chi lưu của sông Cầu).

- Khu vực nghiên cứu thuộc vùng đất bồi châu thổ sông Hồng. Theo tại liệu khảo sát của một số công trình xây dựng tại khu vực lân cận cường độ đất trung bình trong khu vực khoảng 2,0kg/cm2.

Hiện trạng sử dụng đất:

- Khu vực nghiên cứu có phần lớn diện tích đất trong khu vực nghiên cứu chưa sử dụng vào mục đích phát triển đô thị, trong đó đất nông nghiệp đất cây xanh cách ly, đất không sử dụng (hoang hóa, đất trống...) với quy mô khoảng 1716,92ha (chiếm: 73,28% diện tích đất nghiên cứu). Còn lại là đất ở đô thị, làng xóm, đất các công ty, cơ quan, xí nghiệp, đất công cộng, trường học, nghĩa trang.

Hiện trạng công trình xây dựng:

Các công trình xây dựng trong khu vực nghiên cứu hầu hết là xây dựng thấp tầng, mật độ thấp.

Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:

* Hiện trạng giao thông:

  Trong khu vực nghiên cứu hiện có tuyến Quốc lộ 23, đê sông Hồng, đường Nam Hồng- Chợ Yên và các tuyến đường liên huyện, liên xã. Không có công trình giao thông ngầm

* Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa:    

Toàn bộ khu vực lập quy hoạch nằm trong lưu vực thoát nước ra hệ thống sông Cà Lồ - mương Thạnh Phú và đầm Và - Tiền Phong thuộc hệ thống sông Ngũ Huyện Khê.

* Hiện trạng hệ thống cấp nước:

- Hiện tại trong khu vực chưa có hệ thống cấp nước sạch của thành phố.

- Tại các khu vực dân cư chủ yếu sử dụng nước giếng khoan, giếng khơi. Tại một số các cơ quan, đơn vị cơ sở sản xuất công nghiệp đã có trạm xử lý nước cục bộ cấp nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

* Hiện trạng cấp điện:

Khu đất lập quy hoạch hiện nay được cấp nguồn từ  trạm biến áp 110KV Quang Minh thông qua các tuyến điện trung thế 35KV (đi nổi) để cấp điện cho các nhà máy xí nghiệp và khu dân cư trong khu đất. Mạng điện hạ thế 0,4KV chủ yếu là mạng 3 pha, 4 dây đi nổi dọc theo các tuyến đường chính và đường ngõ xóm để cấp cho các phụ tải dùng điện. hệ thống cấp điện chưa được hạ ngầm.

* Hệ thống Tuynel, hào kỹ thuật:

Hệ thống Tuynel, hào kỹ thuật hầu như chưa có, một số khu vực đã xây dựng theo quy hoạch đã có các công trình Tuynel và hào kỹ thuật.

VIII.1.2. Đánh giá hiện trạng không gian xây dựng ngầm đô thị:

Là khu vực hiện đang phát triển đô thị, nên hệ thống không gian ngầm đô thị chưa được đầu tư xây dựng.

     Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, có chỉ số nước ngầm cao, nên cần hạn chế phát triển các không gian ngầm đô thị.

VIII.2. Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị:

VIII.2.1. Khái quát quy hoạch phân khu đô thị:

     VIII.2.1.1. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất:

- Phân bố khu vực nghiên cứu thành các khu vực trên cơ sở ranh giới nghiên cứu với các không gian cảnh quan tự nhiên hoặc các tuyến đường giao thông chính đô thị. Hình thành trung tâm cấp đô thị, khu vực và các khu ở hoặc đơn vị ở độc lập.

- Phát triển các khu đô thị mới đồng bộ hiện đại gắn với cải tạo, chỉnh trang, xây dựng lại các khu ở hiện có, tạo dựng một phân khu đô thị hoàn chỉnh, đáp ứng các nhu cầu hạ tầng xã hội và nhà ở phục vụ khu công nghiệp.

- Chức năng sử dụng đất được xác lập trên bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; bao gồm  đất công cộng thành phố, khu ở, đơn vị ở ; giáo dục, dạy nghề ; cây xanh thành phố, khu ở, đơn vị ở ; di tích ; cơ quan viện nghiên cứu; công nghiệp kho tàng, hạ tầng kỹ thuật và giao thông các cấp. 

     VIII.2.1.2. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

Quy hoạch giao thông:

Phân khu đô thị  tổ chức hai loại hình giao thông đường sắt đô thị và đường bộ.

(Chi tiết xem phần VI.1)                                                          

Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật:

(Chi tiết xem phần VI.2)                                                          

Quy hoạch cấp nước:

 (Chi tiết xem phần VI.3)                                                         

Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng đô thị:

 (Chi tiết xem phần VI.4.1)                                                     

Quy hoạch thông tin liên lạc:

 (Chi tiết xem phần VI.4.2)                                                     

Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

 (Chi tiết xem phần VI.5)                                                         

VIII.2.2. Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị:

     VIII.2.2.1. Phân loại công trình ngầm đô thị:

Công trình ngầm đô thị là những công trình được xây dựng dưới mặt đất tại đô thị bao gồm: công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, các công trình đầu mối kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy nen kỹ thuật.

- Công trình giao thông ngầm là các công trình đường tàu điện ngầm, nhà ga tàu điện ngầm, hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ và các công trình phụ trợ kết nối (kể cả phần đường nối phần ngầm với mặt đất).

- Công trình đầu mối kỹ thuật ngầm là các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, bao gồm: trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp, trạm gas… được xây dựng dưới mặt đất.

- Công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm là các công trình đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp điện, thông tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất.

- Công trình công cộng ngầm là công trình phục vụ hoạt động công cộng được xây dựng dưới mặt đất.

     - Phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất là tầng hầm (nếu có) và các bộ phận của công trình nằm dưới mặt đất.

     VIII.2.2.2. Dự báo nhu cầu phát triển và sử dụng không gian ngầm đô thị:

Dự báo nhu cầu phát triển:

Theo quy hoạch  dự báo quy mô dân số tối đa khoảng 220.000người, do vậy các không gian cần thiết để xây dựng công trình ngầm đô thị trong phân khu đô thị gồm:

- Công trình giao thông ngầm là các công trình đường tàu điện ngầm, nhà ga tàu điện ngầm, hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ và các công trình phụ trợ kết nối (kể cả phần đường nối phần ngầm với mặt đất).

- Công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm là các công trình đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp điện, thông tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất.

- Công trình công cộng ngầm là công trình phục vụ hoạt động công cộng

     - Phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất là tầng hầm.

     VIII.2.2.3. Phân vùng chức năng sử dụng không gian ngầm:

Các khu vực khai thác phát triển không gian ngầm đô thị trong phân khu đô thị bao gồm:

- Không gian ngầm công cộng, kỹ thuật, đỗ xe dưới phần đất có chức năng sử dụng đất công cộng thành phố và khu ở

- Không gian ngầm kỹ thuật và bãi đỗ xe dưới phần đất xây dựng nhà ở cao tầng.

- Bãi đỗ xe ngầm

- Các tuyến đường hầm đường bộ kết nối giao thông đường bộ.

- Các tuyến hầm dành cho người đi bộ kết nối hệ thống đường dành cho người đi bộ nổi với nhau và hệ thông công cộng ngầm với nhau.    

- Tuyến tuy nen, hào kỹ thuật để bố trí các đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm (đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp điện, thông tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất).

     VIII.2.2.4. Xác định hệ thống giao thông ngầm:

a) Đường sắt đô thị:

01 tuyến đường sắt đô thị (số 7) qua phân khu đô thị N1 là đi ngầm, nằm trong thành phần đất giao thông đường bộ (tuyến đường chính đô thị MCN 60m), kết nối trung tâm thành phố với đô thị Mê Linh. Dự kiến xây dựng 5 nhà ga trên các tuyến đường sắt đô thị. Từ các ga này tổ chức các tuyến đường đi bộ ngầm sang hai bên đường quy hoạch.  

b) Các tuyến đường bộ cấp đô thị:

   - Đường trục chính đô thị: tuyến đường MCN 100m và MCN 60m .

- Đường chính đô thị và liên khu vực: 04 tuyến đường MCN 48m

   - Các tuyến đường chính khu vực, đường khu vực: có mặt cắt ngang điển hình rộng 13,5-36m.       (Chi tiết xem bản đồ Quy hoạch giao thông)

Tại các tuyến đường nêu trên và khu vực có lưu lượng đi bộ lớn, gần các trung tâm công cộng tổ chức các hầm đi bộ hoặc nổi, nằm ở vị trí các nút giao cắt giao thông, với khoảng cách tối đa giữa 2 tuyến đường đị bộ không quá 500m.

     VIII.2.2.5. Xác định hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm:

  - Trên các tuyến đường trục chính và đường chính đô thị bố trí tuy nen kỹ thuật để bố trí các tuyến cáp điện trung thế và hạ thế, ống cấp nước phân phối và dịch vụ, cáp thông tin.

- Dọc theo các tuyến đường liên khu vực B= 48m tùy thuộc số lượng, chủng loại đường dây, đường ống xây dựng dọc theo đường có thể bố trí tuy nen hoặc hào kỹ thuật

- Dọc theo các tuyến đường cấp khu vực chủ yếu xây dựng hào kỹ thuật để bố trí  các tuyến cáp điện lực trung thế và hạ thế, cáp thông tin, ống cấp nước phân phối và dịch vụ.

- Trên các tuyến đường bố trí các tuyến cáp ngầm điện cao thế 220KV và 110KV sẽ bố trí hầm cáp điện lực riêng, có kết hợp bố trí cả cáp điện trung thế 22KV.

- Trong tuy nen kỹ thuật không bố trí các tuyến ống cấp nước truyền dẫn đường kính F300mm.

- Trong hào kỹ thuật không bố trí các tuyến ống cấp nước phân phối đường kính F250mm trở lên do có áp lực cao, kích thước van lớn và các tuyến cống thoát nước thải.

 

     VIII.2.2.6. Xác định các khu vực xây dựng công trình công cộng ngầm:

- Không gian ngầm công cộng được xác định dưới phần đất có chức năng sử dụng đất công cộng thành phố và khu ở.

- Vị trí không gian ngầm công cộng này được xác định trong bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất phần sơ đồ quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị.

- Chức năng sử dụng không gian ngầm công cộng bao gồm các chức năng: thương mại, dịch vụ cấp thành phố và khu ở; hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bãi đỗ xe (Không xây dựng văn phòng giao dịch, khách sạn, nhà nghỉ…) 

- Quy hoạch không gian công cộng ngầm chỉ có tính minh hoạ, nhằm thể hiện ý đồ tổ chức không gian ngầm và mối liên hệ các không gian ngầm công cộng với nhau. Vị trí, quy mô cụ thể các không gian công cộng ngầm sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn lập quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn.

- Đối với không gian công cộng ngầm thuộc các khu vực đã và đang triển khai đầu tư xây dựng, tiếp tục thực hiện theo dự án đã được phê duyệt. Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt mà chưa thực hiện đầu tư xây dựng, cần được nghiên cứu xem xét điều chỉnh theo quy định hiện hành để phù hợp quy hoạch phân khu. Đối với các đồ án quy hoạch, quy hoạch tổng mặt bằng, dự án đang nghiên cứu mà chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt, hoặc đã được cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cần được nghiên cứu lại để phù hợp với quy hoạch phân khu này.

- Đối với đất ở, chỉ nghiên cứu xây dựng không gian ngầm dưới các khu vực xây dựng nhà ở cao tầng và chỉ được sử dụng để bãi đỗ xe ngầm và hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần thiết. Vị trí, quy mô cụ thể các không gian ngầm này sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn lập quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn và dự án đầu tư xây dựng.

- Đối với bãi đỗ xe: khuyến khích xây dựng bãi đỗ xe ngầm thuộc đất cây xanh thành phố, khu ở và đơn vị ở nhằm tiết kiệm đất, trên mặt đất tổ chức thành các không gian cây xanh phục vụ mục đích chung cho khu vực.

- Đối với đất công cộng khác và cơ quan, văn phòng, khuyến khích xây dựng chỗ đỗ xe ngầm nhằm tiết kiệm đất.

- Khi nghiên cứu xây dựng các không gian ngầm cụ thể của từng khu vực, phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước.

     VIII.2.2.7. Nguyên tắc, yêu cầu đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian ngầm;

- Đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian ngầm phải đảm bảo đồng bộ, theo hệ thống.

- Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm về đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian ngầm.

- Không gian ngầm công cộng phải được kết nối với không gian công cộng nổi, hệ thống giao thông, đường đi bộ ở các khu vực hợp lý và được cụ thể hóa ở giai đoạn sau. 

     VIII.2.2.8. Đánh giá môi trường chiến lược:

- Đánh giá môi trường chiến lược đối với không gian ngầm đô thị cần đảm bảo đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện các vấn đề môi trường theo mục VII.5.

QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG

IX.1. Yêu cầu chung:

Các yêu cầu về quản lý quy hoạch xây dựng trong khu vực nghiên cứu phải tuân thủ các quy định sau:

- Tuân thủ Luật pháp và các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố có liên quan.

- Tuân thủ quy hoạch phân khu đô thị và các quy định quản lý theo quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Việc điều chỉnh, thay đổi, bổ sung quy hoạch phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

- Trong quá trình triển khai quy hoạch xây dựng có thể áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm nước ngoài và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

IX.2. Yêu cầu về quy hoạch kiến trúc:

Trên cơ sở quy hoạch phân khu được phê duyệt các yêu cầu về quy hoạch kiến trúc bao gồm:

- Tuân thủ các định hướng về không gian, sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã được xác lập trong quy hoạch phân khu.

- Các yêu cầu quản lý quy hoạch xây dựng về quy hoạch kiến trúc trong khu vực nghiên cứu như sau:

+ Vị trí, quy mô các khu chức năng đô thị.

+ Ranh giới các khu chức năng đô thị.

+ Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

+ Ngưỡng quy mô dân số tối đa được xác lập theo quy hoạch.

+ Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, trong đó tận dụng tối đa hệ thống mặt nước hiện có phù hợp định hướng quy hoạch.

+ Kiểm soát không gian, mật độ xây dựng, tầng cao tối đa trong khu vực.  

IX.3. Yêu cầu về xây dựng hạ tầng kỹ thuật:

- Tuân thủ các định hướng về hạ tầng kỹ thuật và các chỉ tiêu đã được xác lập trong quy hoạch phân khu.

- Các yêu cầu quản lý quy hoạch xây dựng về hạ tầng kỹ thuật trong khu vực nghiên cứu như sau:

+ Hệ thống giao thông, bến bãi đỗ xe.

+ Chỉ giới đường đỏ.

+ Vị trí, quy mô các đầu mối hạ tầng kỹ thuật.

+ Hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật theo Luật định.

+ Nguyên tắc kiểm soát hệ thống hạ tầng kỹ thuật.  

IX.4. Yêu cầu về bảo vệ môi trường:

Tuân thủ các quy định  về bảo vệ môi trường theo luật định.

Các yêu cầu quản lý quy hoạch xây dựng về vệ sinh môi trường trong khu vực nghiên cứu như sau:

- Các yêu cầu quản lý quy hoạch xây dựng trong quá trình thi công xây dựng:

+ áp dụng biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hoá các thao tác và quá trình thi công để đảm bảo an toàn lao động và hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường.

+ Tránh sử dụng các máy móc thi công đã cũ, phát sinh nhiều khí thải và tiếng ồn lớn.

+ Có biện pháp san nền đảm bảo nguyên tắc san lấp từng khu vực, tránh gây úng ngập.

+ Lập hàng rào cách ly các khu vực nguy hiểm. Che chắn những khu vực phát sinh bụi và dùng xe tưới nước để rửa đường.

+ Xây dựng các nhà vệ sinh tạm thời phục vụ công nhân viên công trường xây dựng, có những biện pháp chống gây ô nhiễm với môi trường xung quanh.

+ Việc vận chuyển chất thải phải sử dụng các hộp gen, thùng chứa có nắp đậy kín và phải được vận chuyển đi ngay trong ngày, tránh ùn tắc, tồn đọng trên công trường làm rơi vãi vào mương gây tắc nghẽn dòng chảy.

+ Các chất thải sinh hoạt: do cán bộ và công nhân xây dựng thải ra, các chất thải rắn trong quá trình thi công xây dựng cần được tập trung tại bãi chứa quy định, sau đó sẽ được thu gom chở đi xử lý theo quy định.hướng về hạ tầng kỹ thuật và các chỉ tiêu đã được xác lập trong quy hoạch phân khu.

- Các yêu cầu quản lý quy hoạch xây dựng trong quá trình khai thác sử dụng. Khi dự án đi vào hoạt động, các tác động đến môi trường chủ yếu là các tác động tích cực. Tuy nhiên cần có các biện pháp để hạn chế các tác động tiêu cực có thể phát sinh, ảnh hưởng đến môi trường:

+ Rác thải được thu gom phân loại tại nguồn, tập kết tại các thùng rác quy định, thu gom và mang đi hàng ngày bằng hệ thống thu gom rác thải của khu vực.

+ Cần có giải pháp kiến trúc bên ngoài và bên trong công trình đối với những khu nhà gần đường giao thông chính để giảm tiếng ồn và khói bụi do phương tiện giao thông gây ra.

+ Nghiêm cấm các phươg tiện tham gia giao thông bấm còi bừa bãi trong khu vực, tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

+ Ban quản lý dự án nên bố trí các xe chuyên dụng để tưới rửa đường trên những trục đường chính trong khu vực. Nghiêm cấm các xe chở vật liệu, phế thải không che đậy kĩ khi đi vào khu vực này. Để đảm bảo một môi trường trong lành.

+ Có giải pháp kĩ thuật kết hợp mỹ quan để làm giảm mức độ ô nhiễm của trạm bơm nước thải.

+ Rác thải và nước thải bệnh viện, khu công nghiệp phải được thu gom, xử lý riêng theo các quy định hiện hành.

+ Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất, sẽ có chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng giải quyết hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo công ăn việc làm mới, ổn định đời sống.

QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU

X.1. Mục tiêu quy hoạch:

- Sớm cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050, đáp ứng thời gian, yêu cầu quản lý nhà nước.

- Đề xuất giải pháp đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục triển khai và đang được nghiên cứu.

- Làm cơ sở sớm lập quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn; tập trung nguồn lực đầu tư, tạo điều kiện sớm thúc đẩy phát triển đô thị trong phân khu đô thị phù hợp với quy hoạch dài hạn và lâu dài.

X.2. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đợt đầu:

Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đợt đầu:

Theo QHCHN2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Phân khu đô thị nằm trong khu vực phát triển đợt đầu của Thành phố, hiện có tuyến đường chính đô thị MCN 100m đang được thi công và các dự án đầu tư khu đô thị đang nghiên cứu triển khai xây dựng là động lực thúc đẩy phát triển đô thị. Do vậy, kiến nghị phần lớn quỹ đất thuộc phân khu đô thị sẽ nằm trong quy hoạch xây dựng đợt đầu. Một phần được phát triển ở giai đoạn sau, bao gồm: phía Đông Bắc khu vực nghiên cứu và các cơ sở công nghiệp, kho tàng, nhà máy, xí nghiệp không phù hợp với quy hoạch phân khu này, dần từng bước chuyển đổi chức năng cho phù hợp.

Sơ đồ Bản vẽ quy hoạch sử dụng đất đợt đầu được thể hiện trên bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất (QH04A). Các nội dung sử dụng đất của quy hoạch xây dựng đợt đầu tuân thủ các yêu cầu như đã xác định đối với quy hoạch dài hạn.

Quy mô dân số dự kiến giai đoạn đầu:

- Quy mô dân số tối đa xác lập theo phân khu đô thị khoảng: 190.000 người.

Trong đó:

+ Quy mô dân số dự báo trong giai đoạn ngắn hạn khoảng: 170.000 người

+ Dân số dự báo phát triển tiếp đến thời hạn tối đa khoảng: 20.000 người.

- Phân bố dân số đối với các ô quy hoạch trong quy hoạch đợt đầu như đã xác lập đối với quy hoạch sử dụng đất dài hạn.

X.3. Quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội & đô thị đợt đầu:

- Quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội và đô thị đợt đầu được nghiên cứu đồng bộ trong ranh giới quy hoạch tổng mặt bằng giai đoạn đầu.

- Một số dự án hạ tầng xã hội và đô thị ưu tiên đầu tư gồm:

+ Dự án cụm công trình công cộng thương mại dịch vụ, tạo động lực phát triển chính cho phân khu đô thị làm cơ sở chuyển dịch ngành nghề lao động, phục vụ chuyên đổi nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị và giải quyết nhu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động.

+ Dự án phát triển các khu đô thị mới để đáp ứng nhu cầu nhà ở của nhân dân và tạo bộ mặt đô thị, trong đó ưu tiên cho các nhu cầu di dân và dẫn dân tại chỗ.

X.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đợt đầu:

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đợt đầu được nghiên cứu, phát triển đồ bộ với quy hoạch sử dụng đất.

- Một số dự án hạ tầng kỹ thuật ưu tiên đầu tư đồng bộ  trên tuyến, gồm:

+ Hoàn chỉnh tuyến đường chính đô thị MCN 100m và 60m.

+ Hoàn chỉnh và xây dựng đồng bộ tuyến đường vành đai 4.

+ Xây dựng tuyến đường bao quanh phân khu đô thị

+ Xây dựng các tuyến giao thông kết nối tuyến đường chính đô thị với tuyến đường vành đai phân khu đô thị.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

XI.1. Kết luận:

      Quy hoạch phân khu đô thị N1, tỷ lệ 1/2000 được lập nhằm cụ thể hoá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch phân khu đô thị N1, tỷ lệ 1/2000 được duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để quản lý việc xây dựng và cải tạo trên địa bàn huyện Đông Anh theo đúng quy hoạch, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án phát triển đô thị .

Quy hoạch phân khu đô thị N1, tỷ lệ 1/2000 được duyệt sẽ là là tiền đề cho công tác cải tạo, nâng cấp và làm mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực, lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng nhằm bổ sung, hoàn thiện hệ thống công trình công cộng, văn hoá, giáo dục. Góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân dân trong địa bàn huyện Mê Linh và thành phố.

 

XI.2. Kiến nghị:

a) Một sô nội dung kiến nghị điều chỉnh thay đổi:

* Một số nội dung chính kiến nghị điều chỉnh, cụ thể hóa so với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 (viết tắt là QHCHN):

- Bổ sung cụ thế hóa hệ thống sử dụng đất khu ở, đảm bảo phục vụ nhu cầu chung khu vực.

- Cụ thể hóa đất đơn vị ở trên cơ sở chính xác hóa hiện trạng sử dụng đất.

- Kết nối các không gian cây xanh mặt nước hình thành hệ thống, tạo lập cảnh quan đô thị.

- Đề xuất chuyển đổi hợp lý quỹ đất hiện là công nghiệp kho tàng sang chức năng dân dụng đô thị, theo đó ưu tiên dành quỹ đất bổ sung hệ thống hạ tầng xã hội phục vụ chung cho khu vực. 

- Điều chỉnh vị trí một số chức năng sử dụng đất để đáp ứng nhu cầu phục vụ hợp lý, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng hiện hành.

- Chính xác hóa các chức năng sử dụng đất, phù hợp với hiện trạng và phù hợp với định hướng quy hoạch chung.

- Bổ sung hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch sử dụng đất và phù hợp quy định của quy hoạch phân khu.

* Một số nội dung kiến nghị điều chỉnh so với Nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 680/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 (viết tắt là QĐNVQH):

TT

Hạng mục

Đơn vị

QĐ NVQH

Đề xuất điều chỉnh

Lý do điều chính

1

Diện tích nghiên cứu

 

 

 

 

1.1.

DT đến năm 2030 (ha)

ha

1800,00

2024,15

Do khu vực phía Đông Bắc kề cận với khu công nghiệp Quang Minh hiện đang khai thác sử dụng, chưa có cơ hội để phát triển theo quy hoạch trong giai đoạn đến năm 2030

1.2.

Ngưỡng phát triển  đô thị  tối đa  (ha)

ha

 2600,00

 

2343,64

Để phù hợp ranh giới phát triển đô thị theo QHCHN

2

Quy mô dân số

 

 

 

 

2.1.

Dân số đến năm 2030 (người)

Người

178.000

170.000

Phù hợp với thực tiễn phát triển, phù hợp tiến độ và tốc độ hình thành các cơ sở tạo động lực phát triển: Đường vành đai 4, Đường chính đô thị MCN 100 và 60M; Khu công nghiệp Quang Minh…

2.2

Ngưỡng phát triển dân số tối đa (người)

Người

220.000

190.000

Phù hợp.

 

* Một số nội dung kiến nghị đối với các đồ án quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng và các khu vực được cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư:

- Đối với các khu vực đã và đang triển khai đầu tư xây dựng, tiếp tục thực hiện theo dự án đã được phê duyệt.

- Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt mà chưa thực hiện đầu tư xây dựng, cần được nghiên cứu xem xét điều chỉnh theo quy định hiện hành để phù hợp quy hoạch phân khu.

- Đối với các đồ án quy hoạch, quy hoạch tổng mặt bằng, dự án đang nghiên cứu mà chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt, hoặc đã được cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cần được nghiên cứu lại để phù hợp với quy hoạch phân khu này.

  Bảng thống kê các đồ án, dự án trong phạm vi nghiên cứu

SỐ TT

PHÂN LOẠI

TÊN DỰ ÁN

ĐỊA ĐIỂM

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

LÝ DO ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

A

CÁC ĐỒ ÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ NẰM TRONG DANH MỤC RÀ SOÁT ĐỢT 1 THEO VĂN BẢN SỐ 1563/TTG-KTN NGÀY 31/8/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ. 

I

LOẠI 1

CÁC ĐỒ ÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THEO QUY HOẠCH ĐƯỢC DUYỆT

1

LOẠI 1

KHU ĐÔ THỊ MỚI THANH LÂM ĐẠI THỊNH 1 (CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XD HUD1)

XÃ THANH LÂM, ĐẠI THỊNH

THỰC HIỆN THEO QHPK

CHƯA ĐƯỢC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TL 1/500

2

LOẠI 1

KHU ĐÔ THỊ MỚI THANH LÂM ĐẠI THỊNH 2 (CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XD HUD1)

XÃ THANH LÂM, ĐẠI THỊNH

THỰC HIỆN THEO ĐIỂU CHỈNH QUY HOẠCH

THỰC HIỆN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 5630/QĐ-UBND NGÀY 12/11/2010 CỦA UBND TP HN

3

LOẠI 1

NHÀ VƯỜN KIM QUY - TRÍ ANH (CT TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ TRÍ ANH)

XÃ THANH LÂM

THỰC HIỆN THEO DỰ ÁN ĐƯỢC DUYỆT

4

LOẠI 1

KHU BIỆT THỰ NHÀ VƯỜN NHUNG NGA (CTY TNHH NHUNG NGA)

XÃ THANH LÂM

THỰC HIỆN THEO DỰ ÁN ĐƯỢC DUYỆT

5

LOẠI 1

NM SẢN XUẤT 100 TRIỆU LÍT BIA (CÔNG TY RƯỢU BIA NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI)

XÃ TIỀN PHONG

GIAI ĐOẠN I: THỰC HIỆN THEO QH CHI TIẾT ĐƯỢC DUYỆT .

GIAI ĐOẠN II:  ĐỀ XUẤT CHUYỂN ĐỔI CHỨC NĂNG THEO QHPK (HỖN HỢP, CÂY XANH, NHÀ Ở SINH THÁI, TRƯỜNG HỌC)

GIAI ĐOẠN I: ĐÃ ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG.

GIAI ĐOẠN II: (CHƯA TRIỂN KHAI XÂY DỰNG)CHUYỂN ĐỔI CHỨC NĂNG PHÙ HỢP QH CHUNG (LÀ ĐẤT DỰ ÁN NẰM TRONG HÀNH LANG XANH)

6

LOẠI 1

XD KHU ĐÔ THỊ TẠI XÃ TIỀN PHONG (CÔNG TY TNHH XD HOÀNG VÂN)

XÃ TIỀN PHONG

THỰC HIỆN THEO DỰ ÁN ĐƯỢC DUYỆT

7

LOẠI 1

KHU ĐÔ THỊ MỚI HÀ PHONG (CÔNG TY CỔ PHẦN HÀ PHONG)

XÃ TIỀN PHONG

THỰC HIỆN THEO DỰ ÁN ĐƯỢC DUYỆT

8

LOẠI 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG (CT CP ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN QUẢN TRỊ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI)

XÃ TIỀN PHONG

THỰC HIỆN THEO DỰ ÁN ĐƯỢC DUYỆT

 II

LOẠI 2 

CÁC ĐỒ ÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TIẾP TỤC TRIỂN KHAI CẦN ĐIỀU CHỈNH THEO QUY HOẠCH PHÂN KHU 

1

LOẠI 2

KHU ĐÔ THỊ MÊ LINH (CÔNG TY CỔ PHẦN C.E.O QUỐC TẾ)

XÃ THANH LÂM

 THỰC HIỆN THEO QHPK

2

LOẠI 2

KHU NHÀ Ở PHƯƠNG VIÊN (CTY TNHH VÀ DU LỊCH PHƯƠNG VIÊN)

XÃ THANH LÂM

THỰC HIỆN THEO QHPK

3

LOẠI 2

KHU BIỆT THỰ NHÀ VƯỜN TÙNG PHƯƠNG

XÃ ĐẠI THỊNH

THỰC HIỆN THEO QHPK

ĐIỀU CHỈNH PHÙ HỢP VỚI QUY HOẠCH CHUNG

4

LOẠI 2

KHU ĐÔ THỊ MỚI AN THỊNH - MÊ LINH (CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XD AN THỊNH)

XÃ ĐẠI THỊNH, TIỀN PHONG

THỰC HIỆN THEO QHPK

ĐIỀU CHỈNH PHÙ HỢP VỚI QUY HOẠCH CHUNG

5

LOẠI 2

KHU NHÀ Ở VÀ VP CHO THUÊ TDK (CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TDK)

XÃ TIỀN PHONG

THỰC HIỆN THEO QHPK

6

LOẠI 2

KHU ĐÔ THỊ MỚI CIENCO5 (CÔNG TY XD CÔNG TRÌNH 547)

XÃ ĐẠI THỊNH, MÊ LINH, TIỀN PHONG

THỰC HIỆN THEO QHPK

BỔ SUNG HẠ TẦNG XÃ HỘI

7

LOẠI 2

KHU ĐÔ THỊ MỚI SÔNG HỒNG THỦ ĐÔ (CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI SÔNG HỒNG THỦ ĐÔ)

XÃ MÊ LINH, TIỀN PHONG

THỰC HIỆN THEO QHPK

8

LOẠI 2

KHU BIỆT THỰ VÀ NHÀ NGHỈ NAM SƠN (CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH SƠN)

XÃ TIỀN PHONG

THỰC HIỆN THEO QHPK

9

LOẠI 2

KHU ĐÔ THỊ AIC (CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN AIC VĨNH PHÚC)

 XÃ TIỀN PHONG

 THỰC HIỆN THEO ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

THỰC HIỆN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 4457/QĐ-UBND NGÀY 23/9/2011 CỦA UBND THÀNH PHỐ HN

10

LOẠI 2

KHU CHUNG CƯ CAO TẦNG VÀ NHÀ Ở CHO CÁN BỘ CÔNG NHÂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI XÃ TIỀN PHONG (CTY TNHH XD SAO MAI VÀ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ XD SỐ 18)

 XÃ TIỀN PHONG

 THỰC HIỆN THEO QHPK

11

LOẠI 2

KHU NHÀ Ở LÀNG HOA TIỀN PHONG (CÔNG TY TNHH TIỀN PHONG)

XÃ TIỀN PHONG

THỰC HIỆN THEO QHPK

KHỚP NỐI GIAO THÔNG VÀ BỔ SUNG HẠ TẦNG XÃ HỘI

12

LOẠI 2

KHU NHÀ Ở MINH ĐỨC (CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH MINH ĐỨC)

XÃ TIỀN PHONG

THỰC HIỆN THEO QHPK

13

LOẠI 2

KHU NHÀ Ở MINH GIANG - ĐẦM VÀ (CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI MINH GIANG)

XÃ TIỀN PHONG

THỰC HIỆN THEO QHPK

14

LOẠI 2

KHU ĐÔ THỊ BA ĐÌNH (CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BA ĐÌNH)

XÃ TIỀN PHONG

THỰC HIỆN THEO QHPK

KHỚP NỐI GIAO THÔNG

15

LOẠI 2

XD BỆNH VIỆN CHO NGƯỜI THU NHẬP CAO, CHỮA BỆNH MIỄN PHÍ CHO NGƯỜI NGHÈO (CÔNG TY CP ĐẦU TƯ AN THỊNH)

XÃ TIỀN PHONG

THỰC HIỆN THEO QHPK

BỔ SUNG CÂY XANH HỒ ĐIỀU HÒA.

 III

 LOẠI 3

CÁC ĐỒ ÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠM DỪNG TRIỂN KHAI XEM XÉT SAU KHI CÓ QUY HOẠCH PHÂN KHU  

1

LOẠI 3

KHU ĐÔ THỊ GOLF MÊ LINH

(CTY CP VẬN TẢI BIỂN VÀ BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT HẢI)

XÃ ĐẠI THỊNH, VĂN KHÊ, MÊ LINH

THỰC HIỆN THEO QHPK

ĐIỀU CHỈNH PHÙ HỢP VỚI QUY HOẠCH CHUNG

2

LOẠI 3

KHU ĐÔ THỊ MÊ LINH - ĐẠI THỊNH (CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XD HUD1)

XÃ ĐẠI THỊNH, MÊ LINH

THỰC HIỆN THEO QHPK

 ĐIỀU CHỈNH PHÙ HỢP VỚI QUY HOẠCH CHUNG

B

CÁC ĐỒ ÁN, DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHÔNG NẰM TRONG DANH MỤC RÀ SOÁT ĐỢT 1

1

 

TRỤ SỞ LÀM ViỆC CẢNH SÁT PCCC  KHU VỰC PHÍA NAM - CÔNG AN TỈNH VĨNH PHÚC

XÃ THANH LÂM

THỰC HIỆN THEO QHPK

2

 

KHU DÂN CƯ SỐ 1

(UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ THANH LÂM, ĐẠI THỊNH

THỰC HIỆN THEO QHPK

3

 

KHU ĐÔ THỊ TẠI XÃ THANH LÂM - ĐẠI THỊNH (CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN VINALINE VĨNH PHÚC)

XÃ THANH LÂM, ĐẠI THỊNH

THỰC HIỆN THEO QHPK

4

 

ĐẤT DỊCH VỤ THÔN NỘI ĐỒNG-XÃ ĐẠI THỊNH (UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ ĐẠI THỊNH

THỰC HIỆN THEO QHPK

5

 

KHU TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG TRỤC TRUNG TÂM MÊ LINH (UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ ĐẠI THỊNH

THỰC HIỆN THEO QHPK

6

 

TRƯỜNG THCS ĐẠI THỊNH B

(UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ ĐẠI THỊNH

THỰC HIỆN THEO QHPK

ĐIỂU CHỈNH VỊ TRÍ THEO VĂN BẲN SỐ 3590/QHKT-P3 NGÀY 13/10/2011 CỦA SỞ QHKT

7

 

ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN MÊ LINH (UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ ĐẠI THỊNH

THỰC HIỆN THEO DỰ ÁN ĐƯỢC DUYỆT

8

 

TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH - CHÍNH TRỊ HUYỆN MÊ LINH

(UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ ĐẠI THỊNH

THỰC HIỆN THEO DỰ ÁN ĐƯỢC DUYỆT

9

 

ĐẤT DỊCH VỤ THÔN ĐẠI BÁI (UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ ĐẠI THỊNH

THỰC HIỆN THEO QHPK

10

 

UBND XÃ ĐẠI THỊNH

(UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ ĐẠI THỊNH

THỰC HIỆN THEO QHPK

11

 

KHU TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG TRỤC TRUNG TÂM MÊ LINH (UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ ĐẠI THỊNH

THỰC HIỆN THEO QHPK

12

 

ĐẤT DỊCH VỤ THÔN THƯỜNG LỆ, XÃ ĐẠI THỊNH (UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ ĐẠI THỊNH

THỰC HIỆN THEO QHPK

13

 

DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ Ở CHO CÁN BỘ CHIẾN SỸ (CÔNG TY HÀ THÀNH - BỘ QUỐC PHÒNG)

XÃ ĐẠI THỊNH

THỰC HIỆN THEO QHPK

14

 

TRỤ SỞ CÔNG TY CỔ PHẦN IN BÁO PHỤ NỮ (CÔNG TY CỔ PHẦN IN BÁO PHỤ NỮ)

XÃ ĐẠI THỊNH

THỰC HIỆN THEO QHPK

15

 

DỰ ÁN NHÀ VƯỜN SINH THÁI

(CÔNG TY CP XD VÀ THƯƠNG MẠI TiẾN PHONG)

XÃ ĐẠI THỊNH

THỰC HIỆN THEO QHPK

16

 

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI ĐẠI THỊNH

(CÔNG TY CỔ PHẦN PRIME GROUP)

XÃ ĐẠI THỊNH, MÊ LINH

THỰC HIỆN THEO QHPK

17

 

ĐẤT DỊCH VỤ XÃ MÊ LINH

(UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ MÊ LINH

THỰC HIỆN THEO QHPK

18

 

NGHĨA TRANG NHÂN DÂN THÔN NHÂN CẦU(UBND XÃ MÊ LINH)

XÃ MÊ LINH

THỰC HIỆN THEO QHPK

19

 

NGHĨA TRANG NHÂN DÂN THÔN BÀNG GiẾNG

(UBND XÃ MÊ LINH)

XÃ MÊ LINH

THỰC HIỆN THEO QHPK

20

 

QUY HOẠCH, TÔN TẠO TỔNG THỂ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG

(UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ MÊ LINH

THỰC HIỆN THEO DỰ ÁN ĐƯỢC DUYỆT

21

 

KHU TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN ĐỀN HAI BÀ TRƯNG (UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ MÊ LINH

THỰC HIỆN THEO DỰ ÁN ĐƯỢC DUYỆT

22

 

KHU ĐÔ THỊ MỚI TẠI HUYỆN MÊ LINH (AIC MỞ RỘNG)

(CÔNG TY AIC VÀ ViỆT HOÀN)

XÃ MÊ LINH

THỰC HIỆN THEO QHPK

CĂN CỨ CÔNG VĂN 1271/UBND-KH&ĐT NGÀY 24/2/2011 CỦA UBND TP HN

23

 

MỞ RỘNG CHÙA TRUNG HẬU

(UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ TiỀN PHONG

THỰC HIỆN THEO QHPK

24

 

NHÀ VĂN HÓA THÔN TRUNG HẬU

(UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ TiỀN PHONG

THỰC HIỆN THEO DỰ ÁN ĐƯỢC DUYỆT

25

 

TRƯỜNG MẦM NON YÊN NHÂN

(UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ TiỀN PHONG

THỰC HIỆN THEO DỰ ÁN ĐƯỢC DUYỆT

26

 

NHÀ VĂN HÓA THÔN YÊN NHÂN (UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ TiỀN PHONG

THỰC HIỆN THEO DỰ ÁN ĐƯỢC DUYỆT

27

 

MỞ RỘNG CHÙA THIÊN LONG  (UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ TiỀN PHONG

THỰC HIỆN THEO QHPK

28

 

ĐẤT DỊCH VỤ THÔN YÊN NHÂN

(UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ TiỀN PHONG

THỰC HIỆN THEO QHPK

29

 

TRUNG TÂM BUÔN BÁN VÀ GIA CÔNG ĐỒ GỖ (CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TRỌNG NHÂN)

XÃ TIỀN PHONG

THỰC HIỆN THEO QHPK

ĐIỀU CHỈNH PHÙ HỢP VỚI QUY HOẠCH CHUNG

30

 

KHU TÁI ĐỊNH CƯ VÀ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT AO ĐẤU

(UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ TRÁNG ViỆT

THỰC HIỆN THEO DỰ ÁN ĐƯỢC DUYỆT

31

 

UBND XÃ TRÁNG ViỆT

(UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ TRÁNG ViỆT

THỰC HIỆN THEO QHPK

32

 

ĐẤT DỊCH VỤ XÃ TRÁNG ViỆT

(UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ TRÁNG ViỆT

THỰC HIỆN THEO QHPK

33

 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHỀ CƠ KHÍ VẬN TẢI VÀ LÁI XE (CÔNG TY VẬT TƯ VẬN TẢI VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG)

XÃ TRÁNG ViỆT

THỰC HIỆN THEO QHPK

ĐIỀU CHỈNH PHÙ HỢP VỚI QUY HOẠCH CHUNG

34

 

TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG

(UBND HUYỆN MÊ LINH)

XÃ TRÁNG VIỆT

THỰC HIỆN THEO DỰ ÁN ĐƯỢC DUYỆT

 

- Các đồ án, dự án được thống kê, đánh giá và đề xuất trên cơ sở số liệu do chính quyền địa phương và các sở ban ngành cung cấp năm 2011.

b) Một số nội dung kiến nghị khác:

- Cần đi trước một bước trong việc định hướng, đào tạo công ăn việc làm cho người dân hiện đang tham gia hoặc liên quan tới sản xuất nông nghiệp mà họ mất đất sản xuất khi đô thị hóa. Đặc biệt có từng chính sách đào tạo cụ thể đối với từng lứa tuổi của các hộ gia đình tham gia hoặc liên quan tới sản xuất nông nghiệp.

- Đồng thời việc xây dựng mới các khu đô thị cần phải đầu tư song song hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với các khu ở hiện có.

- Có kế hoạch cụ thể, sớm hình thành hệ thống giao thông chính của khu vực để tạo điều kiện đầu tư trong khu vực.

- Cần có biện pháp hữu hiệu, quản lý quỹ đất nhỏ lẻ trong khu vực làng xóm, khu ở hiện có chống hiện tượng lấn chiếm. Ưu tiên dành quỹ đất này cho phát triển các cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ ngay tại chỗ.

- Cần có biện pháp chặt chẽ, thông thoáng trong công tác quản lý đô thị. Đặc biệt quan tâm tới công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch được duyệt.

- Để đồ án sớm được đưa vào thực hiện, đề nghị Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và các cấp có thẩm quyền sớm xem xét, thẩm định, phê duyệt đồ án để có cơ sở pháp lý cho công tác quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch.

 

 

    Read 2929 times Last modified on Thứ ba, 20 Tháng 11 2018 11:50

    ỨNG DỤNG TRÊN ANDROID

    Hầu hết các điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android (SAMSUNG, SONY, HTC, BPHONE, OPPO, ...) trừ iPhone và iPad ;)
    android.svg
    google-play-badge.png

    ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

    Trụ sở chính: T4 tòa nhà OceanPark, số 1 Đào Duy Anh, Quận Đống đa, Hà Nội.

    Văn phòng giao dịch: Số 37 phố Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    Email: land@vietpalm.com

    Trang Web: https://vietpalm.com

    Điện thoại: 090.444.0044

     

     

    THÔNG TIN TÀI KHOẢN

    Ngân hàng Á Châu - ACB
    Chủ tài khoản: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIETPALM 
    Số Tài Khoản: 10058088
    Ngân hàng: Á Châu - ACB (chi nhánh Hà Nội)

    (Lưu ý cần ghi chính xác, đầy đủ tên Công ty)
    Ngân hàng TMCP Quân Đội

    Bản quyền © 2003 - 2019 VietPalm Group.

    Dữ liệu quy hoạch được cung cấp bởi VietPalm.Land - Giải pháp công nghệ được phát triển bởi VietPalm.Studio
    Ghi rõ nguồn https://quyhoach.hanoi.vn khi phát hành lại thông tin và bản đồ từ Website này.

    Please publish modules in offcanvas position.