- Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.
- Các Quy hoạch phân khu: N1, N2, N3, N4, N5, N6, N7, N8, N9, N10, N11, S1, S2, S3, S4, S5, H2-1, H2-2, H2-3, H2-4 (H1-1, H1-2, H1-3, H1-4 tham khảo), GS, GN...
- Các Đồ án Quy hoạch chi tiết mới được duyệt và cập nhật thường xuyên.
- Maps Guest Version: Người sử dụng không đăng ký và đăng nhập tài khoản - Zoom level 15
- Maps Light Version: Người sử dụng có đăng nhập tài khoản - Zoom level 16
- Maps Basic Version: Người sử dụng đã đăng ký tài khoản Basic và đăng nhập -Zoom level 17
- Maps Plus Version: Người sử dụng đã mua tài khoản Plus và đăng nhập - Zoom level 19
- Maps Pro Version: Người sử dụng đã mua tài khoản Pro và đăng nhập -Zoom level 22
Dữ liệu cập nhật tháng 11:
- Quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài
- Dự án VinCity Gia Lâm
- Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Tây Hồ Tây - Dự án VinCity Tây Mỗi - Đại Mỗ
Dự án xây dựng đoạn tuyến Hoàng Cầu-Voi Phục nhằm khép kín Vành đai 1 đã được UBND TP Hà Nội và các cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư. Một trong những khâu then chốt, có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với dự án là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) phải được thực hiện rốt ráo, đúng tiến độ.
Khởi công trong quý II /2019
UBND TP Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục, giai đoạn 1. Theo đó, tuyến đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục sẽ kéo dài 2.274m, mặt cắt ngang B = 50m; bao gồm 2 cầu vượt trực thông theo hướng Vành đai 1, tại các nút Giảng Võ - Láng Hạ và nút Đê La Thành - Nguyễn Chí Thanh. Đây được xem là một trong những dự án giao thông cấp bách nhất của Hà Nội hiện nay, nhằm khép kín Vành đai 1 từ Nguyễn Khoái - Trần Khát Chân - Kim Liên - Hoàng Cầu - Voi Phục đến Vành đai 2; giải quyết tình trạng UTGT nghiêm trọng trên tuyến Hoàng Cầu - Đê La Thành - Voi Phục.
Dự kiến người dân quận Ba Đình sẽ được tái định cư tại các khu đô thị: Xuân La (Tây Hồ); Nghĩa Đô, Nam Trung Yên (Cầu Giấy). Người dân quận Đống Đa được tái định cư tại các khu vực: Cổ Nhuế 2 (Bắc Từ Liêm); Nam Trung Yên, Trung Hòa (Cầu Giấy). Người dân không nhận nhà tái định cư sẽ được hỗ trợ thêm 6,8 triệu đồng/m2, tính theo diện tích căn hộ bốc thăm được.
Dự án được thực hiện trên địa bàn 2 quận: Ba Đình, Đống Đa; do Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp TP Hà Nội làm chủ đầu tư và quản lý trực tiếp. Điểm đầu tuyến đường giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu, điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục. Mức đầu tư giai đoạn 1 dự án tuyến đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục là hơn 7.200 tỷ đồng. Trong đó chi phí xây dựng chỉ 628 tỷ đồng; chi phí GPMB hơn 5.800 tỷ đồng, được bố trí từ nguồn ngân sách TP.
Đại diện chủ đầu tư, Phó Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Hà Nội Lê Văn Bính cho biết, các đơn vị tham gia thực hiện đang nỗ lực để khởi công dự án trong quý II/2019. Công tác GPMB của dự án sẽ được bắt đầu tiến hành từ quý I/2019 và phấn đấu hoàn thành trong năm nay. “Hạng mục 2 cầu vượt trực thông sẽ được thực hiện trước nhằm tăng cường đảm bảo giao thông trên tuyến trong quá trình thi công dự án. Hiện thiết kế cầu vượt đã được báo cáo UBND TP phê duyệt, lựa chọn” - ông Bính thông tin.
Chuẩn bị kỹ lưỡng
Ông Lê Văn Bính khẳng định, thực hiện chỉ đạo của TP, chủ đầu tư cùng các địa phương, đơn vị liên quan đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng các điều kiện để thực hiện dự án. Trong đó, công tác GPMB được cho rằng sẽ gặp không ít khó khăn nên càng được quan tâm, sâu sát.
Trưởng phòng GPMB, Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Hà Nội Nguyễn Tấn Nam An cho biết, quá trình GPMB sẽ ảnh hưởng tới trên 2.100 hộ dân, diện tích thu hồi phục vụ dự án có tới 55% là đất ở (khoảng 83.200m2). Trong đó, trên địa bàn quận Ba Đình có 1.462 hộ; quận Đống Đa có 671 hộ. Theo quyết định của TP, hệ số K bồi thường, GPMB của dự án Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục là từ 2,0 - 2,22. Đây là hệ số tương đồng với các dự án khác có cùng đặc thù về GPMB. “Sở dĩ chi phí GPMB lớn như vậy là do đây đều là khu vực nội đô, khung giá đất theo quy định vốn đã cao” - ông An chia sẻ.
Hiện công tác GPMB được các địa phương tích cực tiến hành. Phía quận Ba Đình đã tổ chức họp với người dân nằm trong khu vực bị ảnh hưởng để thống nhất mức bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Quận Đống Đa cũng đã thông tin toàn bộ dự án đến người dân các phường: Cát Linh, Láng Hạ, Láng Thượng; riêng phường Ô Chợ Dừa sẽ thông báo trong tháng 11 này.
UBND TP Hà Nội đã bố trí 2.570 căn hộ phục vụ tái định cư người dân trong vùng chịu ảnh hưởng của dự án. Chi phí bồi thường, hỗ trợ cũng đã được chuẩn bị đầy đủ. Tuy nhiên, ông Lê Văn Bính nhìn nhận: “Khối lượng GPMB rất lớn, rất nặng nề, đòi hỏi chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan phải tập trung, nỗ lực hết sức mới mong có thể hoàn thành trong năm 2019”.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5804/QĐ-UBND, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng hầm chui tại nút giao giữa Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng (Quốc lộ 1A cũ), quận Hoàng Mai.
Theo quyết định, xây dựng hầm chui theo hướng đường vành đai 2,5 nối đường Đầm Hồng - Giáp Bát (chui ngầm qua đường Giải Phóng) với đường Kim Đồng; tổng chiều dài hầm và đường dẫn khoảng 600m; xây dựng các trụ nổi chờ cho tuyến đường sắt đô thị số 4 dự kiến đi trên cao; xây dựng đường hai bên hầm, nút giao trên mặt bằng với đường Giải Phóng; xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình phụ trợ khác... Tổng mức đầu tư các hạng mục công trình này là hơn 671,6 tỷ đồng từ ngân sách TP. Thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2019 - 2020.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội cập nhật quy hoạch chi tiết hai bên đường để đảm bảo khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật của dự án với hạ tầng kỹ thuật hai bên đường theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Khảo sát kỹ hiện trạng khu vực, việc di chuyển và đấu nối các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm và nổi thuộc dự án (nếu có) với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung thuộc khu vực xung quanh dự án phải được sự thỏa thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định, đảm bảo khớp nối đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật khu vực và các dự án lân cận.
Việc GPMB, chủ đầu tư phối hợp với UBND quận Hoàng Mai kiểm tra, rà soát, lập kế hoạch thu hồi, sử dụng phù hợp các mảnh đất xen kẹp; đồng thời đề xuất giải pháp xử lý, giải quyết các công trình xây dựng hiện trạng có kích thước hình học không phù hợp đoạn qua khu dân cư ở sát hai bên chỉ giới đường đỏ của tuyến đường, đảm bảo trật tự văn minh đô thị...
Nguồn: Kinhtedothi
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6001/QĐ-UBND, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 419 trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Theo quyết định, cải tạo, chỉnh trang tỉnh lộ 419 trên địa bàn huyện Chương Mỹ đoạn từ cống Thủy Lợi đến đường vào cầu Hạ Dục, cụ thể: Chiều rộng nền đường 12m, chiều rộng mặt đường 9m; lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng và bóng đèn chiếu sáng theo công nghệ LED... Tổng mức đầu tư các hạng mục công trình này là gần 343,2 tỷ đồng từ ngân sách TP.
Thời gian thực hiện dự án năm 2018 - 2020 nhằm tạo tuyến đường hạ tầng kỹ thuât hoàn chỉnh, kết nối Quốc lộ 6, Đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 32 và đường tỉnh 429, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tăng cường năng lực đảm bảo an ninh, quốc phòng.
UBND huyện Chương Mỹ (đơn vị được TP giao làm chủ đầu tư) chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác, tính pháp lý của hồ sơ trình phê duyệt. Có trách nhiệm tiếp thu toàn bộ các ý kiến thẩm định, góp ý của đơn vị có liên quan và ý kiến thông báo kết quả thẩm định dự án của Sở GTVT Hà Nội tại Văn bản số 7214/SGTVT-KHTC ngày 30/10/2018.
Trong quá trình thực hiện các trình tự, thủ tục kế tiếp theo quy định của pháp luật về xây dựng, về lựa chọn nhà thầu và các văn bản pháp luật liên quan. Tổ chức quản lý, thực hiện dự án theo các quy định hiện hành của nhà nước và UBND TP về quản lý đầu tư xây dựng; sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả; đảm bảo chất lượng công trình, đáp ứng tiến độ được phê duyệt.
Tổ chức tốt biện pháp thi công, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn giao thông cho người và phương tiện trong quá trình thi công công trình, có phương án hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu vực lân cận, xung quanh dự án.
Nguồn: Kinhtedothi